Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, xác định bí mật kinh doanh và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định hiện hành

1. Xác định bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 có những đặc điểm cơ bản sau đây:

a) Thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường, có nghĩa là công chúng nói chung và các đối tượng quan tâm không thể tiếp cận, tìm hiểu thông tin bằng các biện pháp, phương tiện thông thường.

b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ được hoặc không sử dụng thông tin đó. Giá trị kinh tế mà thông tin đem lại xuất phát từ yếu tố bí mật, không phổ biến của nó. Một khi thông tin được tiết lộ, ai cũng biết, giá trị thương mại của thông tin và lợi thế cạnh tranh nó đem lại cho chủ sở hữu sẽ không còn. Đặc điểm này cũng đòi hỏi thông tin phải có giá trị ứng dụng về mặt kinh doanh nói chung, không nhất thiết phải gắn liền với tiến bộ khoa học – công nghệ và tiêu chí nào sẽ được đánh giá trên hoàn cảnh thực tế.

c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Đặc điểm cuối cùng này đòi hỏi chủ sở hữu hay người nằm giữ bí mật kinh doanh hợp pháp (thông qua hợp đồng, ủy quyền) phải bảo mật thông tin bằng các biện pháp cần thiết, nhằm ngăn cản công chúng và các đối tượng quan tâm tiếp cận, tìm hiểu, thu thập và phổ biến thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là về chủ quan, bản thân chủ sở hữu cũng phải ý thức được tính chất bí mật của thông tin. Nếu chủ sở hữu không có ý thức bảo mật, vô ý do cẩu thả hoặc chủ động cung cấp thông tin cho người khác, thì cho dù bí mật kinh doanh có giá trị thực sự, pháp luật cũng sẽ từ chối bảo hộ.

2. Xác định các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Luật cạnh tranh quy định các dạng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm

a) Hành vi tiếp cận, thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.

Đây là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận thu thập thông tin bằng cách phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có bí mật. Pháp luật cạnh tranh nghiêm cấm việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự đồng ý của người sở hữu bí mật kinh doanh đó.

b) Hành vi tiết lộ sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.

Dạng hành vi này chủ yếu hướng đến các đối tượng thứ ba, không trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay người nắm giữ hợp pháp bí mật nhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt 

những người thứ ba khác hoặc từ các nguồn công khai sau khi bí mật đã được bộc lộ. Kể cả trong trường hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng không cho phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác.

Có thể nêu ra ví dụ tương đối phổ biến của hành vi này như: một cá nhân sau một thời gian làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất và nắm được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó, đã tiết lộ cho doanh nghiệp khác hoặc sử dụng cho chính mình để thành lập một doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng thông tin về bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.

c) Hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu nhận và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.

Hợp đồng bảo mật là hợp đồng mà theo đó một bên hợp đồng được quyền tiếp cận thông tin bí mật về kinh doanh của một chủ sở hữu nhưng có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó. Bên có nghĩa vụ bảo mật làm lộ thông tin về bí quyết kinh doanh cho bên thứ ba thì bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của điều luật. Ngoài ra, điều luật cũng quy định bất kì hành vi nào lợi dụng quan hệ sẵn có để lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có trách nhiệm bảo mật nhằm lấy được thông tin bảo mật về bí mật kinh doanh và sau đó tiết lộ thông tin đó cho người thứ ba thì cũng bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh.

d) Hành vi tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tuc theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, mục đích xin giấy phép liên quan tới kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Quy định này bao gồm:

  • Doanh nghiệp tiếp cận, thu nhập bất luận trái phép được phép bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác thông qua các hồ sơ mà doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanh, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, luận chúng kinh tế kỹ thuật…và sau đó sử dụng những thông tin này để kinh doanh hoặc lập hồ sơ xin phép thành lập liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
  • Trường hợp thứ hai, dùng các biện pháp chống lại biện pháp bảo mật của các cơ quan nhà nước về bí mật kinh doanh và sử dụng những thông tin bí mật này phục vụ mục đích và hoạt động kinh doanh của mình.

Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
               Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bí mật kinh doanh là một trong những đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ. Đây là một dạng tài sản vô hình, nhưng rất có giá trị và tạo nên uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh gây ra nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu.

 Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một phạm trù được bảo vệ bởi các quy định Luật sở hữu trí tuệ. Theo cách hiểu thông thường, bí mật kinh doanh có thể hiểu là kết quả của những hoạt động tích lũy kinh nghiệm, thông tin được chủ sở hữu ghi chép, lưu lại trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Bí mật kinh doanh được hiểu là những thông tin có được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh, hoạt động trí tuệ khác. Các hoạt động này chưa được bộc lộ và đều có khả năng đưa vào trong kinh doanh.

Có thể thấy, đặc điểm chung của bí mật kinh doanh bao gồm các đặc điểm sau:

  • Không phải là hiểu biết chung, hiểu biết thông thường.
  • Có thể đưa vào trong kinh doanh; và bí mật này có thể giúp người sở hữu tạo được lợi thế riêng có so với những người khác không nắm giữ hoặc sử dụng thông tin đó.
  • Được chủ sở hữu giữ gìn, bảo mật bằng một số biện pháp cần thiết mà không dễ dàng tiếp cận được.
  • Người sở hữu phải có được bí mật này một cách hợp pháp và đây là một yếu tố quan trọng.

Nhìn chung, các đặc điểm này cũng tương thích với các điều khoản của Hiệp định TRIPS mà Việt Nam là thành viên.

Xem thêm thông tin liên quan tại: Bí mật kinh doanh để có cái nhìn tổng quát hơn!

Thế nào là xâm phạm bí mật kinh doanh? Ví dụ về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh được chủ sở hữu bảo vệ để tránh làm lộ ra bên ngoài. Điều này nhằm giữ lợi thế cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bí mật kinh doanh vẫn có thể bị xâm phạm. Theo đó, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là các hành vi trái pháp luật nhằm nắm được bí mật kinh doanh để gây ra bất lợi cho chủ sở hữu. Đây là một hành vi không lành manh trong môi trường cạnh tranh và bị pháp luật nghiêm cấm.

Ví dụ 1: Hành vi truy cập về hệ thống cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp sản xuất đồ uống để lấy được công thức pha đồ uống bị coi là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp đó.

Ví dụ 2: Sử dụng công thức sản xuất bánh ngọt của một doanh nghiệp để sản xuất ở một doanh nghiệp khác.

Đây là những hành vi không phải mới lạ và đã từng xuất hiện trên thực tế. Dạng hành vi thứ hai rất dễ xảy ra ở các cá nhân là nhân viên cũ của một doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh. Đặc biệt khi họ hết hợp đồng, nghỉ việc sau một thời gian làm việc nhất định. Theo đó, họ có thể đã nắm được một phần hoặc toàn bộ bí mật kinh doanh và tiến hành khai thác, sử dụng bí mật đó ở một đơn vị mới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi thế của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, có thể làm họ bị tổn thất về kinh tế, danh tiếng, uy tín của sản phầm, dịch vụ. Về lâu dài, việc bị xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ khiến công việc kinh doanh tổn thất nặng nề và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị pháp luật các quốc gia nghiêm cấm.

Những hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Hiện nay, hành vi xâm phạm bí mật trong kinh doanh được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018. Cụ thể:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu;
  • Tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh trái ý chí của chủ sở hữu bí mật đó.

Trong khi đó, Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) còn bổ sung ba hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:

  • Vi phạm nghĩa vụ bảo mật hoặc lừa gạt, mua chuộc, ép buộc người có bí mật để tiếp cận thu thập hoặc làm lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận bí mật kinh bằng thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phầm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng, làm lộ bí mật kinh doanh dù biết có nghĩa vụ phải bảo mật.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?

Các căn cứ xác định một chủ thể vi phạm các quy định về bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP như sau:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bí mật kinh doanh phải đang được pháp luật bảo hộ thì mới xác định là đối tượng của hành vi xâm phạm.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Cụ thể, bí mật kinh doanh bị xâm phạm theo các hành vi đã liệt kê tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 45 Luật Cạnh tranh.
  • Chủ thể  có hành vi xâm phạm không phải chủ sở hữu hoặc người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với bí mật kinh doanh.
  • Nơi xảy ra hành vi xâm phạm là ở Việt Nam. Ngoài ra, hành vi xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam thì cũng bị coi là có hành vi tác động đến bí mật kinh doanh, và là căn cứ xem xét vi phạm.

Như vậy, nếu thỏa mãn các điều kiện trên, chủ thể có hành vi trái pháp luật nhằm vào bí mật kinh doanh có thể bị xem xét xác định có hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh. Bởi bí mật kinh doanh là một loại tài sản đặc biệt, rất khó xác định, nên nhà làm luật phải quy định cụ thể như vậy để rõ ràng trong việc xác định người vi phạm và hành vi vi phạm.

Mời bạn đọc truy cập Sở hữu trí tuệ để xem thêm những thông tin liên quan về vấn đề.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: