Vở bài tập lịch sử lớp 6 bài 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế [Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Lịch Sử Lớp 6

  • Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 6

  • Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 6

  • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 6

  • Giải Lịch Sử Lớp 6 [Ngắn Gọn]

    • Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 6

    Bài 1 trang 33 Tập bản đồ Lịch Sử 6:Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu những nét chính trong chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI vào chỗ chấm […] trong bảng dưới đây.

    Lời giải:

    Tổ chức hành chính Bộ máy cai trị Chính sách bóc lột Chính sách đồng hóa
    Thế kỉ I, nhà Hán giữ nguyên châu Giao. Đầu TK III, nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu [TQ] và Giao Châu [Âu Lạc cũ] Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện. Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán

    Bài 2 trang 33 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Em hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI vào chỗ chấm […] trong bảng dưới đây.

    Lời giải:

    Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp

    – Sử dùng trâu, bò làm sức kéo.

    – Chú trọng thủy lợi.

    – Biết trồng lúa hai vụ trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa.

    – Có đủ loại cây trồng, chăn nuôi phát triển.

    – Nghể rèn sắt, làm gốm cổ truyền rất phát triển, sản phẩm phong phú.

    – Nghề dệt vải cũng phát triển.

    – Sản phẩm thủ công nghiệp và hàng thủ công được đem trao đổi ở các chợ làng.

    – Những nơi tập chung đông dân cư có cả thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Gia-va,…đến buôn bán.

    Bài 1 trang 46 Vở bài tập Lịch sử 6: Thời kì này Trung Quốc bị chia làm ba nước: Ngụy, Thục, Ngô. Nước ta lại bị lọt vào tay nhà Ngô. Lãnh thổ của Âu Lạc có tên gọi là Giao Châu. Nhà Ngô cơ bản vẫn duy trì hình thức cai trị và bóc lột theo kiểu của nhà Hán nhưng chặt chẽ và khốc liệt hơn.

    Đánh dấu X vào ô trống những điểm mới trong chính sách cai trị của nhà Ngô.

    [ ] Đưa người Hán sang nắm giữ các chức quan đến tận huyện.

    [ ] Bắt dân ta nộp thuế muối, thuế sắt.

    [ ] Bắt dân ta đi lao dịch và cống nạp các sản vật quý hiếm.

    [ ] Bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi sang Trung Quốc.

    [ ] Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt.

    [ ] Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán.

    Trả lời:

    [X] Đưa người Hán sang nắm giữ các chức quan đến tận huyện.

    [X] Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán.

    Bài 2 trang 46 Vở bài tập Lịch sử 6: a] Chính quyền đô hộ kiểm soát rất gắt gao và nắm độc quyền về sắt, nhưng nhân dân ta vẫn sản xuất được nhiều công cụ, dụng cụ, vũ khí bằng sắt. [Đọc kĩ mục 2 của bài 19 – tr 53 – 54 – SGKLS6 lấy dẫn chứng khẳng định điều đó].

    - Về công cụ lao động

    - Dụng cụ trong gia đình

    - Vũ khí

    b] Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

    Chính quyền đô hộ kiểm soát gắt gao, đánh thuế nặng vào sắt là vì:

    [ ] Sắt quý hiếm nên nhiều người cần để rèn đúc công cụ, dụng cụ, vũ khí do vậy mà bọn chúng thu được nhiều thuế.

    [ ] Chính quyền đô hộ phải kiểm soat nghiêm ngặt vì sợ nhân dân ta rèn đúc được nhiều vũ khí tốt để chống lại chúng.

    [ ] Kiểm soát kĩ như vậy là để bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm và đảm bảo khai thác có kế hoạch.

    [ ] Các lí do trên đều đúng.

    Trả lời:

    a] Về công cụ lao động: có rìu, mai, cuốc, dao,…

    Dụng cụ trong gia đình: nồi gang, chân đèn, nhiều đinh sắt,…

    Vũ khí: kiếm, giáo, kích, lao,…

    b] [X] Chính quyền đô hộ phải kiểm soat nghiêm ngặt vì sợ nhân dân ta rèn đúc được nhiều vũ khí tốt để chống lại chúng.

    Bài 3 trang 47 Vở bài tập Lịch sử 6: a] Mặc dù sống dưới ách kìm kẹp của chính quyền đô hộ nhưng nền nông nghiệp của ta bấy giờ vẫn đạt được nhiều tiến bộ. Em hãy lấy dẫn chứng về những việc làm sau:

    - Công việc làm đất

    - Công tác thủy lợi

    - Trồng trọt

    - Chăn nuôi

    b] Lúc bấy giờ tổ tiên ta đã biết “Dùng côn trùng diệt côn trùng” bảo vệ cho cây trồng. Hiện nay chương trình khuyến nông đang thực hiện vấn đề này, em hiểu nội dung cơ bản của nó là gì?

    c] Em có nghe nói đến “Chương trình rau sạch” phát trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí… em hiểu về vấn đề này như thế nào?

    Trả lời:

    a]

    - Công việc làm đất: việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

    - Công tác thủy lợi: ở huyện Phong Khê có đê phòng lụt.

    - Trồng trọt: biết trồng hai vụ lúa trong một năm.

    - Chăn nuôi: chăn nuôi rất phong phú.

    b] Dùng côn trùng diệt côn trùng hiểu đơn giản là dùng các loài côn trùng không gây hại, diệt những loại côn trùng gây hại để bảo vệ cây trồng.

    c] Chương trình rau sạch giúp ta hiểu đâu là rau sạch, quy trình để làm ra rau sạch, vai trò của rau sạch đối với sức khỏe con người.

    Bài 4 trang 48 Vở bài tập Lịch sử 6: a] Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở giai đoạn này cũng đạt được những tiến bộ và phát triển đáng kể. Em hãy lấy dẫn chứng.

    - Rèn sắt, đúc đồng

    - Gốm sứ

    - Dệt vải

    b] Hàng thủ công làm ra không những chỉ đem buôn bán, trao đổi ở trong nước mà người nước ngoài như: Trung Quốc, Gia – va [In – đô – nê - xi – a], Ấn Độ… đều đến buôn bán, trao đổi. Điều đó thể hiện điều gì?

    c] Trong các nghề thủ công nêu trên, ở quê em ngày nay còn lưu giữ được nghề gì?

    d] Theo em, chúng ta có cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống hay không? Vì sao?

    Trả lời:

    a]

    - Rèn sắt, đúc đồng: Kĩ thuật rèn sắt, đúc đồng ngày càng điêu luyện. Sản phẩm làm ra phong phú.

    - Gốm sứ: Biết tráng men, vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại: nồi, vò, bình, bát, đĩa,…

    - Dệt vải: cùng với vải bông, vải gai, vải tơ,… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải chuối là đặc sản của Âu Lạc cũ.

    b] Điều đó thể hiện hàng hóa của nước ta chất lượng rất tốt, được các nước bên ngoài công nhận.

    c] Các làng nghề còn lưu giữ: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu,…

    d] Chúng ta cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống bởi đó là bản sắc, văn hóa của dân tộc ta. Là niềm tự hào của dân tộc với bạn bè quốc tế.

    Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 19

    Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế [giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI] tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 6. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Chúc các em học tốt môn Lịch sử lớp 6.

    Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

    Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 19+20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế [giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI]

    Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế [giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI] [tiếp theo]

    Bài tập 1 trang 55 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

    1. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách tổ chức bộ máy cai trị nước ta của phong kiến phương Bắc có điểm khác so với thời kì trước khởi nghĩa là:

    A. đứng đầu các châu, quận là quan lại người Hán.

    B. ở các huyện, Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ.

    c. nhà Hán đưa người Hán sang cai trị trực tiếp các huyện.

    D. ở các làng, xã vẫn sử dụng hệ thống chức sắc, chức việc người Việt.

    2. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao việc chế tạo đồ sắt ở Giao Châu là vì:

    A. Nghề buôn bán, rèn sắt đem lại nhiều lợi nhuận cho chính quyền đô hộ.

    B. Sắt là một mặt hàng quý hiếm thời bấy giờ.

    C. Nhằm ngăn chặn ý thức phản kháng của người Việt, hạn chế sự phát triển kinh tế ở Giao Châu.

    D. Tất cả các nguyên nhân trên.

    3. Mặc dù bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao nhưng nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển là do

    A. yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập.

    B. hệ thống chính quyền đô hộ quá lỏng lẻo, không có thực quyền.

    C. các quan cai trị người Hán ngày càng bị Việt hoá, quyền lợi gắrì bó với nhân dân

    D. tất cả các lí do trên.

    4. Có một loại vải nổi tiếng của người Giao Châu được gọi là "vải Giao Chỉ", đó là

    A. vải lụa tơ tằm. B. vải tơ chuối.

    C. vải bông. D. vải tơ tre.

    5. Thời kì này, có nhiều thương nhân nước ngoài đến nước ta buôn bán, đó là

    A. thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ,...

    B. thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản

    c. thương nhân Ấn Độ và các nước châu Âu.

    D. thương nhân Mã Lai, Ấn Độ.

    Trả lời

    1. C 2. C 3. A 4. B 5. A

    Bài tập 2 trang 56 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Hãy điền chữ Đ [đúng] hoặc chữ S [sai] vào ô □ trước mỗi câu sau.

    □ 1. Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Nguỵ - Thục - Ngô [Tam quốc]. Nhà Nguỵ đô hộ châu Giao và giữ nguyên tổ chức như cũ.

    □ 2. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn cho người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

    □ 3. Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo phong tục, tập quán của người Hán.

    □ 4. Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đật các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

    □ 5. Do chính sách hạn chế của nhà Hán nên nền kinh tế Giao Châu không phát triển được.

    Trả lời

    Đ: 3, 4; S: 1, 2, 5

    Bài tập 3 trang 57 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Hãy nối các mốc thời gian ở bên tría với nội dung ở cột bên phải cho phù hợp.

    Thời gian

    Nội dung

    1. Thế kỉ I [từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng]

    a] Nhân dân vùng biển đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô

    2. Từ thế kỉ I

    b] người ta đã tìm được nhiều đồ sắt như rìu, mai, cuốc, kiếm, giáo, nồi gang, chân đèn,...

    3. Thế kỉ III

    c] nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện

    4. Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI

    d] ở Giao Châu, việc cày bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến

    Trả lời

    1-c; 2-d; 3-a; 4-b.

    Bài tập 4 trang 57 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta như thế nào? Có điểm gì khác trước?

    Trả lời

    • Trước đó, Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao, đến đầu thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu [thuộc Trung Quốc] và Giao Châu [Âu Lạc cũ].
    • Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh [trước đó nhà Hán chỉ cử quan lại người Hán cai trị từ quận, còn từ huyện trở xuống vẫn để người Việt trị dân như cũ]
    • Chính sách cai trị ngày càng tàn bạo, đẩy mạnh chính sách đồng hoá dân tộc ta, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngày càng khốn cùng hơn.
    • Công cụ bằng sắt được dùng phổ biến: rìu, mai, cuốc, dao, lưới sắt...
    • Cày, bừa do trâu bò kéo đã phổ biến.
    • Đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú...

    Bài tập 5 trang 57 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Những biểu hiện mới trong nông nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến thế kỷ VI là gì?

    Trả lời

    Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này : biết đắp đê, trồng lúa hai vụ.

    Bài tập 6 trang 57 Sách bài tập [SBT] Lịch Sử 6

    Những biểu hiện mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI là gì?

    Trả lời

    • Bên cạnh nghề sắt, nghề gốm cổ truyền rất phát triển về kĩ thuật và chủng loại. Biết trang trí và tráng men đồ gốm trước khi nung.
    • Bên cạnh các loại vải bông, vải gai, vải tơ,.. người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải [vải Giao Chỉ].
    • Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công được trao đổi ở các chợ làng. Những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên,... có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến tham gia buôn bán.

    Video liên quan

    Chủ Đề