Virus covid delta tồn tại bao lâu trong không khí

Mô phỏng về các giọt bắn khi đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang - Video: TU Wien

Theo trang SciTechDaily, đại dịch COVID-19, dịch cúm và nhiều bệnh do virus khác dễ lây trong mùa đông hơn mùa hè. Độ ẩm tương đối đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này. Trong không khí lạnh, hơi thở của con người sẽ ngưng tụ thành những giọt nhỏ.

Các mô hình trước đây cho rằng chỉ những giọt bắn lớn mới có nguy cơ lây nhiễm, vì những giọt bắn nhỏ bay hơi nhanh chóng. Tuy nhiên, nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Công nghệ Vienna và Đại học Padova chỉ ra điều này không đúng.

Theo nghiên cứu, do độ ẩm cao trong không khí chúng ta hít thở, ngay cả những giọt bắn nhỏ cũng có thể lưu lại trong không khí lâu hơn suy đoán trước đây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học PNAS.

Giáo sư Alfredo Soldati và nhóm nghiên cứu của ông tại Viện Cơ học chất lưu và truyền nhiệt thuộc Đại học Công nghệ Vienna đã nghiên cứu những dòng chảy bao gồm các thành phần khác nhau, được gọi là "dòng chảy đa pha".

Trong đó có không khí của một người bị nhiễm bệnh thở ra khi hắt hơi. Virus lây nhiễm sẽ nằm trong các giọt chất lỏng có kích thước khác nhau, trộn lẫn với khí.

Hỗn hợp trên dẫn đến một "hành vi dòng chảy tương đối phức tạp": cả giọt bắn và khí đều chuyển động, cả hai thành phần ảnh hưởng lẫn nhau, các giọt bắn có thể tự bay hơi và trở thành khí.

Mô phỏng trên máy tính về sự bay hơi của giọt bắn vào mùa hè - Video: TU Wien

Để hiểu rõ ảnh hưởng, các nhà nghiên cứu thực hiện mô phỏng trên máy tính. Trong đó họ có thể tính toán sự phân tán của các giọt bắn và không khí thở ra theo các thông số môi trường khác nhau, chẳng hạn ở nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm lắp đặt vòi phun có van điều khiển bằng điện từ vào một đầu nhựa để phun hỗn hợp các giọt bắn và khí.

Quá trình này được quay lại bằng camera tốc độ cao, do đó có thể đo chính xác những giọt bắn nào còn sót lại trong không khí và trong bao lâu.

"Chúng tôi phát hiện các giọt bắn nhỏ lưu lại trong không khí lâu hơn suy đoán trước đây" - ông Alfredo Soldati cho biết.

Ông nói: "Có một lý do đơn giản giải thích cho điều này: tốc độ bay hơi của các giọt bắn không được xác định bởi độ ẩm tương đối trung bình của môi trường, mà bởi độ ẩm ngay tại vị trí của giọt bắn".

Mô phỏng trên máy tính về sự bay hơi của giọt bắn vào mùa đông - Video: TU Wien

Không khí thở ra ẩm hơn nhiều so với không khí xung quanh, khiến các giọt bắn bay hơi chậm hơn. Khi các giọt đầu tiên bay hơi, điều này dẫn tới độ ẩm cao hơn, càng làm chậm quá trình bay hơi của các giọt bắn khác.

"Điều này có nghĩa là các giọt bắn nhỏ có thể lây nhiễm trong thời gian lâu hơn so với giả định. Nó cho chúng ta thấy phải nghiên cứu các hiện tượng như vậy theo cách chính xác để hiểu chúng. Khi đó chúng ta mới có thể đưa ra các khuyến nghị hợp lý về mặt khoa học, chẳng hạn liên quan vấn đề đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn" - ông Alfredo Soldati nói.

BÌNH AN

Thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid ở người bình thường là cơ sở để thực hiện sàng lọc và kiểm soát sự lây lan virus trong cộng đồng. Cùng các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về thời gian nhiễm bệnh đối với người bình thường sau khi tiếp xúc virus SARS-CoV-2 thông qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Virus SARS-CoV-2 ngoài môi trường có khả năng tồn tại như thế nào?

Tất cả những mất mát và tổn thất trong suốt thời gian qua trên toàn cầu được xuất phát từ virus SARS-CoV-2 - tác nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Bên ngoài môi trường, virus có thể tổn tại ở đâu và thời gian sống của nó bao lâu là thắc mắc chung của không ít người.

Trước khi đi tìm lời giải cho nghi vấn tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid, bạn nên biết trong môi trường tự nhiên, sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và thời gian sống của chúng như thế nào để có cách phòng tránh.

Khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 theo nhiệt độ

Virus SARS-CoV-2 có khả năng sống khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

  • Ở mức nhiệt độ từ 40 - 200, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian là 5 ngày.

  • Đối với mức nhiệt trên 200, khả năng sống của virus sẽ có xu hướng yếu dần và từ 330 trở lên thì hoạt động yếu, ít có khả năng lây nhiễm.

  • Đối với mức nhiệt từ 560 trở lên thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm sau thời gian là 30 phút.

Khả năng sống của virus SARS-CoV-2 thay đổi ở các mức nhiệt khác nhau

Virus SARS-CoV-2 sống chủ yếu trên các bề mặt tiếp và trong không khí, không thể tự bay vào mũi con người mà chủ yếu thông qua bàn tay. Do đó mà Bộ y tế khuyến cáo người dân đưa tay lên mặt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Tia UV và các dung dịch sát khuẩn y tế có khả năng tiêu diệt virus trong khoảng thời gian 60 phút.

Thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí và bề mặt

Virus tồn tại trọng không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh lúc ho, hắt hơi và bám lên các bề mặt khi có sự tiếp xúc. Khả năng lây lan của virus trong môi trường cực kỳ nhanh và có thể tồn tại nhiều giờ liền trên bề mặt.

  • Ở nhiệt độ bình thường, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại dưới dạng giọt nước lơ lửng trong không khí lên đến 3 giờ sau khi bắn ra từ người bệnh lúc ho, hắt hơi.

  • Đối với các bề mặt tiếp xúc khác nhau thì khả năng sống của virus cũng có sự thay đổi. Chúng sống lâu nhất khi ở trên bề mặt các vật làm từ nhựa hoặc thép với thời gian có thể là 3 ngày. Đối với bề mặt thép không gỉ và đồng thì chúng tồn tại khoảng 48 giờ. Cuối cùng là bề mặt của tấm bì cứng thì chúng có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dưới dạng nước lơ lửng trong không khí khoảng 3 giờ

Sự tồn tại của virus trong không khí hay bất cứ đâu mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công tác phòng chống dịch mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức bảo vệ mình trước đại dịch của mọi người.

2. Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

Để xác định người bị Covid hay không sẽ được khẳng định sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc kết quả xét nghiệm PCR. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm Covid khi có biểu hiện nghi ngờ hay tiếp xúc với người nhiễm virus.

Tiếp xúc mầm bệnh bao lâu thì kiểm tra có kết quả chính xác?

Người bị Covid sẽ được khẳng định sau khi cán bộ y tế thực hiện test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thời điểm để có kết quả chính xác là âm hay dương tính còn tùy thuộc vào người được kiểm tra đã tiêm vacxin hay chưa.

  • Sau 24 - 48 giờ, những trường hợp chưa tiêm vacxin, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có thể cho kết quả kiểm tra dương tính.

  • Những người đã tiêm vacxin thì sau khi tiếp xúc với virus, sau thời gian 5 - 7 ngày kết quả kiểm tra có thể dương tính với Covid.

Sau 24 - 48 giờ kiểm tra Covid sẽ có kết quả chính xác nếu chưa chích ngừa

Sau khi xâm nhập, virus SARS-CoV-2 cần có thời gian để phát triển, khi nồng độ virus đạt đến một mức độ nhất định có thể gây bệnh thì test nhanh hay xét nghiệm kiểm tra mới có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm hơn thời gian nói trên, nồng độ virus chưa đạt mức có thể cho kết quả âm tính.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bạn cần tự cách ly theo đúng quy định để tránh sự lây lan cho những người xung quanh trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra chính xác nhất. Khoảng thời gian này đối với từng cá nhân chính là câu trả lời cho nghi vấn tiếp xúc với người nhiễm Covid bao lâu thì bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc mầm bệnh là bao lâu?

Khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu tiên cho đến khi xuất hiện triệu chứng Covid khởi phát thì gọi là thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng của từng cá nhân và chủng virus phơi nhiễm mà thời gian ủ bệnh Covid sẽ có sự khác nhau.

  • Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ [CDC Mỹ] thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 - 14 ngày tùy từng trường hợp.

  • Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 - 4 ngày. Đặc biệt, biến chủng Omicron thời gian ủ bệnh còn ngắn hơn các biến chủng khác.

Trong khoảng thời gian này, virus đã sự tồn tại trong cơ thể người và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Chính vì vậy mà những trường hợp khi đã có sự phơi nhiễm với virus thì dù không xuất hiện triệu chứng cũng không được tính là an toàn. Covid hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hơn nữa, hiện nay do đã được tiêm phòng vacxin nên có rất nhiều các trường hợp dương tính với Covid nhưng không có biểu hiện nên bất kể ai cũng phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ chính mình.

Thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid để có thêm thông tin cho bản thân, tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với việc nhiễm bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất chính là tiêm vacxin phòng Covid theo quy định của Bộ y tế.

Tự bảo vệ mình chính là bảo vệ đất nước trước đại dịch toàn cầu Covid-19. Mọi vấn đề có liên quan đến dịch bệnh hay sức khoẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề