Vùng cực có mưa ít là do tác động của

Trên bề mặt Trái Đất, theo chiều kinh tuyến, nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực do ở cực tồn tại áp cao với nền nhiệt độ thấp và rất khó bốc hơi nước nên mưa rất ít.

Câu hỏi: Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. Địa hình
B. Áp thấp
C. Áp cao
D. Frông

Đáp án: C

Diễn giải: Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực

Vùng cực có mưa ít là do tác động của

Vùng cực có mưa ít là do mưa giảm dần từ xích đạo về 2 cực :
- Vùng xích đạo mưa nhiều vì: Có khí áp thấp hút gió, đường xích đạo chủ yếu chạy qua biển và đại dương, vùng nhiệt đới nóng ẩm, có rừng xích đạo ẩm ướt, ảnh hưởng của giải hội tụ nhiệt đới, bão, dòng biển nóng.

- Vùng chí tuyến mưa ít vì: Có hai vành đai áp cao chí tuyến có gió thổi đi không có gió thổi tới, chủ yếu là diện tích lục địa nên vùng sâu trong lục địa ít chịu tác động của gió từ biển, diện tích hoang mạc, sa mạc lớn.

- Vùng ôn đới mưa nhiều vì: Có hai vành đai áp thấp ôn đới, có gió tây ôn đới ẩm gây mưa nhiều.

- Về hai cực mưa càng ít vì: Có khí áp cao, không khí lạnh không bốc hơi được, không có gió thổi tới, có dòng biển lạnh.

Khí hậu vùng cực

Hàn đới hay đới lạnh là khu vực địa lý trên Trái Đất với kiểu khí hậu vùng cực nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. Lượng mưa khá ít chỉ khoảng 500mm.

Các khu vực này được đặc trưng bởi sự thiếu vắng của mùa hè ấm áp, nghĩa là không có các tháng với nhiệt độ trung bình là 10 °C hay cao hơn. Các khu vực có khí hậu vùng cực bao phủ hơn 20% diện tích Trái Đất. Hầu hết các khu vực này đều cách xa đường xích đạo và trong trường hợp đó, ngày mùa đông rất ngắn và ngày hè cực kỳ dài (hoặc kéo dài suốt cả mùa hoặc lâu hơn).

Vùng cực có mưa ít là do tác động của

Các kiểu

Khí hậu vùng cực bao gồm mùa hè mát mẻ và mùa đông rất lạnh, dẫn đến sự hình thành lãnh nguyên, sông băng hoặc một lớp băng vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu.

Có hai kiểu khí hậu vùng cực khác nhau. Ít khắc nghiệt hơn trong số này là khí hậu lãnh nguyên, diễn ra tại những khu vực có ít nhất 1 tháng có nhiệt độ trung bình trên điểm đóng băng (0 °C), trong khi kiểu thứ hai- khắc nghiệt hơn, được biết dưới các tên gọi như "khí hậu chỏm băng" hay "khí hậu băng giá vĩnh cửu"; được đặc trưng bởi nhiệt độ trung bình quanh năm luôn dưới điểm đóng băng.

Vùng cực có mưa ít là do tác động của

 

Đặc điểm khí hậu vùng cực


Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, ít khi thấy Mặt Trời, thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống tới -50⁰C.

Mùa hạ chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá 10⁰C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp (khoảng dưới 500mm) và chủ yếu mưa ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên khi mùa hạ đến.

Ở Bắc cực, mặt biển đóng một lớp băng dày khoảng 10m. Vào mùa hạ,nhiệt độ tăng cao, băng vỡ vụn ra thành các tảng băng trôi. Ở châu Nam Cực và đảo Greenland, băng tuyết đóng thành khiên băng dày đến 1500m. Đến mùa hạ, rìa của các khiên băng trượt xuống biển, vỡ ra tạo thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng nước biển dâng.

Các kiểu khí hậu vùng cực tạo ra kết quả là sự vắng mặt của cây thân gỗ tại những khu vực có khí hậu như vậy, chúng cũng có thể bị che phủ bằng các sông băng hay các lớp băng vĩnh cửu hay bán vĩnh cửu. Trên Trái Đất, châu lục duy nhất mà khí hậu vùng cực cực đại (EF – khí hậu chỏm băng) chi phối là châu Nam Cực. Gần như tất cả diện tích của Greenland cũng có kiểu khí hậu EF này. Những khu vực ven biển khác của châu Nam Cực và Greenland mà không có kiểu khí hậu này thì "chỉ có" kiểu khí hậu lãnh nguyên (ET) ít khắc nghiệt hơn.

Phần xa nhất về phía bắc của đại lục Á-Âu, từ vùng duyên hải xa nhất về phía đông bắc của bán đảo Scandinavia và kéo dài về phía đông tới eo biển Bering, một phần lớn diện tích của miền bắc Siberi và Bắc Iceland có khí hậu lãnh nguyên. Một diện tích lớn ở miền bắc Canada và miền bắc Alaska cũng có khí hậu tương tự, nhưng thay đổi thành khí hậu chỏm băng ở phần xa nhất về phía bắc của Canada. Khu vực xa nhất về phía nam của Nam Mỹ (quần đảo Tierra del Fuego) nơi tiếp giáp với eo biển Drake và các đảo cận kề Nam cực như quần đảo Nam Shetland và quần đảo Falkland có khí hậu lãnh nguyên (ET), với độ khắc nghiệt thấp hơn của kiểu khí hậu tại những khu vực có vĩ độ tương đương tại Bắc bán cầu.

Tại các khu vực khác của Trái Đất, nhiều ngọn núi cao có khí hậu mà trong đó cũng không có tháng nào có nhiệt độ trung bình là 10 °C hay cao hơn, nhưng điều này là do độ cao gây ra, kiểu khí hậu đó được gọi là khí hậu núi cao. Các kiểu khí hậu vùng cực cũng được ghi nhận ở một số hành tinh khác, như Sao Hỏa, với các chỏm băng có thể nhận thấy trên cả hai cực của nó.