Xử lý tình huống gây ô nhiễm môi trường

Khai thác mặt nước hồ phục vụ hoạt động du lịch, vui chơi có cần làm thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt không?

Câu hỏi:

Trường hợp khai thác mặt nước hồ phục vụ hoạt động du lịch, vui chơi có cần làm thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt không?

Trả lời:
Tại điểm đ khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước quy định " Trường hợp sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản ". Luật không quy định cấp phép đối với trường hợp khai thác mặt nước hồ cho hoạt động du lịch, vui chơi./.

Hướng dẫn thủ tục xin điều chỉnh giấy phép tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Hiện tại công ty tôi đã được cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt tại vị trí 01 vị trí hạ lưu đập thủy điện nhưng do nguồn nước tại đây không đủ để cung cấp nên công ty tôi xin khai thác thêm 01 vị trí tại lòng hồ thủy điện trên cùng hệ thống sông (tức là xin khai thác 02 vị trí, tăng 01 vị trí so với giấy phép cũ), lượng nước xin khai thác mới tăng so với lượng nước đã được cấp phép trước đây nhưng không vượt quá 25% trong giấy phép đã được cấp. Vậy tôi xin Bộ TNMT hướng dẫn trường hợp này Công ty tôi làm thủ tục xin điều chỉnh giấy phép hay thủ tục xin cấp giấy phép mới?

Trả lời:

Trường hợp như bà nêu trên thì phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Về mẫu đơn, nội dung báo cáo theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định về việc đăng ký khai thác tài nguyên nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước./.  

Dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có phải thực hiện đánh giá tác động môi trường không?

Câu hỏi:

Đơn vị tôi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn với lưu lượng 200 m3/ngày. Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28; điểm b khoản 1 Điều 30; điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường; điểm 9 mục III Phụ lục IV Nghị định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thì chúng tôi có phải có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong các căn cứ để UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt hay không? Và như vậy có thể hiểu là tất cả các công trình khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải cấp giấy phép đều phải có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không. Trân trọng cám ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28, điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường và mục 9 Phần III Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Đồng thời, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường thì Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh./.

Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc năm 2022

Câu hỏi:

Gia đình tôi thuộc diện nghèo, sinh sống trên địa bàn miền núi, khó khăn. Hiện, gia đình tôi đang gặp khó khăn về khai thác nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Xin hỏi, gia đình tôi có được nhận hỗ trợ của nhà nước để giải quyết khó khăn về nguồn nước hay không?

Trả lời:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Để đạt mục tiêu này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán (Ưu tiên hỗ trợ để mua sắm trang bị hoặc xây dựng bể chứa nước phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình); Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung (Ưu tiên cho người dân vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao chưa có nguồn nước hoặc thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh).

Theo Điều 6, Thông tư số 15/2022/TT-BTC, quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán như sau:

Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân, tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần). Trường hợp mua sắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chi phí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng chính sách thực hiện như sau: Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước, căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; số lượng thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của người đại diện hộ), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện kiểm tra, rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước theo quy định; Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác, căn cứ định mức hỗ trợ theo quy định và danh sách đăng ký của các hộ dân, sau khi có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (có chữ ký xác nhận của đại diện hộ gia đình và ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí kiểm tra, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các hộ dân.

Trách nhiệm nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Dự án hồ chứa nước Nặm Cắt, tỉnh Bắc Kạn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2926/QĐ-BNN-XD ngày 15/10/2009. Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng; UBND thành phố Bắc Kạn được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao làm chủ đầu tư hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thu dọn long hồ. Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1505/GP-UBND ngyà 06/9/2018, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tại Quyết định số 1506/QĐ-UBND ngày 06/9/2018, điều chỉnh tiền cấp quyền (chỉ điều chỉnh số tiền nộp) tại Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngyà 02/12/2019. Ngày 11/5/2022 Cục quản lý xây dựng công trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đồng ý nghiệm thu để đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu, ngày 20/7/2022, Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 đã có biên bản bàn giao công trình Hồ chứa nước Nặm Cắt cho Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn quản lý và sử dụng. Vậy, xin hỏi hiện nay trách nhiệm nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 hay Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn. Trường hợp Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn muốn được nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì phải thực hiện thủ tục gì?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 2 là chủ giấy phép thì phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Trường hợp Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Kạn muốn được nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; hồ sơ cấp lại theo quy định tại Điều 34, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định tại Điều 36 Nghị định 201/2013/NĐ-CP; mẫu đơn số 11 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước./.

Vấn đề nước thải và rác thải sinh hoạt đang ngày càng phức tạp do nhiều cơ sở sản xuất, chế biến được đưa về nông thôn

Câu hỏi:

Tại sao các vùng nông thôn, vấn đề nước thải và rác thải sinh hoạt đang ngày càng phức tạp do nhiều cơ sở sản xuất, chế biến được đưa về nông thôn cùng với lượng lớn rác thải trong sinh hoạt của nhân dân chưa được xử lý. Trong khi đó, quy hoạch xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không có hoặc triển khai chậm ?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tình với kiến nghị cử tri trước tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và những khó khăn, bất cập trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương, nhất là đối với khu vực nông thôn trong thời gian qua.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/2/2019, trong đó Chính phủ giao Bộ Tìa nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước. Thực hiện nhiệm vụ Bộ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương rà soát, trình Chính phủ báo cáo kết quả rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện phương án thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó đã bổ sung môt số quy định cụ thể về công tác quản lý chất thải rắn; tổ chức đồng loạt các đoàn kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn ở địa phương để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập, tại các địa phương. Trên địa bàn đó, Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ và đang tích cực chuẩn bị nội dung cho hội Nghị toàn quốc về công tác quản lý chất thải rắn, dự kiến tổ chức trong tháng 10/2019 để trao đổi, thống nhất các giải pháp quản lý trong công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm từ các giải pháp quản lý, các cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các giải pháp về khoa học, công nghệ. Dự kiến sau Hội nghị này, Bộ sẽ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước.

Vấn đề quy hoạch quản lý chất thải rắn trước do Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm. Hiện nay, triển khai Luật Quy hoạch mới được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung về Quy hoạch quản lý chất thải rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ký Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 thành lập hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn xa đến năm 2050. Hiện nay, nhiệm vụ đang được tích cực triển khai xây dựng, dự kiến trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, ban hành trong năm 2020.


Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có hướng dẫn để các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện lập Đề án môi trường

Câu hỏi:

Cử tri phản ánh Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi trường, trong đó có quy định đối tượng lập (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 phải lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường (đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã đi vào hoạt động mà chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: giấy xác nhận đăng ký ban cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật phải thực hiện việc lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt/xác nhận). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/7/2015 đến hết ngày 31/12/2017. Đến nay thông tư đã hết hiệu lực, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có hướng dẫn để các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện lập Đề án môi trường. Trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp đang hoạt động nhưng chưa có thủ tục về môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt/xác nhận nhưng không thể yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Vấn đề mà cử tri phản ánh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, Nghị định để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến việc thực hiện các thủ tục môi trường đối với các đối tượng như cử tri nêu tại điều 2 khoản 13 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP), cụ thể:

“Các dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành và các dự án, cơ sở đã đi vào vận hành (bao gồm các dự án mở rộng quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động) mà chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương, thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án, cơ sở phù hợp về quy hoạch, chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở phải thực hiện như sau:

  1. Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định.
  2. Đối với dự án, cơ sở có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
  3. Chủ dự án, chủ cơ sở phát triển thực hiền và hoàn thành các công trình xử lý chất  thải, biện pháp bảo vệ vệ môi trường theo quy định;
  4. Việc thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định này, việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này”.

Giải pháp tối ưu trong phân loại, xử lý nước thải; ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các địa phương có các giải pháp tối ưu trong phân loại, xử lý nước thải; ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để bảo môi trường; quan tâm đầu tư đáp ứng đủ kinh phí cho ứng phó và biến đổi khí hậu ?

Trả lời:

Về vấn đề phân loại và xử lý rác thải: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận và chia sẻ với những lo ngại của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và những khó khăn, trong bất cập thu gom, xử lý rác thải tại các địa phương, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội. Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (hay còn gọi là rác thải) phát sinh ngày càng lớn. Nhà nước chi trả toàn bộ kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý trong khi phí sinh hoạt môi trường mà người dân nộp chỉ đủ bù đắp một phần cho hoạt động thu gom, đặc biệt là một số tỉnh miền nứi có cứ dân thưa thớt, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019, trong đó Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương rà soát, trình Chính phủ báo cáo kết quả rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện phương án thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó bổ sung một số quy định cụ thể về công tác quản lý chất thải rắn; tổ chức đồng loạt các đoàn kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn tại các địa phương để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập tại địa phương. Trên cơ sơ đó, Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ và đang tích cực chuẩn bị nội dung cho Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý chất thải rắn, dự kiến tổ chức trong tháng 10/2019 để trao đổi, thống nhất các giải pháp lớn trong công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm các giải pháp quản lý, các cơ chế, chính sách hỗ trợ đến các giải pháp về khoa học, công nghệ. Dự kiến sau Hội nghị này, Bộ sẽ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chị thị đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn trên phảm vi cả nước.

Về phía các địa phương, cần tăng cường khuyến khích người dân giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh phải xử lý, đặc biệt là chất thải nhựa; tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đối với các tỉnh miền núi, việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải trên thành phần chất thải rắn được thu gom, vận chuyển về cơ sở được xử lý. Với quan điểm chất thải rắn sinh hoạt là tài nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý; chỉ lựa chọn phương án đốt để xử lý khi không có biện pháp đồng thời chất thải rắn sinh hoạt đưa vào đốt phải có nhiệt trị tối thiểu là 1.200kcal/kg.


Về vấn đề đầu tư kinh phí cho ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững đất nước, mặc dù ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư cung ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua đó, đã huy động một nguồn lực lớn từ ngân sách trung ương cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Giai đoạn 2016-2020, thực hiện chủ chương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mực tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, trong đó đã giành 11.000 tỷ đồng để các Bộ, nghành, địa phương triển khai các hoạt động, công trình dự án đầu tư ứng phó, với biến đổi khí hậu. Đến nay, nguồn kinh phí nêu trên đã được Quốc hội thông qua trong kế hoạch đầu tư trung hạn với ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành, địa phương, để triển khai thực hiện, góp phần ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.


Hiện nay, sông Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiêm rất nghiêm trọng (chất thải từ các nhà máy khu công nghiệp Gia Lâm- Hà Nội đổ vào hệ thống sông Bắc Hưng Hải) làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Câu hỏi:

Hiện nay, sông Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiêm rất nghiêm trọng (chất thải từ các nhà máy khu công nghiệp Gia Lâm- Hà Nội đổ vào hệ thống sông Bắc Hưng Hải) làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ trách nhiệm của Bộ và các địa phương ?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với cử tri về tình hình ô nhiễm môi trường trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Luật tài nguyên nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của mình. Theo quy định của Luật Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi (trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi về bảo vệ môi trường thủy lợi). Theo Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày  15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hệ thống sông Bắc Hưng Hà là công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh trục chính, quan trọng và UBND cấp tỉnh liên quan quản lý công trình trong hệ thống).


Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Bắc Hưng Hải ( thường được gọi là hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải), trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và có lưu lượng nước xả thải lớn, xả thải trực tiếp và dán tiếp ra sông Bắc Hưng Hải. Qua kiểm tra, thanh tra ( năm 2017 và năm 2918) đã phát hiện và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 503/1:139 cơ sở được thanh tra, kiểm tra có vi phạm phát luật về BVMT, tổng số tiền phạt 15,5 tỷ đồng, đồng thời buộc các đối tượng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, xây lắp các công trình BVMT đáp ứng yêu cầu theo quy định.


Ngày 21/8/2019, Bộ cũng đã có Công văn số 40884/BTNMT-TCMT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tinh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội về việc phối hợp xử lý ô nhiêm môi trường sông Bắc Hưng Hải. Trong đó, đề nghị các cơ quan đẩy mạnh thức hiện các giải pháp kỹ thuật (xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải; trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động; quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn và tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn…) và các giải pháp phi kỹ thuật (nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng quy chế bảo vệ môi trường và danh mục các nghành nghề công nghiệp không được phép đầu tư  trên sông Bắc Hưng Hải phù hợp với quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên nước, thủy lợi, đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; đánh giá chất lượng môi trường nước và khả năng chịu tải; tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra;…).


Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện các nội dung sau: (i) hướng dẫn, thực hiện việc xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước và cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; việc xác định cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Bắc Hưng Hải theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; (ii) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, hướng dẫn, thực hiện việc xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải; xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh có hiệu quả trong phát hiện, trao đổi thông tin, điều tiết nước tai các nhánh sông chính thuộc hệ thống kênh Bắc Hưng Hải, kiểm soát chất lượng nước và các nhánh sông chính trước khi đổ vào sông Bắc Hưng Hải; (iii) tiếp tục hướng dẫn thực hiện về quy định điều tra, đánh giá sức chịu tài của sông theo Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT về quy định đánh giá khả nâng tiếp nhận và đánh giá sức chịu đựng của sông, hồ.


Dự kiến trong tháng 9 năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trực tiếp làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, UBND các tỉnh thành phố; Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội và các Bộ ngành có liên quan tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường sông Bắc Hưng Hải.


Hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, chung chuyển chất thải nguy hại

Câu hỏi:

Hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, chung chuyển chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn 600 kg/năm hoặc chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ thải xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý (bao gồm: nguồn kinh phí bố trí, yêu cầu trong việc xây dựng các điểm trung chuyển chất thải nguy hại, cách thức vận chuyên chất thải nguy hại đến các điểm trung chuyển,..). Có quy định các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng năm lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi các đơn vị này có hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại) để theo dõi ?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận phản ánh của cử tri. Hiện nay, Bộ đang tổng hợp, rà soát những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại làm căn cứ sửa đổi Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại, trong đó sẽ nghiên cứu việc hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, thu gom thu gom, vận chuyển, lưu giữa, trưng chuyển chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn 600 kg/năm hoạch chủ nguồn chất thải ở miền sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý.

Về việc quy định các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, chất thải nguy hại có trụ sở ngoài tỉnh nhưng tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh, định kỳ hàng năm lập báo cáo chất thải nguy hại gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, theo quy định hiện hành, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm đến cùng trong việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh. Do đó, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải  nguy hại. Đối với các trường hợp ký hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý, việc chuyển giao phải được quản lý chặt chẽ bằng chứng từ chất thải nguy hại và phải được chuyển về chủ nguồn thải để theo dõi. Trong trường hợp phát hiện chất thải nguy hại có thất thoát, chủ nguồn phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương nơi cơ sở hoạt động để kiểm tra, xử lý kịp thời.


Đề nghị Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành văn bản quy định về khoảng cách an toàn về môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Câu hỏi:

Đề nghị Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành văn bản quy định về khoảng cách an toàn về môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (đặc biệt là từ cơ sở xử lý chất thải, cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi…) để giải quyết kịp thời những vướng mắc hiện nay ?

Trả lời:

Vấn đề khoảng cách môi trường là vấn đề được các địa phương quan tâm. Hiện nay, quy định về khoảng cách đảm bảo vệ sinh môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến khu dân cư, khu vực công cộng, công sở, trường học… được thực hiện theo QCVNXD 01:2008/BXD.. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Quy hoạch xây dưng) đã được Bộ xây dựng ban hành tại  Quyết định số 04/2008/QĐ/BXD ngày 3/4/2008. Cụ thể, tại Mục 1.3 Chương 1 của Quy chuẩn đã quy định về khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh toàn. Theo đó, trong quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng phải tuân thủ các quy định chuyên ngành về khu vực bảo vệ khoảng cách ly vệ sinh, an toàn, bao gồm khu vực cách ly giữa khu dân dụng (khu dân cư, khu vực công cộng, công sở , trường học…) với xí nghiệp công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, kho tàng; trạm bơm, trạm xử lý nước thải; khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, vị trí mìn nổ khai thác than, đất, đá.


Về khoảng cách của các xí nghiệp, kho tàng, được thực hiện theo TCVN 4449-1987, nội dung hướng dẫn về phân loại xí nghiệp, kho theo cấp độc hại và khoảng cách ly vệ sinh (Mục 3.8). Theo đó đối với các xí độc hại cấp I, khoảng cách nhỏ nhất là 1.000m; đối với các xí nghiệp độc hại cấp II, khoảng cách nhỏ nhất là 500m. Việc phân cấp mực độ độc hại thực hiện theo hướng dẫn Phụ lục 3 của TCVN 4449-1987. Các xí nghiệp có chất thải và mực độ gây ồn, rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư và được kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi trường thì được phép bố trí ngay trong khu vực dân cư. QCVNXD 01:2008/BXD cũng quy định tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư có dải cách ly vệ sinh. Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.


Về nghĩa trang, QCVNXD 01:2008/BXD quy định khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mực đích cấp nước sinh hoạt (nghãi trang hung táng là 300m, nghĩa trang cát táng là 100m); khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến dường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải cây xanh bao quanh nghĩa trang; khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và công trình gần nhất là 500m. khoảng cách an toàn về môi trường nhà tang lễ xây dựng mới đến công trình nhà ở là 100m, đến chợ, trường học, bệnh viện là 200m.


Về cơ sở xử lý chất thải rắn, QCVNXD 01:2008/BXD quy định đối với bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ, hưu cơ) hợp vệ sinh phải có khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp đến chân công trình xây dựng khác là 1.000m; đối với bãi chân lấp chất thải rắn vô cơ đến chân công trình xây dựng khác là 100m; đối với nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lý khí thải, sản xuất hữu cơ) là 500m; đối với trạm trung chuyển chất thải rắn là 20m.


Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành rà soát toàn diện các quy chuẩn về môi trường để sửa đổi để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng để nghiên cứu, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật nêu trên cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra

Về việc kiến nghị tăng cường giám sát chặt chẽ các cơ quan thí nghiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị tăng cường giám sát chặt chẽ các cơ quan thí nghiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên, không để xảy ra tình trạng công khai, hiên ngang lộng hành đang diễn ra ở nhiều nơi như hiện nay?

Trả lời:

Trời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm. Tuy nhiên hoạt động khai thác trái phép, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, ngoài việc thất thoát khoáng sản còn ảnh hưởng xuất đến môi trường như phản ánh của cử tri.

Trước thực trạng này, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác trái phép cát, sỏi, lòng sông. Theo đó, Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý, bảo vệ kháng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản, đồng thời đã bổ sung hành vi, tăng mức xử phạt đối với một số hành vi, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép lên 2-3 lần trong Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/42017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về tăng cường hiệu quả về thực hiện thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì 01 cuộc họp trực tuyến các Bộ, ngành liên quan với 63 tỉnh thành phố; 02 cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố có hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép kéo dài, phức tạp (mới đây là 3/4/2019) để bàn các giải pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản; triển khai kiểm tra tại một số địa phương về tình hình thu hồi cát từ cái dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT ngày 13/1/2016 quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành; đã có gần 40 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản, trong đó quy định trách nhiệm Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã trong quản lý khoáng sản trên địa bàn; ngoài việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đã có 45 tỉnh, thành phố ban hành quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp danh địa giới hành chính; tăng cường cống tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm vĩnh vực nói chung, cát sỏi nói riêng.

Đến nay, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Hiện nay đang hoàn thiện theo ý kiến thành viên Chính phủ để trình ban hành trong tháng 9 năm 2019. Theo đó, nội dung chính của Nghị định thực hiện 05 chính sách đó là:  (1) quản lý cát, sỏi theo quy định của Luật khoáng sản gắn với trách nhiệm của việc bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Luật tài nguyên nước; (2) quản lý, cấp phép, sử dụng cát, sói lòng sông, trên lưu vực sông phải gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính; (3) quản lý cát, sỏi lòng sông chặt chẽ từ lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến hoạt động mua bán , vận chuyển, tập kết; (4) cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi chủ yếu thông qua hình thức đấu giá; (5) khuyến khích sử dụng nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giầu silic.


Đề nghị sớm có biện pháp đồng bộ để hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Câu hỏi:

Đề nghị sớm có biện pháp đồng bộ để hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ việc tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng bao ni lông, các loại bao bì làm từ nhựa; nghiên cứu vật liệu làm bao bi thân thiện với môi trường thay thế vật liệu nhựa, tiến tới cấm sử dụng túi ni lông; cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân sảm xuất hàng hóa có trách nhiệm thu hồi bao bì, vỏ chai, (đặc biệt là loại hóa chất độc hại); có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư, sảm xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường; có chế tài xử lý thích đáng đối với những hành vi xả rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường biển, sông, suối…

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất và đánh giá cao kiến nghị của cử tri trước vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay; đây cũng là vấn đề đang được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Theo đó, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, nghành, địa phương đã và đang tích tực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dựng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động truyền thống, nâng cao nhận thức nhầm thay đổi thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường; phát động toàn dân chống rác thải nhựa, cùng chung tay thành lập Liên minh chống rác thải nhựa.

Trân trọng tiếp thu ý kiến cử tri, để đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa trong thời gian tới, các Bộ,  ngành, địa phương cần tiếp túc triển khai có số hiệu quả Quyết định số 491/QD-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015; tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ni lông khó phân hủy kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung và triển khai đảy mạnh một số  giải pháp sau:

Tham mưu cơ chế, chính sách mới nhầm hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường như: trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chú trọng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường (trình Quốc hội trong năm 2020); tham mưu Chính phủ sửa đổi , bổ sung một số Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vưc bảo vệ môi trường, trong đó chú trong các chế tài xử lý nghiệm đối với các hành vi xả rác thải gây ô nhiễm môi trường ( trình Chính phủ trong năm 2019); tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, theo hướng chỉ cho phép nhập các loại nhựa có giá trị tái chế cao; tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 24/4/2015 về thu hồi sản phẩm thải bỏ thoe hướng bổ sưng đối tượng thu hồi là các loại bao bì nhựa….

Phối hợp với Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp định hướng hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi nilon thân thiện với môi trường trong các nước như: tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy; tạo lập thị trường tiêu dùng cho các sản phâm túi nilon thân thiện với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, úng dụng và chuyên giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất các loại túi có khả năng tự phân hủy sinh học; khuyến khích tải sử dụng, sử dụng loại túi thân thiện với môi trường.

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy sử dựng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bộ tài chính, Bộ Công Thương phối hợp trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu nộp thuế bảo vệ môi trường và chống gian lận thương mại để bảo hộ các sản phẩm nhựa đã được công nhận túi nilon thân thiện với môi trường; đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế môi trường.

Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; thường xuyên phát động các phong trào phòng chống rác thải nhựa; khen thưởng kịp thời các cá nhận tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị; nhân rộng các mô hình tốt về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và các mô hình nói không với rác thải nhựa.

Đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phần tổ chức thực hiện: Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu , sảm xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân hủy kể từ năm 2016 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phụ vụ cho mục đích sinh hoạt; tuyên truyền, vận động và tổ chức ký cam kết chống rác thải nhựa, không sử dụng các sản phẩm nhựa một lần đối với các cơ sở sảm xuất, các tổ chức phâm phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình điểm thực hiện hạn chế sử dựng túi nion khó phân hủy, chuyển sử dựng túi nilon sang các loại túi giấy và bao gói khác; thúc đẩy thị trường tiêu thụ túi thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt dộng sản xuất túi nilon khó phâm hủy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm sản xuất quy mô hộ gia đình.


Nâng cao trách nhiệm trong trong quản lý và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trong bảo vệ môi trường

Câu hỏi:

Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước và không khí vẫn còn đang xảy ra ở khu công nghiệp, khu dân cư, nông thôn và đô thị, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị để nâng cao trách nhiệm trong trong quản lý và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trong bảo vệ môi trường; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, quan tâm tăng cường công tác bảo vệ môi trường; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, quan tâm tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các vi phạm?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với những lo ngại của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay và xin được báo cáo như sau:

Công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước, không khí tại các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, làng nghề và đô thị được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý đã được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra những xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần. Đến nay đã có 88,3% các khu công nghiệp hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tự động, liên tục. Đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, đúng như cử tri phản ánh, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn đang diễn ra tại một số khu vực, một số thời điểm, gây bức xúc, lo lắng cho Nhân dân. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể như:

  • Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với bối cảnh quốc tế, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các xung đột, tranh chấp về môi trường gây bất ổn định chính tri, an ninh trật tự xã hội. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo hướng kiểm soát, xử lý nghiêm cấc hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhận về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã nhầm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.
  • Yêu cầu các khu công nghiệp tiếp  tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước  khi đi vào hoạt động, không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hoặc thực hiện và mở rộng khu công nghiệp khi không có hoặc chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thực hiện giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các nghành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
  • Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, xử lý khí thải của các cơ sở trong khu công nghiệp; nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đẩy mạnh việc kết nối truyền số liệu quan trắc môi trường của các cơ sở phát sinh chất thải lớn tiếp tục về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.
  • Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác BVMT (ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ BVMT Việt Nam; Quỹ BVMT của địa phương huy động vốn từ cộng đồng, hợp tác công tư,...). Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và hiện trạng chất thải của nước ta. Có cơ chế đột phá và huy động các nguồn tài chính từ nguồn lực xã hội, bên cạnh các nguồn lực tài chính của nhà nước để phục hồi, xư lý ô nhiễm môi trường, cơ chế sử dụng nguồn thu từ môi trường đầu tư trở lại cho môi trường.
  • Về vấn đề quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản: Ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ các các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản; nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu trong quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khi khai thác khoáng sản; chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ khâu hoàn thiện thể chế quản lý khoáng sản đến công tác cấp phép hoạt động khoáng sản, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định: (1) số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản (gọi tắt là Nghị định 158) thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012; (2) số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (gọi tắt là Nghị định 33) thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013.

Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nội dung mới và quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi được giao quyền khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khái thác ở Chương III; hướng dẫn nội dung Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương nếu xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc khai thác trái phép kéo dài mà không xử lý …

Nghị định số 33/2017/NĐ-CP đã bổ sung, điều chỉnh theo hướng nâng mức phạt đối với một số hành vi, nhất là hành vi khai thác cát, sỏi trái phép; bổ sung thêm các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt cho Ủy ban nhân dân các cấp nhằm kịp thời ngăn chặn các sai phạm khai thác khoáng sản. Mặt khác, Bộ đã thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật về khoáng sản; đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nôi dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo từng loại khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân để xử lý các hành vi gây tổn thất lớn đến khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương trong việc nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác trái phép.


Đề nghị Bộ xem xét và sửa đổi quy định về đối tượng khu vực công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

Câu hỏi:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu vực kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao quy định: Các khu công nghiệp phải đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt kỹ chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có thiết bộ đo lưu lượng nước thải trước khi đi vào hoạt đông… Tuy nhiên, trong thực tế có một số khu công nghiệp có lưu lượng nước thải phát sinh không lớn; nếu đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định có thể xảy ra tình trạng không đủ lượng nước thải để xử lý trong khi phải tốn kém rất nhiều kinh phí để xây dựng, bảo dưỡng và duy trì hoạt động. Đề nghị Bộ xem xét và sửa đổi quy định về đối tượng khu vực công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung theo hướng: Đối với các khu công nghiệp có lưu lượng nước thải lớn áp dụng như quy định hiện hành. Còn các khu công nghiệp có lưu lượng xả thái nhỏ cho phép xây dựng hệ thống xử lý nội bộ nhà máy, tránh gây lãng phí vốn đầu tư và chi phí vận hành?

Trả lời:


Theo quy định của khoản 3 Điều 66 của Luật bảo vệ môi trường 2014, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao (gọi chung là khu công nghiệp) phải đầu tư hệ thống thu góm và xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có thiết bị đo lưu lượng nước thải. Tuy nhiên, việc đầu tư  hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung phải căn cứ vào lĩnh vực, ngành nghề thu hút đầu tư, phạm vi, quy mô hoạt động của khu công nghiệp theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thầm quyền phê duyệt. Mặt khác, tại điểm a khoản 3 Điều 3 thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp có thể chia thành đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt kỹ chuẩn môi trường. Vì vậy các khu công nghiệp có lưu lượng xả thải nhỏ có thể đầu tư theo tiến độ và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.

Tiếp thu ý kiến của cử tri nêu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét, nghiên cứu về việc quy định cho phép các khu công nghiệp có lưu lượng xả thải nhỏ được xây dựng hệ thống xử lý nội bộ trong nhà máy trong quá trình xây dựng dự án Luật bảo vệ môi trường và sửa đổi.


Giải pháp hữu hiệu để xử lý triệt để vấn đề; tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý; kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh; có chế tài nghiêm khắc xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường

Câu hỏi:

Cử tri rất bức xúc trước vẫn nạn ô nhiếm môi trường ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất (do rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và các khu, cụm công nghiệp, chất thải làng nghề, khu sản xuất, chăn nuôi, ô nhiếm khói bụi, tiếng ồn…). Kiến nghị Bộ, ngành, các địa phương phải hành động quyết liệt, có giải pháp hữu hiệu để xử lý triệt để vấn đề; tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý; kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh; có chế tài nghiêm khắc xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường (nhất là đối với tổ chức, các nhân có hành vi xả rác, xả chất thải bừa bãi), không chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền vận động, nhằm hạn chế thấp nhất vấn đề gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo quyền được sống trong môi trường an toàn, trong lành?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với những lo ngại của cử tri về các vấn đề môi trường đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Công tác bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, nghành, địa phương cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý đã được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần. Nền kinh tế có bước phát triển bền vững hơn, thân thiện với môi trường. Đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, đúng như cử tri phản ánh, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra tại một số khu vực, một số thời điểm gây bức xúc, lo lắng cho Nhân dân. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:

- Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời chủ động phòng ngừa ngăn chặn các xung đột, tranh chấp về môi trường gây bất ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội. Trước mắt đẩy mạnh tiến độ xây dựng dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo hướng kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


Tiếp tục duy trì phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến các huyện, cấp xã nhầm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các vụ gây ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểu tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát huy kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đẩy mạnh tiến độ kết nối truyền số liệu quan trắc môi trường của các cơ sở phát sinh chất thải lớn trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.


Đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có biện pháp quyết liệt, đặc biệt là xử lý trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan quản lý không tốt Các tài nguyên như than, đá, đất, cát,…?

Câu hỏi:

Các tài nguyên như than, đá, đất, cát,… đang dần cạn kiệt do khai thác trái phép. Đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có biện pháp quyết liệt, đặc biệt là xử lý trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan quản lý không tốt Các tài nguyên như than, đá, đất, cát,…?

Trả lời:

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiếm tra lĩnh vực khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trái phép, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, ngoài việc thất thoát khoáng sản còn ảnh hướng xấu đến môi trường như phản ánh của cử tri.

Trước thực trạng này, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo nhầm tăng cường công tác quản lý nhà nước, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông. Theo đó, Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản của ỦY ban nhân dân các cấp tại Nghị đinh số 33/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản, đồng thời đã bổ sung hành vi, tăng mức xử phạt đối với một số hành vi, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép lên 2, 3 lần trong Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị  số 03/CT-TTg ngày 03/3/2015 về tăng cường hiệu quả thức thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì 01 cuộc họp trực tuyến các Bộ, ngành liên quan với 63 tỉnh thành phố; 02 cuộc họp trực tiếp với các tỉnh , thành phố có hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép kéo dài, phức tạp (mới đây là 3/4/2019) để bàn bạc các giải pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản; triển khai kiểm tra tại một số địa phương về tình hình thu hồi cát từ một số hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch; đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT ngày 13/1/2016 quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp. Ủy ban nhân cấp tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành; đã có gần 40 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản, trong đó quy định trách nhiệm Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã trong quản lý khoáng sản trên địa bàn; ngoài việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đã có 45 tỉnh, thành phố ban hành quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp danh địa giới hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm lĩnh vực khoáng sản nói chung, cát sỏi nói riêng.

Đến nay, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình chính phủ dự thải Nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Hiện nay đang hoàn thiện dự thảo ý kiến thành viên Chính phủ để trình ban hành trong tháng 9 năm 2019. Theo đó, nội dung chính của Nghị định thể hiện 05 chính sách, đó là: (1) quản lý cát, sỏi theo quy định của Luật khoáng sản gắn với trách nhiệm của việc bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Luật tài nguyên nước; (2) quản lý, cấp phép, sử dụng cát, sói lòng sông, trên lưu vực sông phải gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính; (3) quản lý cát, sỏi lòng sông chặt chẽ từ lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến hoạt động mua bán , vận chuyển, tập kết; (4) cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi chủ yếu thông qua hình thức đấu giá, (5) khuyến khích sử dụng nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giầu silic.


Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung quy định để tạo sự công bằng trong quá trình xử lý vi phạm đối với các cơ sở có cùng quy mô sản xuất nhưng hồ sơ môi trường khác nhau do sự thay đổi của Luật Bảo vệ môi trường qua từng giai đoạn ?

Câu hỏi:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường trong năn 2014 thì có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trước đây thuộc đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường (kế hoạch bảo vệ môi trường) nay thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, luật không quy định bắt buộc các đối tượng này phải lập lại thủ tục về môi trường. Mặt khác quá trình hoạt động về đối tượng này nếu có vi phạm thì chỉ bị xử lý theo đối tượng lập kế hoạc bảo vệ môi trường gây bất hợp lý và thiếu công bằng trong xử lý vi phạm hành chính đối với cùng 1 nội dung, mức độ, tính chất hậu quả của hành vi vi phạm hành chính. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung quy định để tạo sự công bằng trong quá trình xử lý vi phạm đối với các cơ sở có cùng quy mô sản xuất nhưng hồ sơ môi trường khác nhau do sự thay đổi của Luật Bảo vệ môi trường qua từng giai đoạn ?

Trả lời:

Vấn đề ông/bà nêu là tồn tại, bất cập trong quy định chuyển tiếp của Luật bảo vệ môi trường 2014 với Luật bảo vệ môi trường 2005. Để khắc phục các tồn tại, bất cập này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó tại Điều 2 Khoản 13 Điều 1 đã sửa đổi, bổ sung Điều 22 nghị định số 18/2015/NĐ-CP theo hướng: “Các dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành và các dự án, cơ sở đã đi vào vận hành (bao gồm các dự án mở rộng quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động) mà chưa có các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác định kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương, thì sẽ xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án cơ sở phù hợp về quy hoạch, chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở phải:

  1. Đối với dự án, cơ sở quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định,
  2. Đối với dự án, cơ sở quy mô, công suất tương đương với đối tương phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tao, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
  3. Chủ dự án, chủ cơ sở phải triển khai thực hiện và hoàn thành các công trình xử lý nước thải, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định; lập hồ sơ kiểm tra, xác lập hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.”

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được Chính phủ giao và sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ ghi nhận sẽ nghiên cứu, xem xét việc bổ sung quy định xử lý đối với các trường hợp chuyển tiếp như kiến nghị của cử tri để đảm bảo sự công bằng trong xử lý hành vi vi phạm.


Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành quy định về khoảng cách cách ly về đảm bảo an toàn an toàn vệ sinh môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến khu dân cư, khu vực công cộng, cơ sở, trường học

Câu hỏi:

Hiện nay, chưa có quy định chính thức về khoảng cách cách ly đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến khu dân cư, khu công cộng, cơ sở, trường học.… nên trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và xử lý kiến nghị, khiếu nại của người dân địa phương đang còn lúng túng và khó khăn trong thực hiện. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành quy định về khoảng cách cách ly về đảm bảo an toàn an toàn vệ sinh môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến khu dân cư, khu vực công cộng, cơ sở, trường học,… phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay để địa phương có căn cứ thực hiện?

Trả lời:

Hiện nay quy định về khoảng cách đảm bảo vệ sinh môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đến khu dân cư, khu vực công cộng, công sở, trường học…được thực hiện theo số QCVNXD 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Quy hoạch xây dựng) đã được Bộ Xây dựng ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Cụ thể, tại Mục 1.3   Chương 1 của Quy chuẩn đã Quy định về khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh an toàn.Theo đó, trong quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng phải tuân thủ các quy định chuyên ngành về khu vực bảo vệ và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn, bao gồm khu vực cách ly giữa khu dân dụng (khu dân cư, khu công cộng, công sở, trường học…) với xí nghiệp công nghiệp, tiểu thu công nghiệp; kho tàng; trạm bơm, trạm xử lý nước thải; khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang; vị trí nổ mìn khai thác than, đất, đá.

Về khoảng cách của các xí nghiệp, kho tàng, được thực hiện theo TCVN 4449-1987, nội dung hướng dẫn về phân loại xí nghiệp, kho theo cấp độc hại và khoảng cách ly vệ sinh (Mục 3.8). Theo đó đối với các xí nghiệp đọc hại cấp I, khoảng cách nhỏ nhất là 1.000m; đối với các xí nghiệp độc hại cấp II, khoảng cách nhỏ nhất là 500m. Việc phân cấp mức độ độc hại thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của TCVN 4449- 1987. Các xí nghiệp có chất thải và mức độ gây ồn, rung chấm đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư và được kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi trường thì được phép bố trí ngay trong khu dân cư. QCVNXD 01 :20008/BXD cũng quy định tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình khu công nghiệp và khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh. Chiều rộng dài cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

Về nghĩa trang, QCVNXD 01:2008/BXD quy định khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (nghĩa trang hung táng là 300m, nghĩa trang cát táng là 100m); khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến đường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải cây xanh bao quanh nghĩa trang; khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và công trình gần nhất là 500m. khoảng cách an toàn về môi trường nhà tang lễ xây dựng mới đến công trình nhà ở là 100m, đén chợ, trường học, bệnh viện là 200m.

Về cơ sở xử lý chất thải rắn, QCVNXD 01:2008/BXD quy định đối với bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ, hưu cơ) hợp vệ sinh phải có khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp đến chân công trình xây dựng khác là 1.000m; đối với bãi chân lấp chất thải rắn vô cơ đến chân công trình xây dựng khác là 100m; đối với nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lsy khí thải, sản xuất hữu cơ) là 500m; đối với trạm trung chuyển chất thải rắn là 20m.

Trong thời gian tới,Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang rà soát toàn diện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường để sửa đổi để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng để nghiên cứu, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật nêu trên cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra hiện nay.


Kiến nghị sớm ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả trước mùa mưa bão năm 2019

Câu hỏi:

Cử tri các huyện Tây Nghệ An kiến nghị sớm ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả trước mùa mưa bão năm 2019; đồng thời, đề nghị sớm triển khai thực hiện đầu tư dự án Hệ thống ra-đa quan trắc khí tượng thủy văn vùng thượng nguồn lưu vực sông Cả?

Trả lời:

Về việc ban hành quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Cả: Thực hiện nghị định số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ vệ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Dự án ngân sách Nhà nước năm 2019  và chương trình công tác năm 2019, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang kiểm tra rà soát, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả; đã hoàn thành dự thảo một lần và họp Tổ soạn thảo vào ngày 10/7/2019. Trên cơ sở ý kiến của tổ soạn thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung, chỉnh sửa dự thảo và lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, chủ hồ và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp tục hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2019.

Về việc sớm triển khai thực hiện đầu tư dự án hệ thống ra-đa quan trắc khí tượng thủy văn vùng thượng nguồn lưu vực sông Cả: Theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hoạch mạng lưới quán trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Nghệ An đã đầu tư Trạm ra-đa thời tiết Vinh (được đầu tư nguồn vốn ODA của Nhật Bản) thực hiện nhiệm vụ quan trắc, phục vụ dự báo khí tượng thủy văn cho các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ra đa thời tiết Vinh cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu phục vụ dự báo thời tiết cho hầu hết các khu vục tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Nghệ An.

Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực có điều kiện địa hình phức tạp (nhiều núi cao) nên mức độ phủ sóng của ra đa thời tiết Vinh ở một số vùng còn chưa đầy đủ do bị địa hình che chắn, đặc biệt là các huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An cách xa trạm khoảng 180km như huyện Kỳ Sơn. Khu vực các huyện miền núi phía Tây Nghệ An là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện thượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, lũ, tố, lốc…; mặt khác, hệ thống sông Cả bắt nguồn từ phía Lào lên nguồn số liệu đầu nguồn phục vụ dự báo mưa lũ rất han chế. Do vậy, việc đầu tư lắp đặt 01 ra đa cố định theo đõi thời tiết để phục vụ hiệu quả công tác dự báo mưa, lũ vùng thượng nguồn sông Cả là cần thiết.

Tuy nhiên, khu vực Bắc Trung Bộ có điều kiện kiện hình phúc tạp, việc điều tra, khảo sát lựa chọn ví trí lắp đặt trạm cần phải có thời gian để lựa chọn được vị trí phù hợp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của trạm ra đa thời tiết tạo khu vực này. Trước mắt để khắc phục các khu vực có điều kiện phức tạp, những nơi góc quét của mạng lưới ra đa thời tiết cố định bị che khuyết mà hay bị xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, lũ…, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt và giao cho Đài Khí tượng cao không, Tổng cực Khí tượng thủy văn và thực hiện dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học trái đất của Trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực Đông Nam Á” tại Quyết định 1120/QĐ-BTNMT ngày 06/5/2019. Mực tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng phát triện công nghệ quan trắc, chất lượng dự báo mưa lớn và bão thông qua việc đồng hóa các mẫu số liệu ra đa đi động và ảnh mây vệ tinh quỹ đạo cực, đề xuất các nhiệm vụ  nghiên cứu trọng điểm đối với nhóm bài toán đồng hóa số liệu, Bão và Gió mùa để triển khai thực hiện trong gian đoạn từ nay đến năm 2030.

Trong dự án này có đầu tư mới 02 ra đa thời tiết Doppler đi động bằng sóng X (có bán kính quan trắc tối đa 100-120km; thiết kế nhỏ gọn, phù hợp để quan trắc các khu vực, lưu vực nhỏ hoặc các khu vực địa hình đồi, núi che khuất mà các ra đa khác trên mạng lưới không quan trắc được và thuận tiện cho việc lắp đặt tại các khu vực có điều kiện địa hình phúc tạp) và lắp đặt hệ thống thu, xử lý ảnh mây vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực để bổ sung, tăng cường nguồn số liệu quan trắc viễn thám nhằm nâng cao năng lực dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa và dự báo cực ngắn các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tại các khu vực có điều kiện địa hình phức tạp nói chung trong đó có khu vực miền núi phía Tây  Nghệ An nói riêng.


Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội tăng cường tuyên truyền , nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ mội trường

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội tăng cường tuyên truyền , nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ mội trường, đặc biệt là việc giảm tác hại của chất thải nhựa; chỉ đạo có hiệu quả công tác dự báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai ?

Trả lời:

Vấn đề rác thải nhựa là vấn đề lớn trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo về vấn đề này. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng đối sản phẩm nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường; phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa, kêu gọi các doanh nghiệp cùng chung tay thành lập Liên minh chống rác thải nhựa, chứng nhận đại sứ phong trào chống rác thải nhựa .v.v. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tích cực hưởng ứng, xuất hiện nhiều mô hình điểm như: thay đổi các bao bì sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường; không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong các hội nghị, hội thảo; sử dụng làn, túi xách để đi chợ thay vì sử dụng túi ni lon 1 lần để bao gói.

Ghi nhận và tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh, phát huy hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu phát sinh rác thải khó phân hủy trong sinh hoạt, tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế vật liệu khó phân hủy, trong đó tập trung vào một số nội dung sau đây:

 - Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về những tác hại của việc sử dụng túi nilon khó phân hủy, dùng một lần, lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm thay thế, túi nilon thân thiện với môi trường thông qua việc đa dạng hóa các kênh truyền thông.

- Tăng cường truyền thông để cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng cùng chung tay giải quyết bài toán về rác thải nói chung và chất thải nhựa nói chung; thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức, thay đổi hành 11 vi của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông, bao bì nhựa dùng 1 lần.

- Tổ chức tuyên truyền về các mô hình, biện pháp phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh thu gom và tăng dần tỷ lệ tái chế chất thải nilon tại các đô thị, khu vực nông thôn, nhằm giảm lượng chất thải túi nilon ra môi trường.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương lồng ghép các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế vật liệu khó phân hủy tại các dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Ngày Môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,…

Về dự báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai: Trong những năm gần đây, độ chính xác, độ tin cậy trong các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai ngày càng được nâng cao hơn. Đặc biệt trong vấn đề dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt vốn là những loại hình thời tiết rất nguy hiểm, tác động và gây thiệt hại trên diện rộng về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của công tác phòng chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

 - Dự báo, cảnh báo bão: độ chính xác trong bản tin dự báo bão (vị trí và cường độ bão) của Việt Nam đã dần tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Dự báo, cảnh báo mưa lớn: trước 2-3 ngày với độ tin cậy khoảng 75%. Đối với mưa lớn cục bộ hoặc mưa lớn trong cơn dông: mới chỉ cảnh báo trước từ 30 phút đến 2-3 giờ.

 - Dự báo, cảnh báo rét đậm, rét hại gây ra bởi không khí lạnh: trước 2-3 ngày với độ tin cậy 80-90%. - Dự báo, cảnh báo lũ trên các sông khu vực miền Trung, Tây Nguyên trước 1-2 ngày và ở khu vực Bắc Bộ trước 3-5 ngày với độ tin cậy 70-80%.

 - Dự báo, cảnh báo các đợt nắng nóng diện rộng: trước từ 2-3 ngày có độ tin cậy 70%, thời điểm kết thúc các đợt nắng nóng diện rộng có độ tin cậy từ 80-90%.

 Để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, Bộ đã có kế hoạch để xây dựng các hệ thống quan trắc hiện đại, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường công nghệ dự báo, năng lực chuyên môn, đặc biệt là xây dựng và đưa vào dự báo nghiệp vụ dụng mô hình dự báo bão, mưa lớn của Việt Nam. Tăng cường đào tạo cán bộ dự báo, mở rộng hợp tác quốc tế, cải tiến thay đổi nội dung, hình thức truyền tin thiên tai với những giải pháp cụ thể như sau:

 - Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật lĩnh vực khí tượng thủy văn nhằm tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, phục vụ hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy cao các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ các thông tin, dữ liệu quan trắc và vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong công tác dự báo khí tượng thủy văn. Phối hợp với các đơn vị đã được phân công trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong các Quy trình vận hành liên hồ chứa do Chính phủ ban hành trên các lưu vực sông.

- Tăng cường mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn tại khu vực thượng lưu và hạ lưu các hồ chứa nhằm cung cấp đẩy đủ các thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác cảnh báo, dự báo lũ. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai. Từ năm 2019-2025, dự kiến có khoảng 4000 trạm đo mưa tự động sẽ được lắp đặt dựa trên hoạt động xã hội hóa công tác quan trắc.

 - Các nguồn thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ được tập hợp thành cơ sở dữ liệu chung của ngành khí tượng thủy văn phục vụ công tác đồng hóa dữ liệu, chia sẻ, sử dụng theo thời gian thực trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, phát triển công nghệ dự báo số (digital forecasting) để tăng cường năng lực dự báo định lượng mưa từ hạn cực ngắn đến hạn dài; xây dựng, ứng dụng, tiếp cận các công nghệ và các mô hình toán thủy văn hiện đại thông qua quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia có nền khoa học công nghệ khí tượng thủy văn phát triển; phát triển công nghệ dự báo số cảnh báo, dự báo lũ sớm và nguy cơ ngập lụt hạ du do tác động điều tiết của hồ chứa.

- Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung: Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai, cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trước năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.


Hướng dẫn cụ thể các mục đích sử dụng nước tại Phụ lục I – mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ

Câu hỏi:

Đề nghị Bộ TN&MT hướng dẫn cụ thể các mục đích sử dụng nước tại Phụ lục I – mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ ?

Trả lời:

Ngày 17/7/2017, Chính phủ đã bạn hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước để cụ thể hóa quy định tại Điêìu 65 của Luật tài nguyên nước. Sau gần hai năm triển khai thi hành Nghị định trên, nếu tính đến ngày 09/7/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 465 công trình khai thác (chủ yếu thủy điện), với tổng số tiền là 8.401 tỷ đồng. Trong đó, số tiền nộp phạt trong năm 2018 khoảng 985 tỷ đồng, số tiền sẽ phải nộp phạt trong năm 2019 khoảng 1.084 công trình khai thác, với tổng số tiền khoảng 187 tỷ đồng, trong đó số tiền nộp phạt trong năm 2018 khoảng 23,7 tỷ đồng, số tiền phải nộp cho năm 2019 khoảng 26,1 tỷ đồng.

Về việc xác định khai thác, sử dụng nước phải nộp tiền, tại khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước quy định rõ trường hợp khai thác, sử dụng nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và giao Chính phủ quy định cụ thể. Để hướng dẫn quy định nêu trên, Nghị định số 82/2017/NĐ-CP đã quy định căn cứ tính tiền tại Điều 4, mức thu tiền tại Điều 5, công thức tính tiền tại Điều 6, sản lượng tính tiền cấp quyền tại Điều 7, giá tính tiền tại Điều 8 và hệ số điều chỉnh tại Điều 9. Trong đó, tại khoản 1 Điều 4 đã quy định cụ thể về các  mục đích sử dụng nước gồm: Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi; khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác; khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.

Trên cơ sở các mục đích sử dụng nước phải nộp tiền được quy định tại khoản 1 Điêù 4 của Nghị định, Phụ lục I của Nghị định đã quy định mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương ứng với tùng mục đích khai thác, sử dụng nước. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định đã quy định rõ: “Giấy phép được cấp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải ghi rõ lưu lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng để làm cơ sở xác định sản lượng tính quyền cấp quyền khai thác tài nguyên nước”. theo đó, khi cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quy định rõ mực đích khai thác, sử dụng nước công trình.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân đã có đủ cơ sở để  xác định mục đích khai thác, sử dụng nước của công trình, thực hiện việc kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có đủ cơ sở để thẩm định các mục đích khai thác, sử dụng nước do tổ chức, cá nhân kê khai.


Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hành quy định hướng dân để tổ chức tư vấn thực hiện đúng với Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (Cử tri tỉnh Tây Ninh)

Câu hỏi:

Khoản 2 và 3 Điều 13 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tổ chức tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM và cán bộ thực hiện ĐTM phải có chứng chỉ tư vấn ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đến; đến nay bộ chưa ban hành quy định hướng dẫn để tổ chức tư vấn thực hiện. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hành quy định hướng dân để tổ chức tư vấn thực hiện đúng với Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (Cử tri tỉnh Tây Ninh) ?

Trả lời:

Ngày 05/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2018/NĐ-Cp về sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, theo đó tại Điều 4 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 9, Điều 13 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để phù hợp với quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư. 


Giải pháp về nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất cho người dân tỉnh Bến Tre?

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm về chính sách nước ngọt cho Bến Tre, bởi lẽ với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay và theo kịch bản thì đến năm 2030 Bến Tre bị ngập mặn hoàn toàn là chuyện chắc chắn xảy ra, nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ thì đến lúc đó sẽ không có nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất (Cử tri tỉnh Bến Tre)

Trả lời:


Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giải quyết những vấn đề về sử dụng nguồn nước tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Bến Tre, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện những giải pháp sau đây:

Đã chủ động phối hợp với Bộ ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để đề nghị Trung Quốc xả nước trong chương trình Hội nghị Cấp cao Mê Công – Lan Thương tổ chức vào ngày 23/3/2016 tại Trung Quốc; chỉ đạo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thúc đẩy Ủy hội sông Mê Công quốc tế thống nhất các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và đảm bảo dòng chảy về hạ du; có thư đề nghị Trung Quốc tăng cường xả nước từ các công trình thủy điện ở Vân Nam trong mùa khô năm 2016.

Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về khí tượng thủy văn, nguồn nước. Giao Cục Quản lý tài nguyên nước và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, thiết bị để thực hiện tìm kiếm nguồn nước ngọt; hỗ trợ các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cà Mau, mỗi địa phương 500 triệu đồng.

Xây dựng tiểu Dự án “Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt tại ĐBSCL” thuộc Dự án Sinh kế bền vững cho vùng ĐBSCL với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” do Tư vấn quốc tế DHI của Đan Mạch thực hiện, kết thúc vào tháng 12/2015 tạo cơ sở khoa học để trao đổi với các quốc gia ven sông về kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện dòng chính hướng tới sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mê Công.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế để giải quyết hài hòa các vấn đề về các công trình thủy điện trên dòng chính. Tiếp tục đưa vấn đề phát triển thủy điện dòng chính vào các thỏa thuận cấp cao với Lào và Campuchia; huy động nguồn lực của quốc gia để tập trung đàm phán, thuyết phục, đấu tranh để các quốc gia có các hồ chứa thủy điện lớn, kể cả ở dòng chính và dòng nhánh, cùng hợp tác trong việc vận hành phát điện, xả nước xuống hạ du, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông ở mức phù hợp, ít nhất cũng bằng mức trung bình như chúng ta đã và đang làm như vậy khi vận hành các hồ trên lưu vực sông Sê San, Srêpôk để bảo đảm nguồn nước cho Campuchia. Đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát các tác động của thủy điện dòng chính thông qua mạng giám sát của Ủy hội sông quốc tế; chủ động đối thoại với các nước bạn về kế hoạch và tình hình triển khai các công trình thủy điện dòng chính theo các kênh hợp tác đa phương và song phương; chủ động xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng với các tác động; tăng cường hoạt động xây dựng các công cụ hỗ trợ ra quyết định như: tăng cường mạng theo dõi giám sát tác động trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu lưu vực; xây dựng các công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá tác động …

Thành lập Ủy ban lưu vực sông Cửu Long để tăng cường công tác điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên đồng bằng nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề tài nguyên nước giữa các bên liên quan, giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ. Tập trung xây dựng quy hoạch tài nguyên nước ĐBSCL, gắn với kịch bản BĐKH và các khuyến nghị của chuyên gia Hà Lan trong Kế hoạch châu thổ ĐBSCL. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, trên cơ sở khả năng thực tế của nguồn nước và những dự báo về biến động nguồn nước, xâm nhập mặn do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo các Kịch bản đã được công bố, nhất là những khuyến nghị của Hà Lan trong Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường?

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị Chính phủ có những giải pháp chỉ đạo quyết liệt để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay ?

Trả lời:

Để sớm khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thực hiện thành công Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần tập trung vào 08 nhóm giải pháp cơ bản sau:

-  Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc tổ chức triển khai pháp luật trên thực tế, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó sửa đổi ngay các bất cập về đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, quản lý chất thải, thực hiện cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính; thể chế hóa các chính sách áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bảo vệ mô trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, khôi phục cảnh quan, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý các bãi thải trong khai thác khoáng sản. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp với thải lượng chất ô nhiễm và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư.

-  Coi trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý về môi trường; tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới; đề xuất phương án cho cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương; phân định rõ trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý môi trường, đặc biệt trong bảo vệ môi trường môi trường làng nghề, nông thôn, xử lý các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.

-  Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch môi trường, trong đó điều chỉnh các quy hoạch về chất thải rắn, chất thải nguy hại làm căn cứ điều chỉnh các quy hoạch ngành, thẩm định, đánh giá và cho phép triển khai các dự án nhạy cảm về môi trường.

-  Tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh sách các lĩnh vực công nghiệp, các loại hình, địa bàn nhạy cảm có khả năng xảy ra sự cố môi trường để có kế hoạch kiểm tra, giám sát, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu sự cố môi trường. Trên cơ sở đó xác định các đối tượng chính có tiềm ẩn gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường yêu cầu các dự án này thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường (quan trắc, lấy mẫu tự động; xây dựng hồ điều hòa, áp dụng chỉ thị sinh học; …).

-  Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường. Thông qua đó xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Trong năm 2017, đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm trở lên trên phạm vi cả nước, các đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, các đối tượng có loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn thải lớn, xả thải ra những khu vực nhạy cảm về môi trường như ven biển, lưu vực sông; xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm.

-  Nghiên cứu, xây dựng cơ chế đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là cơ chế huy đồng nguồn lực trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí” để đầu tư lại cho bảo vệ môi trường.

-  Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương; đẩy mạnh thực hiện giao chỉ tiêu môi trường, tăng cường chế độ thông tin, báo cáo và đánh giá kết quả triển khai theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 để kết nối hệ thống trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Trung ương, cơ quan môi trường cấp vùng với địa phương. Xây dựng cơ chế đối thoại, phối hợp giữa cơ quan môi trường Trung ương và địa phương trong lĩnh vực môi trường, trong đó chú trọng giải quyết tốt các thủ tục hành chính về môi trường; kịp thời lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thỏa đáng các khó khăn, vướng mắc, góp ý của địa phương và có biện pháp tháo gỡ về cả chuyên môn và tài chính trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ sức khỏe cho người dân

Câu hỏi:

Cử tri rất quan tâm đến các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành luật về bảo vệ môi trường, trong đó chủ yếu là nhà máy nhiệt điện, phân bón, khai thác nhôm, sản xuất thép, dệt may. Đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo vệ sức khỏe cho người dân (Cử tri thành phố Hồ Chí Minh) ?

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở có nguồn thải lớn và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; đang tiến hành rà soát, lập danh sách đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để đưa vào giám sát đặc biệt trong năm 2017 nhằm tăng cường hơn nữa việc kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp (quy định phải có hệ thống quan trắc tự động, lắp camera theo dõi, có hồ sinh học, điểm xả thải phải dễ kiểm soát, …) và tiếp tục thực hiện một số giải pháp để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu gồm: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo cho hoạt động này chủ động, linh hoạt, đúng pháp luật, không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp; (ii) Tăng cường nhân lực, năng lực, cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm về môi trường theo quy định của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP của Chính phủ; (iii) Kiện toàn tổ chức và xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương, trước mắt kiến nghị Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, trong đó bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường cho Chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường công tác giám sát các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn (có lưu lượng xả thải từ 1.000 m3/ngày và các KCN tập trung; các cơ sở có lưu lượng xả khí thải lớn thuộc các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm như: sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, nhiệt điện …), đồng thời yêu cầu các cơ sở này phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải tại điểm xả thải và kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trường hợp không thực hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

V/v Lập các Đoàn kiểm tra việc ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp?

Câu hỏi:

Cử tri kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lập các Đoàn kiểm tra việc ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp (Cử tri tỉnh Long An) ?

Trả lời:

Trong thời gian từ năm 2011-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT trên phạm vi cả nước; đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với hơn 400 KCN, CCN. Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh, yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời hướng dẫn các cơ sở được thanh tra thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN đã có những chuyển biến tích cực, hiện tại, đã có khoảng 75% các KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại khoảng 25% các KCN đang tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong số các KCN này, chủ yếu là các KCN ở những địa bàn khó khan, thu hút đầu tư chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp, chưa huy động được nguồn vốn đầu tư (chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước), lượng nước thải phát sinh ít, do vậy các địa phương đang yêu cầu các dự án đầu tư vào KCN phải tự xử lý nước thải phát sinh.

Ngày 25/11/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban Quyết định số 2704/QĐ-BTNMT phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2017 trong đó sẽ thanh tra các KCN, CCN trên địa bàn cả nước và triển khai trong quý II năm 2017, tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện các KCN, CCN có vi phạm về bảo vệ môi trường, sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Các giải pháp ngăn chặn, khắc phục và xử lý kịp thời có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Câu hỏi:

Cử tri cả nước tiếp tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng nhiều và phức tạp. Đề nghị Nhà nước, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, khắc phục và xử lý kịp thời có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường (Cử tri tỉnh Vĩnh Long) ?

Trả lời:

Trong thời gian gần đây, các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến phức tạp, tinh vi, đặc biệt là các vi phạm về xả thải vượt quy chuẩn. Các doanh nghiệp tìm cách trốn tránh nghĩa vụ đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành xử lý nên che đậy bằng các phương thức tinh vi (xả lén, xả về đêm hoặc trời mưa, …) rất khó kiểm soát; trong khi hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước bị ràng buộc thực hiện trong giờ hành chính, phải thông báo trước cho cơ sở được kiểm tra, trình tự thủ tục phải tuân theo Luật thanh tra, nên các cơ sở có biện pháp đối phó gây khó khăn trong việc bắt quả tang các hành vi nêu trên. Do đó, việc phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường cần có sự phối hợp tham gia của cộng đồng, cơ quan truyền thông. Khi phát hiện vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã khẩn trương, tích cực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cũng như trách nhiệm của các bên liên quan.

Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, dự án sản xuất trên phạm vi cả nước rất lớn, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ có thể thanh, kiểm tra luân phiên 02 năm/lần/dự án. Để kiểm soát, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, Luật bảo vệ môi trường đã quy định các nguồn thải lớn (từ 1.000 m3/ngày và các KCN tập trung) phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục tại điểm xả thải và kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi xảy ra sự cố ô nhiễm nghiêm trọng, các cơ quan chức năng và Bộ Tài nguyên và Môi trường phải vào cuộc để xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm. Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguồn thải lớn và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguồn thải lớn và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp (quy định phải có hệ thống quan trắc tự động, lắp camera theo dõi, có hồ sinh học, điểm xả thải phải dễ kiểm soát, …). Về lâu dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật đề hoạt động thanh tra môi trường được chủ động, linh hoạt; ngoài ra, bổ sung giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền choc ơ quan quản lý môi trường ở địa phương.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, ô nhiễm nguồn nước, không khí trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề?

Câu hỏi:

Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, ô nhiễm nguồn nước, không khí trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đang rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Cử tri đề nghị có giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng trên; đặc biệt là bảo vệ nguồn nước ngầm và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân (Cử tri tỉnh Thái Bình) ?

Trả lời:

1.  Đối với ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề:

Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, các loại vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, nước thải, chất thải trong nông nghiệp và chăn nuôi, các nghĩa trang, nhà tiêu không hợp vệ sinh, chất thải y tế khu vực nông thôn, hoạt động của các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nguồn nước không hợp vệ sinh. Để từng bước khắc phục vấn đề ô nhiễm moi trường nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

-  Hoàn thành chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn, trong đó tập trung vào việc quy định tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên cơ sở lượng hóa các nội dung đánh giá và công nhận đạt chuẩn; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật để các địa phương áp dụng;

-  Trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, bên cạnh việc tập trung tái cấu trúc nông nghiệp, tăng năng suất, phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường nông thôn;

-  Quy hoạch khu vực sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khu vực nông thôn; chú ý đầu tư thu gom, xử lý nước thải; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến cấp nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đầu tư nghiên cứu, xây dựng và phát triển các mô hình quản lý, xử lý chất thải phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn, trong đó cần bố trí diệc tích phù hợp để chon lấp chất thải rắn hợp vệ sinh hoặc tái chế chất thải tại các cụm dân cư; tránh tình trạng chất thải sinh hoạt nông thôn được xử lý thiếu quy hoạch. Kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom xử lý chất thải y tế. Sớm nghiên cứu giải quyết vấn đề chất thải nông nghiệp như rơm, rạ sau thu hoạch;

-  Triển khai phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là tại các hộ gia đình để giảm tổng lượng chất thải cần xử lý; tận dụng chất thải hữu cơ để tái chế thành phân bón sử dụng trong trồng trọt;

-  Huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho hoạt động bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; lồng ghép trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong công nhận nông thôn mới. Bên cạnh đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn nói chung và cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 (trong đó có vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề …) nói riêng;

-  Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường, công khai thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật để tạo áp lực buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường;

-  Quy hoạch các khu làng nghề tập trung. Rà soát, đánh giá các công nghệ, giải pháp phù hợp với điều kiện sản xuất tại làng nghề hoặc các mô hình đã vận hành bảo đảm có hiệu quả trước khi phổ biến, nhân rộng; ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải tại làng nghề như cụm công nghiệp tập trung;

2.     Đối với ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN:

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn cả nước, trong đó có các KCN, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, đôn đốc các KCN nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường của KCN. Tỷ lệ các KCN đã hoạt động và có hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) đã tăng lên đáng kể. Mặc dù đã có những cải thiện nhưng thực tế vẫn tồn tại một số KCN có cơ sở thứ cấp đi vào hoạt động, chưa hoàn thành hệ thống XLNTTT. Thực tế này có một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do lịch sử để lại, song chủ yếu vẫn là do ý thức tuân thủ, năng lực của đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn tới hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN chưa đáp ứng quy định. Bên cạnh đó, vẫn còn có tình trạng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư cho các dự án đẩu tư vào KCN mặc dù KCN chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Từ thực tế này, để giải quyết tồn tại đối với những KCN đang hoạt động nhưng chưa có hệ thống XLNTTT theo quy định, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đồng thời đôn đốc các KCN này hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Vì vậy, vấn đề xử lý nước thải của KCN cần có thời gian và lộ trình để giải quyết triệt để. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 đã đặt ra mục tiêu tỷ lệ khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu đến năm 2015 là 75% và đến năm 2020 đạt 95%.

Để khắc phục những bất cập, tồn tại nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

-  Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 thì cả nước sẽ có 142 khu công nghiệp được ưu tiên thành lập mới và mở rộng. Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp mới vẫn tiếp tục được Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch và thành lập mới. Do đó cần phải thực hiện việc rà soát, đánh giá tổng thể về tác động môi trường việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay.

-  Trong số hơn 500 khu công nghiệp đã được đưa vào quy hoạch tới năm 2020 mới chỉ có 283 khu công nghiệp hoạt động. Như vậy, theo định hướng phát triển còn khoảng hơn 200 khu công nghiệp nữa sẽ được thành lập và đi vào hoạt động. Điều này sẽ tạo ra áp lực môi trường rất lớn. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan kiên quyết yêu cầu các khu công nghiệp này thực hiện đúng quy định pháp luật, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Đối với các khi công nghiệp hiện nay đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hoặc thực hiện thủ tục mở rộng khu công nghiệp.

-  Tập trung thanh tra, kiểm tra các khu công nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung để giám sát chất lượng nước thải ra môi trường theo các quy định pháp luật hiện hành; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

-  Xây dựng quy định hướng dẫn việc kết nối hệ thống quan trắc nước thải tự động từ các khu công nghiệp tới các Sở Tài nguyên và Môi trường đồng thời đôn đốc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động theo quy định của pháp luật.

-  Phối hợp với các địa phương đôn đốc, tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành kịp thời hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu kinh tế, khu công nghiệp; giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Rà soát quy định cụ thể về lắp đặt hệ thống xả thải nhằm xử lý có hiệu quả vấn đề xả thải ra môi trường

Câu hỏi:

Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường tại Điều 101 (Hệ thống xử lý nước thải), Khoản 2 Điểm d (Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu sau: … Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát). Tuy nhiên, hiện Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường có liên quan thì chưa có điều khoản nào quy định cụ thể cho phép hay không cho phép việc các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống xả thải ngầm hoặc không ngầm, nên các doanh nghiệp lợi dụng vấn đề này để lắp đặt hệ thống xả thải ngầm ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khỏe nhân dân và khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, rà soát lại quy định trên để tham mưu cho Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể nhằm xử lý có hiệu quả vấn đề xả thải ra môi trường (Cử tri tỉnh Quảng Ngãi) ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì các KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường, không phân biệt hệ thống xử lý nước thải và nổi hay ngầm. Đồng thời, hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp dù thải nổi hay ngầm đều được quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật. Các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Như vậy, việc thu gom, xử lý nước thải tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi giám sát thường xuyên thông qua theo dõi quan trắc tự động của doanh nghiệp cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về xả thải.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 101 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án (hoặc kiểm tra các đề án bảo vệ môi trường hoặc trong quá trình kiểm tra, thanh tra), cơ quan quản lý môi trường có quyền xem xét, yêu cầu chủ dự án (hoặc chủ cơ sở) xây dựng, lắp đặt hệ thống xả thải nổi (hoặc nửa nổi) đảm bảo vừa phù hợp thực tế vừa thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

V/v đề nghị xem xét điều chỉnh chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn để răn đe và phòng ngừa vi phạm

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị xem xét điều chỉnh chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn để răn đe và phòng ngừa vi phạm (Cử tri Quảng Ninh) ?

Trả lời:

Về nội dung xem xét điều chỉnh chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin tiếp thu, nghiên cứu để tham mưu Chính phủ xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong thời gian tới.

Về nội dung điều chỉnh chế tài xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc ban hành Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thực và nhận thức của cá nhân, tổ chức phải đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là cao nhất trong các lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam (Mức phạt tiền cảnh cáo đến 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức). Trước đây, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã có tính răn đe cao, tuy nhiên nhiên Nghị định 155/2016/NĐ-CP hiện nay còn có tính răn đe cao hơn đối với các hành vi cố y gây ô nhiễm môi trường (như trước đây hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép trên 10 lần với lưu lượng nước thải trên 10.000 m3/ngày đêm thì mức phạt tiền là tối đa, hiện nay chỉ cần xả nước thải vượt trên 10 lần với lưu lượng lớn hơn 5.000 m3/ngày đêm  nhưng dưới mức tội phạm môi trường theo quy định của Bộ luật Hình sự thì đã bị xử phạt ở mức tối đa). Bên cạnh hình thức phạt tiền Nghị định số 155/2016/NĐ-CP còn quy định các hình thức xử phạt bổ sung (đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, tịch thi tang vật vi phạm), biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khắc phục lại tình trạng ô nhiễm môi trường đã bị ô nhiễm và phục hồi môi trường bị ô nhiễm) và công khai thông tin đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường hoặc tác động xấu đến xã hội,…

Ngoài công cụ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Nghị định số 155/2016/NĐ-CP nêu trên, ngày 27/11/2015 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13, trong đó đã định lượng các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường để xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Hiện tại Bộ Luật hình sự đang được Ủy ban Tư pháp Quốc hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Đây là một công cụ hữu hiệu để răn đe cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh trách nhiệm để thực hiện các hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường.

Về nội dung điều chỉnh chế tài xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, phát luật về khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 (thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó, đã đề xuất tăng mức xử phạt, bổ sung các hành vi cần xử phạt vi phạm hành chính nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Đối với hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp đã được quy định hình thức và mức xử phạt bằng tiền tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được điều chỉnh, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015).

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

V/v đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh, nhằm hạn chế thấp nhất việc xả thải ra môi trường

Câu hỏi:

Cử tri cho rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi ngày càng phức tạp là do chính con người gây ra: các cơ sở, doanh nghiệp, công ty sản xuất xả thải ra môi trường… Tuy nhiên, các cơ quan quản lý không phát hiện mà do các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thì các cơ quan mới vào cuộc, bên cạnh việc xử lý chưa nghiêm nên việc xả thải vẫn tiếp diễn. Cử tri đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh, nhằm hạn chế thấp nhất việc xả thải ra môi trường; cung cần quy trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm (Cử tri tỉnh An Giang) ?

Trả lời:

1. Về tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh, nhằm hạn chế thấp nhất việc xả thải ra môi trường:

Trong thời gian gần đây, các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến phức tạp, tinh vi, đặc biệt là các vi phạm về xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Các doanh nghiệp tìm cách trốn tránh nghĩa vụ đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành xử lý nên che đậy bằng các phương thức tinh vi (xả lén, xả về đêm hoặc trời mưa,…) rất khó kiểm soát; trong khi hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước bị ràng buộc thực hiện trong giờ hành chính, phải thông báo trước cho cơ sở được kiểm tra, trình tự thủ tục phải tuân theo Luật thanh tra, nên các cơ sở có biện pháp đối phó gây khó khăn trong việc bắt quả tang các hành vi nêu trên. Do đó, việc phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường cần có sự phối hợp tham gia của cộng đồng, cơ quan truyền thông. Khi phát hiện vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã khẩn trương, tích cực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cũng như trách nhiệm của các bên liên quan.

Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, dự án sản xuất trên phạm vi cả nước rất lớn, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ có thể thanh, kiểm tra luân phiên 02 năm/lần/dự án. Để kiểm soát, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, Luật bảo vệ môi trường đã quy định các nguồn thải lớn) (từ 1.000m3/ngày và các KCN tập trung) phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục tại điểm xả thải và kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi xảy ra sự cố ô nhiễm nghiêm trọng, các cơ quan chức năng và Bộ Tài nguyên và môi trường phải vào cuộc để xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm. Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có nguồn thải lớn và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp (quy định phải có hệ thống quan trắc tự động, lắp camera theo dõi, có hồ sinh học, điểm xả thải phải dễ kiểm soát,…) Về lâu dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu thay đổi quy đinh pháp luật về hoạt động thanh tra môi trường chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động; ngoài ra, bổ sung giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền cho cơ quan quản lý môi trường ở địa phương.

2.Về trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm:

Đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý, đã có các quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014 (Khoản 16 Điều 7 - những hành vi bị nghiêm cấm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường; Điều 143 – trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp) và bộ Luật hình sự (chương XXIII – các tội phạm về chức vụ). Bên cạnh đó, để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, ngày 31/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường xảy ra trên địa bàn.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương định kỳ phối hợp liên ngành kiểm tra nghiêm ngặt về việc xả thải, xử lý chất thải rắn

Câu hỏi:

Hiện nay công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn, kiểm soát yếu tố tác động đến môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp quy mô lớn là vấn đề cử tri hết sức quan tâm. Cử tri kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương định kỳ phối hợp liên ngành kiểm tra nghiêm ngặt về việc xả thải, xử lý chất thải rắn; báo cáo cụ thể từng đợt kiểm tra, công khai minh bạch để nhân dân giám sát, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, nếu để xẩy ra vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật?

Trả lời:

Vấn đề mà cử tri nêu cũng đang là mối quan tâm, lo ngại với công tác quản lý bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về vấn đề Bộ tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở có quy mô gây ô nhiễm môi trường cao; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trông đó đã bổ sung Phụ lục IIa về danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiểm môi trường để có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối tượng này. Bộ cũng đã thành lập Tổ giám sát đặc biệt đối với một số khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (cụm công nghiệp Phú Lâm và làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh; khu Kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa; khu công nghiệp Tằng Loong, Lào Cai; Công ty TNHH khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo, Thái Nguyên; các dự án Bauxite Tây Nguyên…..).

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong thanh tra, kiểm tra cần chú trọng làm tốt công tác công khai, minh bạch để người dân cùng tham gia giám sát. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg  ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm toàn diện các vẫn đề môi trường trên địa bàn.


Rà soát các chính sách liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm

Câu hỏi:

Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức. Cử tri và nhân dân tiếp tục kiến nghị các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương rà soát các chính sách liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận ý kiến của cử tri liên quan đến công tác của thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này đối với công tác bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm số lượng các cơ sở thanh tra theo kế hoạch, tăng cường thanh tra đột xuất, tập trung vào các cơ sở có quy mô lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm để răn đe và tạo dư luận buộc các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh phải quan tâm, đầu tư cho môi trường. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, Bộ đã thanh tra tổng cộng 6.768 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành trên cả nước, qua đó đã phát hiện và xử lý gần 3.000 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính lên tới 446,258 tỷ đồng. Kết quả, các đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều cơ sở xả hàng ngàn m3 nước thải ra môi trường không qua xử lý ra ngoài môi trường như: Công ty TNHH Phương Duy, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, Công ty TNHH một thành viên Kaneshiro Việt Nam, Công ty TNHH thủy sản Đông Hải, Trung tâm xử lý nước thải  khu công nghiệp Phố Nối B… Ngoài ra trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử lý nhiều điểm nóng về môi trường, tiêu biểu như: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại Bình Thuận, vụ sạt lở bãi Guyps thải của công ty cổ phần D.A.P – Vinachem tại thành phố Hải Phòng, sự cố cá chết tại sông Bưởi Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Tại tập đoàn Á Cường tại Bắc Giang, Công ty TNHH Khai thác về Chế biến khoáng sản Núi Pháo tại Thái Nguyên, Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal ở Khu công nghiệp Lai Vũ, xã Lai Vũ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Công ty Cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh tại thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An…

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã triển khai nhiều công cụ, biện pháp nhằm tăng cường giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở như: tăng cường quan trắc, giám sát tự động, công khai thông tin; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng và nhân dân; thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của đường giây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, công tác thanh tra,kiểm tra và bảo vệ môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập làm giảm hiệu lực hiệu quả. Lực lượng làm công tác thanh kiểm tra, kiểm tra từ Trung ương, địa phương còn mỏng, chưa đáp ứng được như cầu công tác của việc bảo vệ môi trường, trang thiết bị cho hoạt động  thanh tra, kiểm tra còn thiếu, lạc hậu. Trong khi đó, các quy định của pháp luật về hoạt động của thanh tra, kiểm tra hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Ví dụ như, theo quy định của pháp luật về thanh tra, các đoàn thanh tra sau khi có quyết định thành lập phải thông báo trước cho đối tượng thanh tra biết. Quy định này không phù hợp với đặc thù trong lĩnh vực môi trường đòi hỏi phải đảm bảo tính đột xuất, không để các doanh nghiệp có thời gian đối phó (dùng hoạt động xả thải trộm, hay có hành vi pha loãng nước thải trong thời gian thanh tra). Luật cũng quy định thời gian thanh tra chỉ thực hiện trong giờ hành chính là không phù hợp do các hành vi xả thải trộm chủ yếu được các doanh nghiệp thực hiện vào ban đêm để tranh bị phát hiện.

Trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo trực tiếp đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động thanh tra đột xuất; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao nghiệp vụ cho các bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp tục kiến nghị Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Luật  xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra phù hợp với đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này.


Đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư để xử lý nước thải sinh hoạt trong các đô thị và khu dân cư nông thôn

Câu hỏi:

Về việc đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư để xử lý nước thải sinh hoạt trong các đô thị và khu dân cư nông thôn, do tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng ?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với lo ngại của cử tri trước tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải và khó khăn, bất cập trong công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các địa phương, nhất là khu vực đô thị, nông thôn (tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại đô thị được xử lý mới ước đạt khoảng 12,5%). Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã quy định một số chính sách cụ thể về xử lý nước thải sinh hoạt trong các đô thị và khu vực dân cư tập trung; khoản 1 Điều 100 Luật bảo vệ môi trường quy định đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; khoản 2 Điều 147 của Luật cũng quy định chi cho các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải là một nội dung của chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường. Theo Phụ lục III Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường), việc xử lý nước sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 /ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ (bao gồm các ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và đất đai; ưu đãi, hỗ trợ về vốn, thuế và các hình thức khác theo quy định tại Chương VII Nghị định số 19/2015/NĐ-CP).

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, điểm d khoản 3 Điều 142 Luật bảo vệ môi trường quy định Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư tập trung. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung ở địa phương, làm căn cứ kiến nghị các chính sách đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong triển khai nhiệm vụ nêu trên. 


Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc giảm tác hại của chất thải nhựa; chỉ đạo có hiệu quả công tác dự báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc giảm tác hại của chất thải nhựa; chỉ đạo có hiệu quả công tác dự báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai ?

Trả lời:

Vấn đề rác thải nhựa là vấn đề lớn trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo về vấn đề này. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng đối sản phẩm nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường; phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa, kêu gọi các doanh nghiệp cùng chung tay thành lập Liên minh chống rác thải nhựa, chứng nhận đại sứ phong trào chống rác thải nhựa .v.v. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tích cực hưởng ứng, xuất hiện nhiều mô hình điểm như: thay đổi các bao bì sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường; không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong các hội nghị, hội thảo; sử dụng làn, túi xách để đi chợ thay vì sử dụng túi nilon 1 lần để bao gói.

Ghi nhận và tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh, phát huy hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu phát sinh rác thải khó phân hủy trong sinh hoạt, tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế vật liệu khó phân hủy, trong đó tập trung vào một số nội dung sau đây:

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về những tác hại của việc sử dụng túi nilon khó phân hủy, dùng một lần, lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm thay thế, túi nilon thân thiện với môi trường thông qua việc đa dạng hóa các kênh truyền thông.

- Tăng cường truyền thông để cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng cùng chung tay giải quyết bài toán về rác thải nói chung và chất thải nhựa nói chung; thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức, thay đổi hành 11 vi của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon, bao bì nhựa dùng 1 lần.

 - Tổ chức tuyên truyền về các mô hình, biện pháp phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh thu gom và tăng dần tỷ lệ tái chế chất thải nilon tại các đô thị, khu vực nông thôn, nhằm giảm lượng chất thải túi nilon ra môi trường.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương lồng ghép các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế vật liệu khó phân hủy tại các dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Ngày Môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,…

Về dự báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai: Trong những năm gần đây, độ chính xác, độ tin cậy trong các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai ngày càng được nâng cao hơn. Đặc biệt trong vấn đề dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt vốn là những loại hình thời tiết rất nguy hiểm, tác động và gây thiệt hại trên diện rộng về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của công tác phòng chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Dự báo, cảnh báo bão: độ chính xác trong bản tin dự báo bão (vị trí và cường độ bão) của Việt Nam đã dần tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Dự báo, cảnh báo mưa lớn: trước 2-3 ngày với độ tin cậy khoảng 75%. Đối với mưa lớn cục bộ hoặc mưa lớn trong cơn dông: mới chỉ cảnh báo trước từ 30 phút đến 2-3 giờ.

- Dự báo, cảnh báo rét đậm, rét hại gây ra bởi không khí lạnh: trước 2-3 ngày với độ tin cậy 80-90%. - Dự báo, cảnh báo lũ trên các sông khu vực miền Trung, Tây Nguyên trước 1-2 ngày và ở khu vực Bắc Bộ trước 3-5 ngày với độ tin cậy 70-80%.

- Dự báo, cảnh báo các đợt nắng nóng diện rộng: trước từ 2-3 ngày có độ tin cậy 70%, thời điểm kết thúc các đợt nắng nóng diện rộng có độ tin cậy từ 80-90%.

Để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, Bộ đã có kế hoạch để xây dựng các hệ thống quan trắc hiện đại, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường công nghệ dự báo, năng lực chuyên môn, đặc biệt là xây dựng và đưa vào dự báo nghiệp vụ dùng mô hình dự báo bão, mưa lớn của Việt Nam. Tăng cường đào tạo cán bộ dự báo, mở rộng hợp tác quốc tế, cải tiến thay đổi nội dung, hình thức truyền tin thiên tai với những giải pháp cụ thể như sau:

- Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật lĩnh vực khí tượng thủy văn nhằm tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, phục vụ hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy cao các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ các thông tin, dữ liệu quan trắc và vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong công tác dự báo khí tượng thủy văn. Phối hợp với các đơn vị đã được phân công trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong các Quy trình vận hành liên hồ chứa do Chính phủ ban hành trên các lưu vực sông.

- Tăng cường mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn tại khu vực thượng lưu và hạ lưu các hồ chứa nhằm cung cấp đẩy đủ các thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác cảnh báo, dự báo lũ. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai. Từ năm 2019-2025, dự kiến có khoảng 4000 trạm đo mưa tự động sẽ được lắp đặt dựa trên hoạt động xã hội hóa công tác quan trắc.

- Các nguồn thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ được tập hợp thành cơ sở dữ liệu chung của ngành khí tượng thủy văn phục vụ công tác đồng hóa dữ liệu, chia sẻ, sử dụng theo thời gian thực trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, phát triển công nghệ dự báo số (digital forecasting) để tăng cường năng lực dự báo định lượng mưa từ hạn cực ngắn đến hạn dài; xây dựng, ứng dụng, tiếp cận các công nghệ và các mô hình toán thủy văn hiện đại thông qua quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia có nền khoa học công nghệ khí tượng thủy văn phát triển; phát triển công nghệ dự báo số cảnh báo, dự báo lũ sớm và nguy cơ ngập lụt hạ du do tác động điều tiết của hồ chứa.

- Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung: Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai, cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trước năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.


Kiến nghị cần sớm có phương án nạo vét sông Hồng từ cửa biển vào để tránh gây ngập lụt ở khu vực nội thành Hà Nội

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị cần sớm có phương án nạo vét sông Hồng từ cửa biển vào để tránh gây ngập lụt ở khu vực nội thành Hà Nội ?

Trả lời:

Trong thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng xảy ra ngập lụt ở khu vực nội thành Hà Nội là do mưa lớn, hệ thống hạ tầng và tiêu thoát nước kém mà không phải do ảnh hưởng bởi mực nước cũng như biến đổi lòng dẫn của sông Hồng (sông Hồng ở khu vực Đồng bằng đã có hệ thống bảo vệ).

Do đó, việc giải quyết vấn đề ngập lụt ở khu vực nội  thành Hà Nội cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và không phụ thuộc nhiều vào việc nạo vét sông Hồng từ cửa biển. Trân trọng và cảm ơn sự quan tâm và kiến nghị của cử tri.


V/v tăng cường các biện pháp nhằm giảm tình trạng ô nhiễm nước, sông Đáy, sông Nhuệ

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị nhà nước chỉ đạo Bộ, ngành có biện pháp nhằm giảm tình trạng ô nhiễm nước, sông Đáy, sông Nhuệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (Cử tri tỉnh Hà Nam) ?

Trả lời:

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã có nhiều cố gắng, nỗ lực như: thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông (sau đây gọi tắt là Ủy ban BVMT LVS) Nhuệ - sông Đáy; phê duyệt và triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trên lưu vực sông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường nước của lưu vực sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai nội dung của các Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được phê duyệt.

Hiện nay, xử lý ô nhiễm môi trường nước sông Tô Lịch và sông Nhuệ - sông Đáy đã và đang được phối hợp và tích cực triển khai đồng bộ ở cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng môi trường nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ - Đáy vẫn còn tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt đáng báo động đối với các đoạn sông chảy qua các đô thị. Nguyên nhân là do nguồn thải từ các làng nghề, cơ sở sản xuất dịch vụ; nước thải sinh hoạt từ các đô thị chưa có biện pháp đầu tư xử lý ô nhiễm, vẫn tiếp tục đổ ra sông. Việc huy động nguồn lực để xử lý vào khu vực này là rất khó khăn do nguồn vốn lớn và chưa rõ trong cơ chế hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông cũng như chưa rõ trong trách nhiệm huy động nguồn lực của các địa phương.

Về giải pháp, trước tiên cần làm rõ cơ chế phân công triển khai giữa các địa phương trong lưu vực. Đối với sông Nhuệ - sông Đáy, 90% nước thải ra lưu vực là từ Hà Nội, 10% còn lại xuất phát từ Hòa Bình, Hà Nam và một số địa phương khác. Như vậy, Hà Nội phải là địa phương chịu trách nhiệm chính về vấn đề môi trường của sông Nhuệ - sông Đáy.

Thứ hai, về công nghệ và huy động nguồn lực. Bên cạnh các mô hình xử lý nước thải tập trung, cần tính toán tới giải pháp xây dựng các mô hình xử lý nước thải phân tán, công nghệ phân tán, thu gom nước thải dọc theo bờ sông. Đồng thời, phải có giải pháp bổ sung nguồn nước, khơi thông dòng chảy, bảo vệ môi trường các vùng thủy sinh, kè bờ sông v.v. Để huy động được nguồn lực, bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn ODA, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần xem xét lựa chọn mô hình phù hợp để khuyến khích được doanh nghiệp tham gia đầu tư như mô hình hợp tác công tư để để giải quyết vấn đề thu gom, xử lý nước thải (tuy nhiên cần lưu ý tới việc thường sẽ có những áp đặt nhất định về công nghệ nếu sử dụng nguồn vốn ODA). Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong triển khai thực hiện dự án đầu tư theo mô hình hợp tác công tư. Dần dần tiếp cận nguyên tắc người gây ô nhiễm thì phải trả tiền, theo đó tất cả các làng nghề phải xử lý tập trung từ rác thải, nước thải và phải chi trả chi phí xử lý. Đối với nước thải sinh hoạt, Nhà nước phải đảm bảo kinh phí để có thể vận hành các hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đối với mỗi dòng sông, nếu có đầy đủ các điều kiện về vốn, công nghệ, cách thức thu gom, xử lý cho đến các mô hình quản trị, các mô hình 3 trên thì trong vòng 5 năm có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm. Hiện nay Hà Nội đang tổ chức thực hiện theo hình thức này và Bộ đang phối hợp chặt chẽ để sớm tổng kết, nhân rộng mô hình.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

V/v giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do sinh hoạt nguồn nước, rác thải, khí thải, do hoạt động vi phạm của các nhà máy, khu công nghiệp và chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản gây ra ngày càng nghiêm trọng

Câu hỏi:

Cử tri bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường do sinh hoạt nguồn nước, rác thải, khí thải, do hoạt động vi phạm của các nhà máy, khu công nghiệp và chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, biện pháp xử lý hành chính, phạt tiền chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi này gây ra. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xử lý nghiêm nâng mức chế tài và cần thiết có thể áp dụng chế tài hình sự đối với những vi phạm nêu trên (Cử tri các tỉnh: Đồng Tháp, Ninh Thuận) ?

Trả lời:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên diện rộng; trên cơ sở kết quả rà soát đã thành lập các Tổ công tác liên ngành, chương trình kiểm tra định kỳ, chế độ giám sát đặc biệt như quan trắc online tự động liên tục và kết nối số liệu trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương cũng như địa phương, xây dựng hồ sinh học để kiểm chứng chất lượng nước thải sau khi xử lý khi thải ra ngoài môi trường đảm bảo chủ động phòng ngừa, không để xảy ra các sự cố, thảm họa môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Hiện nay, cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung hoàn thiện các thể chế, chính sách có liên quan; đặc biệt đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này sẽ có tác động mạnh mẽ đến ý thức và nhận thức của cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường; buộc cá nhân, tổ chức phải đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là cao nhất trong các lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam (mức phạt tiền từ cảnh cáo đến 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức). Trước đây, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã có tính răn đe cao, tuy nhiên Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ hiện nay còn có tính răn đe cao hơn đối với các hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường (như trước đây hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép trên 10 lần với lưu lượng nước thải trên 10.000 m3/ngày đêm thì mức phạt tiền là tối đa, hiện nay chỉ cần xả nước thải vượt trên 10 lần với lưu lượng lớn hơn 5.000 m3/ngày đêm nhưng dưới mức tội phạm môi trường theo quy định của Bộ luật Hình sự thì đã bị xử phạt ở mức tối đa). Bên cạnh hình thức phạt tiền, Nghị định này còn quy định các hình thức phạt bổ sung (đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, tịch thu tang vật vi phạm), biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khắc phục lại tình trạng ô nhiễm môi trường đã bị ô nhiễm và phục hồi môi trường bị ô nhiễm) và công khai thông tin đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường hoặc tác động xấu đến xã hội,…

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ nêu trên, ngày 27/11/2015 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13, trong đó đã định lượng các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường để xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Hiện tại Bộ Luật hình sự đang được Ủy ban Tư pháp Quốc hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để sửa đổi cho phfu hợp với thực tiễn. Đây là một công cụ hữu hiệu để răn đe cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh trách nhiệm để thực hiện các hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

V/v vấn đề ô nhiễm sông Cầu

Câu hỏi:

Cử tri phản ánh mặc dù đã có dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông Cầu, nhưng nước sông Cầu hiện nay vẫn bị ô nhiễm, một số đoạn chảy qua địa phận các huyện Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang có tình trạng cá, tôm chết hàng loạt, nước sông có mùi khó chịu…(Cử tri tỉnh Bắc Giang) ?

Trả lời:

Dự án tăng cường năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm 2016 bởi tổ chức JICA (Nhật Bản). Mục tiêu dài hạn của dự án là cải thiện chất lượng môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam thông qua việc tăng cường năng lực quản lý cho các cơ quan Trung ương và địa phương. Trong năm 2016, dự án JICA đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thành công các lớp tập huấn cơ bản cho 03 tỉnh trên lưu vực sông Cầu là Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên và 01 chương trình tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý môi trường nước lưu vực sông giữa các tỉnh trên lưu vực sông Cầu và các tỉnh, thành phố trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Ngoài ra, trong các năm qua, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu. Hàng năm, Ủy ban Bảo vệ môi trường sông Cầu tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án, tình hình thống kê, quản lý các nguồn thải của các tỉnh trên lưu vực sông Cầu, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị của các địa phương được ghi nhận và hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có báo cáo gủi Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, với các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra đột xuất, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu luôn phối hợp với Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời thành lập đoàn công tác để giải quyết các vấn đề nóng, vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông liên tỉnh. Trong năm 2016, thành lập đoàn công tác đi kiểm tra, khảo sát đoạn giáp ranh 02 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo đơn khiếu kiện về cá chết từ người dân Bắc Giang.

Tuy nhiên, đến nay, môi trường nước lưu vực sông Cầu vẫn còn bị ô nhiễm, nước sông có mùi khó chịu, nguyên nhân là do:

-  Hoạt động của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu còn nhiều hạn chế. Việc kết nối thông tin và phối hợp công tác chủ yếu giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương còn thiếu sự tham gia của các Bộ, ngành khác;

-  Các địa phương chưa thống kê, kiểm soát được đầy đủ các nguồn thải trên địa bàn, vì vậy chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giám sát, quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa quyết liệt và triệt để;

-  Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia công tác bảo vệ môi trường tuy đã chuyển biến tích cực như chủ động thu gom rác, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, nhưng chưa được phát huy mạnh mẽ trong công tác giám sát, phản ánh các hành động gây ô nhiễm môi trường.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với dự án JICA cũng như chủ động tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, cụ thể:

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao vai trò của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trong công tác chỉ đạo, điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án tổng thể lưu vực sông tại địa phương thuộc lưu vực sông Cầu;

-  Nghiên cứu, đề xuất cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính để triển khai Đề án;

-  Hướng dẫn các tỉnh thực hiện hoạt động kiểm kê, xác định các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, thống nhất các chỉ số môi trường cần thống kê, theo dõi và báo cáo;

-  Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường cho lưu vực sông Cầu; chủ trì rà soát, tăng cường hệ thống quan trắc, nhất là hệ thống quan trắc tự động và giám sát môi trường trên toàn lưu vực, ban hành định mức kỹ thuật quan trắc môi trường đối với nước thải sinh hoạt và sản xuất;

-  Phối hợp dự án JICA triển khai thực hiện các dự án thí điểm, xây dựng và ban hành được các văn bản về quản lý môi trường nước lưu vực sông.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường

Câu hỏi:

Hiện nay, một số khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất xả nước thải và khói bụi chưa qua xử lý ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị Chính phủ cần phải xem xét kỹ lưỡng khâu quy hoạch các dự án, không xây dựng các nhà máy sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, khu công nghiệp, làng nghề gần khu dân cư. Đồng thời, các cơ quan chức năng có giải pháp quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường (Cử tri tỉnh Ninh Bình).

Trả lời:


1.  Về quy hoạch các dự án, không xây dựng các nhà máy sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, khu công nghiệp, làng nghề: Theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoach bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thi đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề, dự án xây dựng cơ sở sản xuất sắt thép, xi măng, dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đều thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và phải được các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định và phê duyệt trước khi triển khai xây dựng dự án; Khoản 2 Điều 27 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định chủ dự án “Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường”. Tùy thuộc vào quy mô của dự án, các cơ quan trung ương hoặc địa phương sẽ tiến hành thẩm định đảm bảo dự án tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi triển khai xây dựng, trong đó sẽ có các quy định về vị trí xây dựng phải đảm bảo cách xa khu dân cư theo quy định pháp luật; đồng thời tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với dự án trước khi đi vào vận hành chính thức.

2.  Về giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường: Trong thời gian từ năm 2011-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT trên phạm vi cả nước; đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 3.440 cơ sở, KCN và CCN (cơ sở), phát hiện 2.087 tổ chức vi phạm (chiếm 60%), với tổng tiền phạt trên 280 tỷ đồng, buộc truy thu phí BVMT đối với nước thải trên 127 tỷ đồng, bồi thường thiệt hại cho người dân gần 220 tỷ đồng, đồng thời buộc các tổ chức vi phạm phải đầu tư các công trình xử lý chất thải đạt QCVN với số tiền lên đến hang ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2016, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 952 cơ sở (trong đó, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đối với 815 cơ sở tại 32 tỉnh/thành phố; thanh tra diện rộng đối với 137 cơ sở có nước thải trên 500 m3/ngày tại 22 tỉnh/thành phố và thanh tra đột xuất đối với 11 cơ sở). Kết quả thanh tra, kiểm tra nhận thấy có 203/952 cơ sở (chiếm 21,6%) không vi phạm, còn lại hầu hết các cơ sở đều có các vi phạm về thủ tục hành chính và quản lý chất thải với mức phạt tiền trên 140 tỷ đồng, buộc bồi thường thiệt hại cho người dân số tiền trên 1,4 tỷ đồng và 500 triệu USD. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là tại các địa phương; vi phạm diễn ra khá phổ biến, tinh vi, một số địa phương xử lý chưa nghiêm; nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu và yếu về nghiệp vụ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm chưa được đầu tư nên khó khăn trong việc phát hiện vi phạm.

Để khắc phục tồn tại trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu gồm: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. thanh tra, kiểm tra, đảm bảo cho hoạt động này chủ động, linh hoạt, đúng pháp luật, không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp; (ii) Tăng cường nhân lực, năng lực, cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm về môi trường theo quy định của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP của Chính phủ; (iii) Kiện toàn tổ chức và xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương, trước mắt kiến nghị Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, trong đó bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường cho Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường công tác giám sát các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn (có lưu lượng xả thải từ 1.000 m3/ngày và các KCN tập trung; các cơ sở có lưu lượng xả khí thải lớn thuộc các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm như: sản xuất sắt thép, phân bón, xi măng, …), đồng thời yêu cầu các cơ sở này phải có hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải tại điểm xả thải và kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, kh kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trường hợp không thực hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giải pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường sông Kẻ Sặt

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị các Bộ, ngành chức năng có giải pháp ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường sông Kẻ Sặt là ranh giới giữa 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên do một số khu công nghiệp của 02 tỉnh đổ nước thải ra gây ô nhiễm nguồn nước nghiên trọng (Cử tri tỉnh Hải Dương).
1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trả lời:

Vấn đề cử tri nêu, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã quy định các yêu cầu đối với các khu công nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm phát sinh từ các khu công nghiệp gồm có: yêu cầu hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục … Bên cạnh đó, năm 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường đối với CCN, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong đó đã quy định về quan trắc, giám sát môi trường đối với tất cả các cơ sở (bao gồm các cơ sở nằm trong KCN).

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Hải Dương và Hưng Yên để tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm tại các KCN trên địa bàn 2 tỉnh.

(Nguồn: Công văn số 1842/BTNMT-PC ngày 19/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)


Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, cát lòng sông

Câu hỏi:

Trong thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông, rừng bị tàn phá diễn ra ngày càng phức tạp, manh động và khó lường, cử tri kiến nghị các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, cát lòng sông, đặt biệt là quản lý, kiểm soát vai trò trách nhiệm, ý thức đạo đức, hiệu lực, hiệu quả công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực thi quản lý nhà nước ?

Trả lời:

Khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước (đến năm 2018 vẫn có trên 30 tỉnh có khai thác khoáng sản trái phép; riêng cát, sỏi lòng sông khoảng trên 20 tỉnh). Khai thác trái phép chưa được giải quyết triệt để, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái diễn; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép ngày càng khó khăn, phức tạp. Hậu quả là gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở bờ sông, bãi sông…

Nguyên nhân của tình trạng này gồm: (1) nhu cầu sử dụng cát, sỏi làm vật liệu san lấp, xây dựng công trình hạ tầng ngày càng lớn, cung không đủ cầu; (2) công nghệ khai thác cát, sỏi lòng sông đơn giản, phương tiện khai thác cát, sỏi gọn nhẹ và linh hoạt; (3) hoạt động khai thác trái phép diễn ra bất kể ngày - đêm, kể cả những ngày lễ, gây khó khăn cho cơ quan chức năng; (4) nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu địa phương, nhất là cấp xã; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các địa phương, nhất là khu vực giáp ranh, chưa xử lý kiên quyết, kịp thời đối với hành vi khai thác trái phép; (5) để ngăn chặn hiệu quả khai thác cát, sỏi trái phép phải quản lý chặt chẽ từ khâu mua bán, vận chuyển, tập kết.

Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp tại Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản, đồng thời đã bổ sung hành vi, tăng mức xử phạt đối với một số hành vi, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép lên 2-3 lần trong Nghị định số 33/2017/NĐCP ngày 03/4/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ           Trương Hòa Bình đã chủ trì 01 cuộc họp trực tuyến các Bộ, ngành liên quan với 63 tỉnh thành phố; 02 cuộc họp trực 20 tiếp với các tỉnh, thành phố có hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép kéo dài, phức tạp (mới đây là 3/4/2019) để bàn các giải pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 142/TB-VPCP ngày 12/4/2019, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham gia cùng Bộ Công an và các Bộ liên quan kiểm tra tình hình quản lý cát, sỏi lòng sông tại 15 tỉnh, thành phố cả nước

Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới: Các địa phương, các Bộ liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 142/TB-VPCP ngày 12/4/2019; các địa phương tiếp tục ban hành quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản (đến nay đã có 45 tỉnh, thành phố ký kết 35 quy chế phối hợp quản lý khoáng sản cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp ranh); cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra một số địa phương để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, gây bức xúc dư luận, kiến nghị xử lý theo quy định.

 Để giải quyết căn cơ vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đã trình Chính phủ xem xét, hiện nay đang được hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành. 05 chính sách lớn của dự thảo Nghị định gồm: (1) quản lý cát, sỏi theo quy định Luật khoáng sản gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Luật tài nguyên nước; (2) quản lý, cấp phép, sử dụng cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông phải gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính; (3) quản lý cát, sỏi lòng sông chặt chẽ từ lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến hoạt động mua bán, vận chuyển, tập kết; (4) cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi chủ yếu thông qua hình thức đấu giá; (5) khuyến khích sử dụng nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giàu silic.


Giải pháp nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trong việc bảo vệ môi trường

Câu hỏi:

Đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; có giải pháp nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trong việc bảo vệ môi trường; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, quan tâm tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các vi phạm ?

Trả lời:

         Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ kiến nghị của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay. Công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý đã được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực. Bức tranh toàn cảnh về môi trường hiện nay của Việt Nam đã xuất hiện các gam màu sáng, khu vực, địa bàn, địa phương, lĩnh vực làm tốt về công tác bảo vệ môi trường dần mở rộng; các tồn đọng, vấn đề môi trường bức xúc được thu hẹp dần.

         Tuy nhiên, thực tế là tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra tại một số khu vực, một số thời điểm, gây bức xúc, lo lắng cho nhân dân như cử tri đã phản ánh. Điều này xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp còn chưa cao; các vi phạm của cơ sở có xu hướng ngày càng tinh vi, mang tính chống đối cao trong khi lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường còn mỏng, lại bị ràng buộc bởi các quy định của Luật thanh tra nên việc phát hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn.

         Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:
    - Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các xung đột, tranh chấp về môi trường gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo hướng kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    - Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

     - Yêu cầu các khu công nghiệp tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hoặc thực hiện thủ tục mở rộng khu công nghiệp khi không có hoặc chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thực hiện giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

     - Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, xử lý khí thải của các cơ sở trong khu công nghiệp; nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đẩy mạnh việc kết nối truyền số liệu quan trắc môi trường của các cơ sở phát sinh chất thải lớn trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.

     - Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường (ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương huy động vốn từ cộng đồng, hợp tác công tư,...). Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và hiện trạng chất thải của nước ta. Có cơ chế đột phá để huy động các nguồn tài chính từ nguồn lực xã hội, bên cạnh các nguồn lực tài chính của nhà nước để phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường, cơ chế sử dụng nguồn thu từ môi trường đầu tư trở lại cho môi trường.

           Về vấn đề quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản: Ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản; nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu trong quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

           Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ khâu hoàn thiện thể chế quản lý khoáng sản đến công tác cấp phép hoạt động khoáng sản, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định: (1) số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012; (2) số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013.

          Nghị định số 158/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nội dung mới và quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp khi được giao quyền khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại Chương III; hướng dẫn nội dung Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, quy định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu các địa phương nếu xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc khai thác trái phép kéo dài mà không xử lý...

          Nghị định số 33/2017/NĐ-CP đã bổ sung, điều chỉnh theo hướng nâng mức phạt đối với một số hành vi, nhất là hành vi khai thác cát, sỏi trái phép; bổ sung thêm các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt cho Uỷ ban nhân dân cấp các cấp nhằm kịp thời ngăn chặn các sai phạm trong khai thác khoáng sản. Mặt khác, Bộ đã thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật về khoáng sản; đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo từng loại khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân để xử lý đối với các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương trong việc nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

         Các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật theo hướng chặt chẽ, minh bạch và bền vững. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân. Qua kiểm tra, thanh tra và báo cáo định kỳ về công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các địa phương cho thấy hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đã dần đi vào nề nếp; việc quản lý và cấp phép hoạt động khoáng sản đã tuân thủ theo đúng quy hoạch, quy định của pháp luật về khoáng sản.


Về việc kiến nghị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế

Câu hỏi:

Về việc kiến nghị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế khác để các địa phương nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách (Cử tri thành phố Hồ Chí Minh) ?

Trả lời:

Việt Nam đã tích cực và ngày càng chủ động tham gia vào các Điều ước quốc tế nhiều bên tham gia cũng như các Điều ước quốc tế hai bên về biến đổi khí hậu. Đến nay Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước song phương và Điều ước quốc tế song phương.

        Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nỗ lực thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có việc chỉ đạo, thực hiện các Điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia là thành viên. Bên cạnh việc kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Điều ước quốc tế; bổ sung, hoàn thiện bộ máy, thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng đáp ứng các nhiệm vụ quản lý, chủ trì thực hiện các Điều ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu… thì công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng bước đầu đã góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân và cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

        Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với các hoạt động chính như sau:

      - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về Điều ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu như các diễn đàn đối thoại chính sách, hội nghị hội thảo về cơ chế phát triển sạch CDM, JCM; tập huấn sử dụng các phần mềm kiểm kê khí nhà kính; tăng cường năng lực thực hiện công ước khí hậu tại Việt Nam; các hội thảo 3 miền Bắc, Trung, Nam về Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; các hội thảo tham vấn xây dựng, rà soát cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định NDC; các hội thảo chuẩn bị cho việc tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) và tóm tắt kết quả của COP; tổ chức Ngày quốc tế bảo vệ tầng  ô- dôn hàng năm.

      - Xây dựng các ấn phẩm về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô- dôn như: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Nghị định thư Kyoto; các Thông báo quốc gia của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba); Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và vận hội mới; Hỏi/đáp về Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch; giới thiệu Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung cua Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và tình hình thực hiện Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam; một số văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam; hướng dẫn xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt Dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto; “Thông tin tóm tắt về Cơ chế phát triển sạch và thị trường các-bon quốc tế”; Giới thiệu nghiên cứu Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định cho phát triển các-bon thấp tại Châu Á; Kịch bản đường cơ sở quốc gia phát thải khí nhà kính - Kinh nghiệm các nước đang phát triển trên thế giới; các Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (lần thứ nhất và lần thứ hai); Đề án Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới; Thông tin biến đổi khí hậu (2 số/năm); sổ tay hướng dẫn thực hiện cơ chế JCM; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Báo cáo kỹ thuật đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định; Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định nộp UNFCCC; một số ấn phẩm Ô-dôn như: Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (Bản sửa đổi, bổ sung London 1990, Copenhagen 1992, Vienna 1995, Montreal 1997, Bắc Kinh 1999); Sách 24 năm Việt Nam gia nhập và thực hiện Nghị định thư Montreal; Bản tin ô-dôn (4 số/năm); Chương trình quốc gia của Việt Nam nhằm loại dần các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

      - Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các tin, bài, các phim phóng sự về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ô-dôn.

Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua việc lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến trong các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu, huy động sự tham gia của người dân, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cả nước, chú trọng tại  các vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu như vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và phát triển bền vững.


Giải pháp tổng thể nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân

Câu hỏi:

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn đang rất bức xúc và cấp bách, là vấn nạn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,... tình trạng tái chế vật liệu, sản xuất chăn nuôi trong khu dân cư... Đề nghị nhà nước có giải pháp tổng thể nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân ?

Trả lời:

Công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nguồn nước, không khí tại các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, làng nghề và đô thị được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý đã được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh tích cực triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường, đã phát hiện, xử phạt nghiêm nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để răn đe và tạo dư luận, buộc các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh phải quan tâm, đầu tư cho môi trường. Đồng thời, đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; liên tục cập nhật để sửa đổi hoặc đề xuất Chính phủ, Quốc hội để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần. Đến nay, đã có 88,3% các khu công nghiệp hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; gần 70% khu công nghiệp đã lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục.

       Tuy nhiên, đúng như cử tri phản ánh, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra tại một số khu vực, một số thời điểm, gây bức xúc, lo lắng cho Nhân dân. Để hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

  - Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác quản lý, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các xung đột, tranh chấp về môi trường gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo hướng kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; khẩn trương hoàn thiện dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, trình Quốc hội xem xét và thông qua trong năm 2020.

   - Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

   - Yêu cầu các khu công nghiệp tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hoặc thực hiện thủ tục mở rộng khu công nghiệp khi không có hoặc chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thực hiện giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

    - Đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác BVMT (ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ BVMT Việt Nam; Quỹ BVMT của địa phương huy động vốn từ cộng đồng, hợp tác công tư,...). Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và hiện trạng chất thải của nước ta. Có cơ chế đột phá để huy động các nguồn tài chính từ nguồn lực xã hội, bên cạnh các nguồn lực tài chính của nhà nước để phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường, cơ chế sử dụng nguồn thu từ môi trường đầu tư trở lại cho môi trường.

    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, xử lý khí thải của các cơ sở trong khu công nghiệp; nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đẩy mạnh việc kết nối truyền số liệu quan trắc môi trường của các cơ sở phát sinh chất thải lớn trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.


Tăng cường công tác điều phối và hoàn thiện về chính sách, bảo đảm nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức thực hiện… để thực hiện có hiệu quả, đạt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020

Câu hỏi:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, với mục tiêu tổng quát “Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước”. Tuy nhiên, hiện nay công tác quy hoạch, bảo vệ, sử dụng nguồn nước và ứng phó với các tình trạng thiếu nước còn rất nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng tạo nguồn nước, nguồn nước dự phòng, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước và ứng phó với tình trạng thiếu nước,… Đề nghị Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác điều phối và hoàn thiện về chính sách, bảo đảm nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức thực hiện… để thực hiện có hiệu quả, đạt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 và tạo cơ sở cho mục tiêu lâu dài?

Trả lời:

       Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện về chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước, cụ thể Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và Bộ ban hành theo thẩm quyền 43 văn bản pháp luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai Luật tài nguyên nước đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước. Thêm vào đó, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều hòa, phân bổ nguồn nước các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích phát điện, cấp nước nông nghiệp với việc đảm bảo lợi ích của các hộ sử dụng nước phía hạ lưu các lưu vực sông, hạ lưu các hồ chứa, đặc biệt quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân phía hạ du.

       Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai lập quy hoạch tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành kế hoạch tổ chức lập quy hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 1977/QĐ-BTNMT ngày 31/7/2019, theo đó lĩnh vực tài nguyên nước từ nay đến năm 2025 sẽ triển khai thực hiện lập 15 quy hoạch gồm Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, 01 Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và 13 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh gồm lưu vực sông: Bằng Giang - Kỳ Cùng; Srepok; Sê San; Hồng - Thái Bình; Cửu Long; Đồng Nai; sông Ba; sông Mã; sông Cả; Vũ Gia - Thu Bồn; sông Hương; Trà Khúc; Kôn - Hà Thanh.

       Tại điều 72 Luật tài nguyên nước năm 2012 đã có những quy định cụ thể về điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông. Bộ đang hoàn thiện hồ sơ thành lập 04 Ủy ban lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đồng Nai. Đồng thời, kiện toàn Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trên cơ sở lồng ghép chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy ban lưu vực sông Cửu Long và Ủy ban lưu vực sông Sê san - Srepok. Ủy ban lưu vực sông được xác định là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết việc điều hoà, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường lưu vực sông, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và tham gia, phối hợp giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên vùng, liên địa phương trên các lưu vực sông liên tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

      Theo Nghị định số 54/2015/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành thì đã có quy định về các chính sách ưu đãi các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả giúp cải thiện và nâng cao chất lượng nước, huy động các nguồn lực tài chính từ mọi thành phần trong xã hội. Cụ thể có các quy định ưu đãi về vốn, giảm miễn thuế đối với các hoạt động xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

      Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương, các ngành sử dụng nước trong việc chia sẻ lợi ích của các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước để đảm bảo hài hòa lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng chung các nguồn nước nhằm thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.


Nghiên cứu thay thế sử dụng túi ni lông bằng các loại túi, bao gói dễ phân hủy nhằm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường

Câu hỏi:

Về việc cần nghiên cứu thay thế sử dụng túi ni lông bằng các loại túi, bao gói dễ phân hủy nhằm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông gây ra ?

Trả lời:

        Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tình với kiến nghị của cử tri, đặc biệt trước vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông,  nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng đối sản phẩm nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường; phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa, cùng chung tay thành lập Liên minh chống rác thải nhựa.

        Tiếp thu ý kiến của cử tri, để đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa, trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

        Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung triển khai đẩy mạnh một số giải pháp sau:

   - Tham mưu cơ chế, chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường như: (i) trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường, chú trọng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường (trình Quốc hội trong năm 2020); (ii) tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng các chế tài xử lý nghiêm đối hành vi xả rác thải gây ô nhiễm môi trường (trình Chính phủ trong năm 2020); (iii) tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, theo hướng chỉ cho phép nhập các loại nhựa có giá trị tái chế cao; (iv) tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 24/4/2015 về thu hồi sản phẩm thải bỏ theo hướng bổ sung đối tượng thu hồi là các bao bì nhựa….

   - Phối hợp với Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp định hướng hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi nilon thân thiện với môi trường trong nước như: tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy; tạo lập thị trường tiêu dùng cho các sản phẩm túi thân thiện với môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất các loại túi có khả năng tự phân hủy sinh học; khuyến khích tái sử dụng, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.

    - Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phối hợp trong việc hoàn thiện quy định pháp luật thuế bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu/nộp thuế bảo vệ môi trường và chống gian lận thương mại để bảo hộ các sản phẩm đã được công nhận túi nilon thân thiện với môi trường; đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế bảo vệ môi trường.

     - Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người; thường xuyên phát động các phong trào phòng chống rác thải nhựa; khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị; nhân rộng các mô hình tốt về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và các mô hình nói không với rác thải nhựa.

      - Đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện: Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt; tuyên truyền, vận động và tổ chức ký cam kết chống rác thải nhựa, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất, các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình điểm thực hiện hạn chế sử dụng túi khó phân hủy, chuyển từ việc sử dụng túi nilon sang các loại túi giấy và bao gói khác; thúc đẩy thị trường tiêu thụ túi thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất túi nilon khó phân hủy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm sản xuất quy mô hộ gia đình.


Kiểm tra và xử lý nghiêm việc Nhà máy giấy tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, hàng ngày xả thải gây ô nhiễm dòng sông Phó Đáy

Câu hỏi:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm việc Nhà máy giấy tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, hàng ngày xả thải gây ô nhiễm dòng sông Phó Đáy chảy qua thôn Vàng On, xã Trung Minh, thôn Coóc, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, để không làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân trong khu vực này ?

Trả lời:

        Nhà máy giấy và gỗ Bình Trung thuộc Công ty TNHH giấy và gỗ Bình Trung có địa chỉ tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã lập và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt các Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy giấy đế xuất khẩu Bình Trung, huyện Chợ Đồn tại các Quyết định số 2257/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 và số 207/QĐ-UBND ngày 02/02/2018. Trong năm 2018, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty. Tại thời điểm thanh tra, Nhà máy đang ngừng hoạt động do đang triển khai xây dựng, lắp đặt thiết bị theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 207/QĐ-UBND nêu trên. Ngoài ra, sau khi nhận được ý kiến phản ánh về việc gây ô nhiễm môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty vào ngày 17/01/2019, theo đó xác định việc Nhà máy xả nước thải ra môi trường với lưu lượng lớn theo phản ánh của Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn ngày 09/01/2019 là có thật. Nguyên nhân là trong quá trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải, Nhà máy xả nước thải từ bể điều hòa (bể cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải) bằng hình thức xả đáy ra môi trường (sông Phó Đáy) để láng đáy bể theo thiết kế. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Công văn số 227/STNMT-MT ngày 19/02/2019 yêu cầu Công ty bịt kín cửa xả đáy bể điều hòa, nghiêm cấm việc xả đáy nước thải từ bể điều hòa ra môi trường; khẩn trương hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm và lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường gửi Sở theo quy định. Đến nay, Công ty đã lập hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn kiểm tra thực tế. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, Sở đã yêu cầu hoàn thiện một số nội dung về bảo vệ môi trường. Hiện tại, Công ty đang hoàn thiện hồ sơ trước khi trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn xem xét, xác nhận theo quy định.

         Ghi nhận ý kiến của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn theo dõi, giám sát công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về pháp luật về bảo vệ môi trường nếu có theo quy định.


Tăng cường công công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác nước ngầm, tránh tình trạng khai thác ồ ạt gây ra tình trạng sụt lún ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua

Câu hỏi:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường công công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác nước ngầm, tránh tình trạng khai thác ồ ạt gây ra tình trạng sụt lún ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua ?

Trả lời:

        Nguồn nước dưới đất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng để phục vụ cấp nước cho sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ sản xuất để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do việc khai thác chưa hợp lý, chưa được kiểm soát chặt chẽ, thiếu quy hoạch dẫn đến nguồn nước dưới đất tại một số khu 38 vực vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã bị hạ thấp mực nước quá mức, đặc biệt là tại các khu vực đô thị đã gây ra tình trạng xâm nhập mặn, sụt lún bề mặt đất.

       Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, cụ thể: Bộ đã ban hành các Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trong đó có việc quan trắc, giám sát đối với các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất); Thông tư số 74/2017/TT-BTNMT quy định về xử lý, trám lấp giếng khoan không sử dụng; Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT quy định bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.

       Đặc biệt, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2019), trong đó quy định cụ thể nguyên tắc khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; quy định việc phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quy định cụ thể phạm vi khoanh định các khu vực hạn chế và tổng hợp thành các vùng hạn chế khai thác; quy định các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác sẽ được áp dụng đối với từng đối tượng khai thác trong từng loại vùng hạn chế khai thác; quy định trình tự thực hiện việc khoanh định, lập Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quy định trình tự, thủ tục lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quy định trình tự lập, tổ chức lấy ý kiến, phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất và tổ chức thực hiện Phương án sau khi được phê duyệt... nhằm kiểm soát, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các khu vực nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt.

        Nghị định số 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh là chỉ đạo tổ chức việc khoanh định, thẩm định, phê duyệt, công bố Danh mục, Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; phê duyệt Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện sau khi Phương án được phê duyệt. Đồng thời Nghị định cũng quy định các địa phương phải hoàn thành việc phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.

        Ngoài ra, Bộ cũng đang chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Chính phủ bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn (trong đó có một số đô thị tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, Mỹ Tho - Tiền Giang) và Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất, trong đó một trong những mục tiêu của Đề án là đánh giá tác động của việc khai thác nước dưới đến sụt lún bề mặt đất, trên cơ sở đó đề xuất định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất, giảm thiểu tác động đến sụt lún bề mặt đất. 

Đề nghị Bộ xem xét có đề án, chính sách khuyến khích dùng túi đựng sinh học để thay thế dần túi ni lông được sử dụng tràn lan như hiện nay

Câu hỏi:

Hiện nay, tình trạng rác thải nhựa đặc biệt là túi nilon được người dân sử dụng quá nhiều, trong khi túi nilon là rác thải khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường đất trong tương lai. Đề nghị Bộ xem xét có đề án, chính sách khuyến khích dùng túi đựng sinh học để thay thế dần túi ni lông được sử dụng tràn lan như hiện nay?

Trả lời:

Vấn đề cử tri nêu là một thực tiễn khá phổ biến hiện nay, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gắn với thói quen tiêu dùng trong cuộc sống của đa số người dân. Năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (Quyết định số 582/QĐTTg ngày 11/4/2013), trong đó đã xác định rõ quan điểm thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng việc sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sông sinh hoạt cộng đồng. Năm 2018, Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018) với mục tiêu cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon  khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

          Để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung triển khai đẩy mạnh một số giải pháp sau:

      - Tham mưu cơ chế, chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường như: (i) trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, chú trọng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư, sản xuất, sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường (trình Quốc hội trong năm 2020); (ii) tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng các chế tài xử lý nghiêm đối hành vi xả rác thải gây ô nhiễm môi trường (trình Chính phủ trong năm 2019); (iii) tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, theo hướng chỉ cho phép nhập các loại nhựa có giá trị tái chế cao; (iv) tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 24/4/2015 về thu hồi sản phẩm thải bỏ theo hướng bổ sung đối tượng thu hồi là các bao bì nhựa….

      - Phối hợp với Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp định hướng hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi nilon thân thiện với môi trường trong nước như: bổ sung đối tượng chịu thuế đối với túi nilon khó phân hủy, tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy; tạo lập thị trường tiêu dùng cho các sản phẩm túi thân thiện với môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất các loại túi có khả năng tự phân hủy sinh học; khuyến khích tái sử dụng, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.

       - Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phối hợp trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu/nộp thuế bảo vệ môi trường và chống gian lận thương mại để bảo hộ các sản phẩm đã được công nhận túi nilon thân thiện với môi trường; đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế bảo vệ môi trường.

        - Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người; thường xuyên phát động các phong trào phòng chống rác thải nhựa; khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị; nhân rộng các mô hình tốt về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và các mô hình nói không với rác thải nhựa.

       - Đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện: Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt; tuyên truyền, vận động và tổ chức ký cam kết chống rác thải nhựa, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất, các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình điểm thực hiện hạn chế sử dụng túi khó phân hủy, chuyển từ việc sử dụng túi nilon sang các loại túi giấy và bao gói khác; thúc đẩy thị trường tiêu thụ túi thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất túi nilon khó phân hủy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm sản xuất quy mô hộ gia đình.


Đề nghị giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang gây ảnh hưởng tới môi trường sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Câu hỏi:

Đề nghị giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang gây ảnh hưởng tới môi trường sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ?

Trả lời:

           Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ với cử tri về tình hình ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông lớn Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang. Năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và có lưu lượng xả thải lớn, xả thải trực tiếp và gián tiếp ra lưu vực sông. Kết quả thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 38 cơ sở trong tổng số 67 cơ sở được thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền xử phạt gần 9 tỷ đồng.

          Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy là do nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Trong khi hầu hết các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung và cơ bản tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì các cụm công nghiệp đã và đang xây dựng trạm xử lý tập trung chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 30%), ngoại trừ thành phố Hà Nội (khoảng trên 60%); nước thải làng nghề cơ bản không được thu gom và xử lý. Nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là nước thải sinh hoạt, chiếm tỷ lệ lên tới 70% tổng lượng nước thải vào sông Nhuệ - sông Đáy nhưng không được thu gom, xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước tại 42 điểm trên lưu vực sông Nhuệ

- Đáy do Tổng cục Môi trường thực hiện từ năm 2016 đến 2018 cho thấy: sông Nhuệ, sông nội thành Hà Nội và sông Châu Giang bị ô nhiễm các thông số DO, COD, BOD5, N-NH4+, TSS và có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm qua các năm; sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Đào với đoạn từ điểm quan trắc cầu Mai Lĩnh và Ba Thá, nước bị ô nhiễm các thông số: DO, COD và N-NH4+; đoạn sông Đáy từ điểm Tế Tiêu xuống Trung Hiếu Hạ bị ô nhiễm thông số N-NH4 .

         Một trong những nguyên nhân cơ bản khác gây ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy là dòng chảy trên sông không đáp ứng được khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm, đặc biệt là đối với sông Nhuệ. Biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ là đảm bảo dòng chảy tối thiểu thông qua việc tăng cường bổ sung nước từ sông Hồng (qua cống Liên Mạc). Việc vận hành cống Liên Mạc hiện nay được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật về quản lý khai thác và bảo vệ cống Liên Mạc ban hành năm 1968 và Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN ngày 19/11/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ. Tuy nhiên, vào mùa khô khi mực nước sông Hồng thấp hơn cao trình vận hành của cống Liên Mạc thì không thể lấy nước từ sông Hồng vào bổ cập cho sông Nhuệ. Việc lấy nước chỉ thực hiện được trong các đợt các hồ chứa phía thượng lưu xả theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, các ngày còn lại trong tháng 11 đến tháng 5 năm sau hầu như phải đóng cống để tránh chảy ngược nước từ trong hệ thống ra sông Hồng. Ngoài ra, trong những năm gần đây việc khai thác cát cũng diễn ra gần khu vực lấy nước của cống, dẫn đến tình trạng hạ thấp lòng dẫn, suy giảm mực nước sông Hồng nên cũng ảnh hưởng đến việc lấy nước trong mùa cạn của cống.

        Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đảm bảo đáp ứng cho mục đích sử dụng 45 theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3638/BTNMTTCMT ngày 29/7/2019 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định đề nghị triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, bao gồm:

         Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: có biện pháp chặt chẽ kiểm soát nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên lưu vực; Tăng cường, phối hợp đẩy mạnh công tác thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy đặc biệt chú trọng công tác hậu kiểm; Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy trình kỹ thuật về quản lý khai thác và bảo vệ cống Liên Mạc ban hành năm 1968 và Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ theo hướng cập nhật năng lực vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu (đặc biệt là vận hành cống Liên Mạc phù hợp theo lịch xả nước của quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng); Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 937/QĐTTg ngày 01/7/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ; Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy. Theo đó, ưu tiên nội dung liên quan đến Trạm bơm cống Liên Mạc công suất 170 m3/s vào sông Nhuệ và đưa nước chủ động từ sông Hồng vào sông Đáy với công suất tối đa vào mùa kiệt là 170 m3/s.

          Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án cải thiện nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy, các dự án xử lý nước thải theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chỉ đạo việc vận hành các nhà máy xử lý nước thải, các công trình điều tiết nguồn nước hiện hữu nhằm đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy; Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường sông Tô Lịch, chất lượng các hồ trên địa bàn, đặc biệt là các hồ nội đô; Chỉ đạo việc lập và ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh, trong đó xác định rõ các nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy; việc xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn; tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định; chấm dứt và xử lý nghiêm tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả nước thải và chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy trước khi chảy vào địa bàn các tỉnh phía hạ lưu; Đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tự động trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải, hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải và cơ chế quản lý, sử dụng phần mềm; Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề di dời hoạt động vào các khu, cụm công nghiệp.

            Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành các công trình xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn; Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trên địa bàn, đặc biệt là những nguồn xả thải 46 lớn (trên 200 m3/ngày.đêm), xả thải trực tiếp ra lưu vực sông; Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn; tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định; chấm dứt và xử lý nghiêm tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung (có chủ đầu tư hạ tầng); các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các khu, cụm công nghiệp, làng nghề có hoạt động xả thải vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy; Đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tự động trên hệ thống sông Đáy; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải, hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải và cơ chế quản lý, sử dụng phần mềm; Chỉ đạo việc lập và ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh, trong đó xác định rõ các nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy; việc xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề di dời hoạt động vào các khu, cụm công nghiệp.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải tại các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt trong nhân dân, nhất là vấn đề về rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Câu hỏi:

Đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải tại các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt trong nhân dân, nhất là vấn đề về rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ?

Trả lời:

          Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ lo ngại của cử tri trước tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải tại các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt trong nhân dân, nhất là vấn đề về rác thải nhựa. Trong thời gian qua, để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xả thải gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với chất thải rắn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019, chính thức giao Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý chất thải rắn, trong đó có rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa trên phạm vi cả nước.
           Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng nêu trên, cụ thể:

         - Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo hướng kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

           - Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin; mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện, cấp xã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra.

         - Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo loại hình, vùng, theo hình thức cuốn chiếu để đánh giá đầy đủ, toàn diện, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì hoạt động giám sát thường xuyên đối với các dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đẩy nhanh tiến độ kết nối truyền số liệu quan trắc môi trường của các cơ sở phát sinh chất thải lớn trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.

       - Tích cực chuẩn bị nội dung cho Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý chất thải rắn, dự kiến tổ chức trong tháng 10/2019 để trao đổi, thống nhất các giải pháp lớn trong công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm từ các giải pháp quản lý, các cơ chế, chính xác hỗ trợ đến các giải pháp về khoa học, công nghệ. Dự kiến sau Hội nghị này, Bộ sẽ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước, trong đó có vấn đề quản lý chất thải nhựa.

Kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt

Câu hỏi:

Xin hãy cho biết, chủ trương và cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các công ty cung cấp dịch vụ nước phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân?

Trả lời:


Về nguyên tắc, các công ty cung cấp dịch vụ nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của con người sau khi khai thác nguồn nước (nước thô) đều phải xử lý chất lượng nước, bảo đảm nước sau xử lý đạt quy chuẩn chất lượng cho ăn uống, sinh hoạt mới được cấp cho người dân.

Hiện nay, theo quy định của Luật tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo gồm việc quản lý chất lượng nguồn nước khai thác (nước thô) cho các mục đích khác nhau, trong đó có nguồn nước khai thác để cấp cho mục đích sinh hoạt. Còn việc quản lý chất lượng nước sau khi đã được xử lý (nước sạch) để cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng, đối với hệ thống cấp nước đô thị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với các hệ thống cấp nước nông thôn. Bô Y tế thống nhất quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt của người dân. Do đó, việc kiểm tra, thanh tra, giám sát các công ty cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt thuộc phạm vi trách nhiệm của các Bộ nêu trên.

Tuy nhiên, để quản lý, bảo vệ chất lượng nguồn nước khai thác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (Nghị định số 43/2015/NĐ-CP) để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động ven sông, ven hồ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; ban hành Thông tư Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (Thông tư 24/2016/TT-BTNMT) nhằm kiểm soát các hoạt dộng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước của các công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của nhân dân; ban hành Thông tư quy định về việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Thông tư 47/2017/TT-BTNMT) để giám sát tự động, trực tuyến hoạt động khai thác nước của các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả việc giám sát chất lượng nguồn nước khai thác. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chỉ đạo quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả thải vào nguồn nước, quy định áp dụng tiêu chuẩn cao nhất đối với việc xả nước thải vào nguồn nước có mục đích khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt báo cáo, đánh giá tác động môi trường cũng như việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.


Căn cứ hướng dẫn xác định, phân vùng nước lợ

Câu hỏi:

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 tại xã Long Đức, huyện Long Phú, Sóc Trăng tôi có gặp vấn đề vướng mắc, phân vân về phân loại nước khu vực là nước lợ hay không. Do nước sông Hậu tại khu vực NMNNĐ Long Phú 1 là với hàm lượng Clorua trung bình năm là 110 mg/l (thấp nhất 8,87 mg/l, cao nhất 1.703 mg/l) do thay đổi theo mùa khô, mưa (Xin xem kết quả phân tích nước sông Hậu gửi). kèm. Xin Quý Bộ cho biết nước sông Hậu tại khu vực này được phân loại là nước lợ có đúng không? Nếu xác định là nước lợ thì theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A quy định hàm lượng Clorua không phải xử lý khi xả vào nguồn nước lợ nước mặn. Vì vậy, Ban QLDA kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cho ý kiến hướng dẫn về việc nhà máy LP1 xả thải vào nước sông Hậu (nếu được xác định là nước lợ) thì không cần thiết phải khử hàm lượng Clorua trong nước thải về dưới giá trị <500 mg/l như quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT, cột A. Mong sớm nhận được Quý Bộ xem xét và hướng dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Việc xác định, phân vùng nước lợ căn cứ vào số liệu quan trắc về thủy văn, tài nguyên nước tại khu vực nguồn nước đó. Để có cơ sở xác định nguồn nước sông Hậu khu vực Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có thuộc vùng nước lợ hay không Công ty cần hỏi cơ quan quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn của tỉnh vì đây là các cơ quan chuyên môn theo dõi, quản lý số liệu về tài nguyên nước, thủy văn trên địa bàn tỉnh. Nếu nguồn nước sông Hậu tại khu vực được xác định là vùng nước lợ thì theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, thông số Clorua trong nước thải không áp dụng khi xả vào nguồn nước lợ, nước mặn.

Trách nhiệm quan trắc lưu lượng nước sông, suối tại vị trí khai thác, sử dụng nước

Câu hỏi:

Công ty tôi làm việc đang tiến hành khai thác nước mặt của các sông để xử lý cấp nước sinh hoạt cho khách hàng sử dụng. Tại các nguồn nước khai thác, Công ty đã có đầy đủ giấy phép theo qui định. Tuy nhiên, phía Sở Tài Nguyên&Môi trường tỉnh có yêu cầu hàng năm chúng tôi cần tiến hành quan trắc lưu lượng của các con sông, nơi khai thác nước để có số liệu báo cáo hàng năm về sử dụng nước, nhưng Công ty tôi không có chức năng để quan trắc lưu lượng sông và theo như tôi được biết trách nhiệm quan trắc lưu lượng các con sông là do Trung tâm khí tượng-thủy văn của tỉnh thực hiện. Như vậy, tôi xin hỏi Sở TN&MT yêu cầu Công ty chúng tôi tiến hành quan trắc lưu lượng các con sông có đúng qui định không?

Trả lời:

Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác không quy định việc các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt phải quan trắc lưu lượng nước sông, suối tại vị trí khai thác, sử dụng nước.

Tổ chức, cá nhân phải quan trắc lưu lượng nước của công trình do mình khai thác.

Trại nuôi lợn xả thải ra khu dân cư, bị phạt như thế nào?

Câu hỏi:

Một gia đình trong khu dân cư nuôi lợn kinh doanh, và xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng tới các hộ dân. Trương hợp này có vi phạm pháp luật và nếu có sẽ bị xử lý như thế nào?
Chúng tôi có 20 hộ dân sinh sống tại Thường Tín, Hà Nội, trong đó, có gia đình ông Minh nuôi trên 50 con lợn kinh doanh. Gia đình này xả thải ra ngoài môi trường khiến cho các hộ dân sinh sống ở khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù đã nhiêu lần lên tiếng, nhưng chủ nhà tự cho mình quyền là dân bản địa không thực hiện.

Hỏi: Trường hợp này của gia đình ông Minh có vi phạm pháp luật không? Sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp gia đình nhà ông Minh là vi phạm pháp luật.


I. Cơ sở pháp lý:

Luật bảo vệ môi trường 2014

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bố sung 2009

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Như bạn đã trình bày thì đây là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên theo quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Như vậy,hộ kinh doanh chăn nuôi lợn này phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt vì là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên việc xử lý chất thải lại rất cần thiết. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:

Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

Theo quy định này thì hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hành vi gây ô nhiễm môi trường phải là nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước thì sẽ bị xử lý như sau:

Căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa hộ gia đình để từ đó có mức xử phạt cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình này sẽ bị xử phạt một trong những hình thức xử phạt chính sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng. Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của khoản 3, điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi lợn này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ vào khoản 1 các điều 182, 183 và 184 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí

1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất

1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trên thực tế sẽ phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình này là hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước hay ô nhiễm môi không khí để từ đó có căn cứ truy cứu trách nhiệm hành sự. Về nguyên tắc thì khi bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình phải thực hiện hành vi vi phạm bởi đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Còn khi bị xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì hộ gia đình cũng bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình, cụ thể theo điều 55 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Qua những phân tích trên thì hành vi gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi lợn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Và khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này thì hộ gia ddifnh này sẽ buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước?

Câu hỏi:

Đề nghị cho biết, yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước?

Trả lời:
Trả lời:

Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 6-5-2015 của Chính phủ quy định về các yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa. Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây: Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác.


Có thể tận dụng một phần nước thải sau xử lý để tưới cây?

Câu hỏi:

Nếu Công ty xử lý nước thải đạt theo bản cam kết môi trường thì có thể tận dụng một phần nước thải sau xử lý để tưới cây không? Có cần xin phép gì không?

Trả lời:

Trả lời:

1. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước: ‘‘Nghiêm cấm các hành thức xả thải vào lòng đất thông qua giếng khoan, giếng đào và các hình thức đưa nước thải vào lòng đất’’. Vì vậy, việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc sau khi đã được xử lý đạt quy chuẩn, kể cả loại A, vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào đều là trái quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Đối với việc tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới cây, hiện nay, chỉ xem xét cho phép tái sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A (QCVN 14: 2008/BTNMT) và bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp cho mục đích tưới cột B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) để tưới cây trong phạm vi của chính cơ sở đó.

2.Để được xem xét, cơ sở xả nước thải có nhu cầu tái sử dụng nước để tưới cây xây dựng phương án xử lý nước thải đạt yêu cầu nêu trên. Đồng thời, xây dựng phương án tái sử dụng nước để tưới cây, trong đó nêu rõ yêu cầu sử dụng nước để tưới cây cụ thể trong từng thời gian, cân bằng lượng nước tưới với lượng nước thải phát sinh hằng ngày, có phương án tiêu thoát hoặc vận chuyển lượng nước thải còn dư để xả vào các nguồn nước mặt, nước biển, không được xả vào lòng đất dưới bất kỳ hình thức nào. Phương án tái sử dụng nước phải được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ, tránh việc lợi dụng tái sử dụng nước để đưa nước thải vào các tầng chứa nước dưới đất.

Điều kiện để được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Câu hỏi:

Theo tôi được biết tại Khoản 2, Điều 37, Luật Tài nguyên nước năm 2012 có quy định: Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải.Đối với trường hợp Công ty tôi đã xây dựng và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2011 thì có thuộc đối tượng phải thực hiện theo quy định trên không? Trường hợp chúng tôi không có hệ thống thu gom, tách riêng nước mưa, nước thải thì có đủ điều kiện để được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không?
Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Trả lời:

Khoản 2, Điều 37 của Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định “Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” có nghĩa là khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo hoặc khi nâng cấp thì đơn vị phải thực hiện xây dựng hệ thống thu gom tách riêng giữa nước mưa và nước thải.

Mặc dù của công ty đã xây dựng và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2011 nhưng chưa được cấp có thẩm quyền xem xét cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, thuộc trường hợp đang có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước nhưng chưa có giấy phép (vi phạm theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước), nên vẫn phải thực hiện theo quy định nêu trên.

Giả vụ khi Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp phép xả thải của công ty vào tháng 11/2016, nếu trong báo cáo xả thải công ty không có xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải (tức là không thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 37 của Luật tài nguyên nước) thì không được xem xét cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Vì vậy, để được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bắt buộc công ty phải đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống thu gom, tách riêng nước mưa với nước thải.

Trên đây là nội dung trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau để Quý công ty nghiên cứu, áp dụng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh ngày một tốt hơn.
Trân trọng!

Thủ tục điều chỉnh, bổ sung, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi là một đơn vị thuộc Nhà nước. Năm 2009, Công ty được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, thời hạn 10 năm. Năm 2016, Công ty đã cơ cấu lại thành Công ty cổ phần.
Căn cứ theo điểm b, khoản 1, Điều 27 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước thì Công ty chúng tôi thuộc trường hợp được cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
Tuy nhiên đối chiếu với khoản 1, Điều 77 của Luật Tài nguyên nước chỉ quy định các trường hợp được chuyển tiếp như sau: “Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép theo quy định của Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép”. Như vậy, theo chúng tôi hiểu thì không quy định cho các trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Đối với những trường hợp như Công ty chúng tôi (được cấp giấy phép theo Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH13), do cơ cấu lại tổ chức thì có thuộc trường hợp phải làm thủ tục điều chỉnh, bổ sung, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước hay không? Nếu thuộc hoặc không thuộc thì căn cứ vào quy định nào? Công ty chúng tôi có được tiếp tục thực hiện theo giấy phép cũ đến khi hết hạn hay không?

Trả lời:
Trả lời:
Trường hợp quý vị nêu thuộc trường hợp cấp lại Giấy phép.

Quy định về cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của Luật TNN

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 630m3, nhưng khi đi nộp phí tài nguyên nước do tính toán dựa vào lượng nước khai thác mức phí công ty phải nộp chỉ440m3. Công ty đã nộp mức phí trên được 1 quý. Vậy cho tôi hỏi liệu công ty có vi phạm luật tài nguyên nước không và phải sửa thế nào?

Trả lời:


Với câu hỏi đã nêu thì chưa rõ Công ty đang xả nước thải vào nguồn nước là Công ty nào, địa chỉ cụ thể ở đâu, sản xuất, kinh doanh ngành nghề gì, được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước ( số, ngày, tháng, năm nào ?); và việc nộp phí tài nguyên nước là phí gì (chúng tôi hiểu là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải). Do vậy, Chúng tôi chỉ có thể trả lời được một số nội dung như sau:

Căn cứ Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21/6/2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (trước kia là  Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước).

Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo Báo cáo xả nước thải vào nguồn do đơn vị tư vấn lập căn cứ theo Báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó có quy định lưu lượng xả tối đa là mức xả cao nhất mà Công ty được phép xả ra theo thiết kế. Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thực hiện căn cứ vào lưu lượng nước xả thực tế theo báo cáo quan trắc đã quy định. Lượng nước thải xả ra thực tế của công ty là 440 m3 thấp hơn giấy phép được cấp là 630 m3 (nằm trong giới hạn cho phép). Do đó Công ty không vi phạm quy định của Luật tài nguyên nước nên không cần thiết phải chỉnh sửa./.

QUY ĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC LẤY NƯỚC SINH HOẠT

Câu hỏi:

Gửi anh/chị.
Tôi đang làm việc tại công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà Nà. Hiện công ty có khai thác nước mặt phục vụ cho quá trình sinh hoạt, kinh doanh của công ty (đã có giấy phép khai thác vào năm ngoái). Nay có quy định xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực khai thác nước sinh hoạt. Bên Sở TN&MT địa phương yêu cầu công ty khai báo vùng bảo hộ này. Vậy xin hỏi thủ tục cần làm như thế nào?
Xin cảm ơn anh/chị.

Trả lời:

1. Theo Điều 4, Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 9/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, trong đó quy định các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt như sau:
Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doah, dịch vụ phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt bao gồm:
a, Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
b, Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

2. Theo Điều 5, Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt:

a, Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:
Một là, trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
- 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
- 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
Hai là, trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 50.000m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
- 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
- 1.000 m về phái thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
b, Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp nước sinh hoạt tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau:
-  Không nhỏ hơn 1.500m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa (*);
- Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định (*) nêu trên.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên của Thông tư 24/2016/TT-BTNMT, quý công ty nghiên cứu, đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình.

Cơ sở chúng tôi có phải làm giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Câu hỏi:

Hộ kinh doanh chúng tôi sơ chế vải đóng gói; cơ sở tôi chỉ hoạt động từ tháng 6 đến tháng 8. Lượng nước thải sơ chế là 6 m3/ngày đêm nếu xả thải từ tháng 6 đến tháng 8. Hiện nay, cơ sở tôi có một ao chứa nước có chống thấm, chống tràn có khả năng chứ khoản 500 m3 nước thải. Nếu cơ sở chúng tôi chứa nước thải vào ao chứa 500 m3 vừa để lắng và tự xử lý (có tận dụng để tưới cây trong vườn với diện tích là 1 ha). Nước thải xả ra ngoài nếu không tưới cây được kéo dài trong cả năm với lưu lượng 1,5 m3/ngày đêm. Đối với giải pháp cụ thể này. Cơ sở chúng tôi có phải làm giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không theo quy định.

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Trường hợp quý vị nêu, không phải là nước thải sinh hoạt nên trong mọi trường hợp không được tái sử dụng để tưới cây.

Nếu Cơ sở của Quý vị không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 27 mà lưu lượng nước thải không có bất kỳ ngày nào vượt quá 5 m3/ngày thì không phải có giấy phép.

Quy định liên quan đến xả nước thải vào nguồn nước

Câu hỏi:

Theo Quy định hành vi đưa nước thải vào lòng đất là hành vi bị nghiêm cấm. Vậy xin Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến đối với trường hợp sau:
Công ty chúng tôi xả nước thải ra cống thoát chung của thành phố. Cuối phần cống thoát chung là mương đất trước khi dẫn vào sông. Vậy việc chống thấm chống tràn mương đất là trách nhiệm của ai; quy định tại văn bản nào?

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Trường hợp bạn nêu là mương của hệ thống tiêu thoát nước, trong đó có nước thải, thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương và không thuộc trường hợp quy định Khoản 5 diều 26 của Luật TNN.

Khoan giếng để lấy nước để sinh hoạt và để chăn nuôi gà tại phần đất của gia đình (khoảng 10 đến 15m3) thì có phải xin phép không?

Câu hỏi:

Hiện tôi muốn khoan giếng để lấy nước để sinh hoạt và để chăn nuôi gà tại phần đất của gia đình (khoảng 10 đến 15m3) thì có phải xin phép không? Xin tại cơ quan nào? Thủ tục như thế nào?

Trả lời:


Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 43 Luật Tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của pháp luật. Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, thì việc khai thác nước dưới đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 44, Luật Tài nguyên nước thì không phải đăng ký, không phải xin phép.

Trường hợp của ông khai thác nước dưới đất có lưu lượng khoảng 10 đến 15m3/ngày đêm, nên phải xin cấp phép theo quy định tại Khoản 3, Điều 44 Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 52 của Luật Tài nguyên nước có quy định: “Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng” thì hạn chế khai thác nước dưới đất. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1420/UBND-NĐ ngày 01/04/2015 cvề việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau; theo đó, yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường không xem xét, giải quyết hồ sơ cấp phép khai thác, gia hạn, điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.

Do ông không nêu rõ địa điểm chuẩn bị khoan giếng khai thác ở đâu (trong nội ô hay thuộc các xã của thành phố Cà Mau) cho nên Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau xin trả lời chung như sau: Nếu ông định đầu tư giếng khoan ở khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung mà bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng thì không được khoan giếng khai thác nước dưới đất. Ngoài khu vực này, ông phải lập thủ xin cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất như sau: 

Trước hết, phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm; khi được Chủ tịch UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất thì mới được tiến hành khoan thăm dò kết hợp lắp đặt giếng khoan khai thác (không được khoan giếng trước rồi mới xin phép).  Sau cùng là lập thủ tục xin khai thác, sử dụng nước dưới đất. Các loại thủ tục nêu trên, đều do Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền. 

Ông có thể truy cập vào Trang Thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, mục "Thủ tục hành chính" và chọn "lĩnh vực Tài nguyên nước" để tìm thủ tục hành chính muốn thực hiện. 

Thủ tục điều chỉnh lưu lượng xả thải trong giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi hiện đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000 m3/ngày.đêm (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp). Hiện nay do nhu cầu phát triển, Công ty chúng tôi đã nâng công suất của dự án và lượng nước thải dự kiến tăng thêm là 2.000 m3/ngày.đêm. Vậy tổng lượng nước thải phải xả vào nguồn tiếp nhận trong tương lai là 7.000 m3/ngày.đêm. Đối với trường hợp cụ thể này Kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn giúp Công ty chúng tôi:
• Chúng tôi phải lập hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nộp về UBND thành phố Hồ Chí Minh hay về Bộ Tài nguyên và Môi trường?
• Chúng tôi phải lập hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho lưu lượng 2.000 m3/ngày/đêm hay 7.000 m3/ngày/đêm?

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Trường hợp của Công ty phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 7000m3/ngày đêm và nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Về việc xử lý vi phạm hành chính về thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất

Câu hỏi:

Hiện nay tôi có công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất mà đã thi công các giếng khoan, giếng đào từ trước và đang hoạt động khai thác nước dưới đất, nhưng đến thời điểm hiện nay tôi mới tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Trong hồ sơ đề nghị cấp phép, tôi lập báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động.
Kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đối với trường hợp của tôi có phải xử lý vi phạm hành chính về thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất trước khi xem xét cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hay không? Công trình của tôi có phải lập lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất không?

Trả lời:


Trả lời:

Về nguyên tắc, trường hợp bạn nêu phải xử lý vi phạm hành chính về thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất.

Công trình của bạn không cần thiết phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, mà lập luôn hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với trường hợp công trình đang hoạt động

Quản lý hoạt động xả nước thải vào nguồn nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước dưới 5 m3/ngày/đêm

Câu hỏi:

Hiện nay việc các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước dưới 5 m3/ngày/đêm hay các hộ gia đình tự thấm vào lòng đất thì việc quản lý và xử lý nước thế nào nếu việc đưa nước thải sau xử lý vào lòng đất là hành vi bị nghiêm cấm?

Trả lời:
Trả lời:

Việc đưa nước thải, kể cả nước thải đã qua xử lý là nguy cơ lớn gây ô nhiễm các nguồn nước. Chính vì vây, đây là một trong những hành vi mà Luật TNN nghiêm cấm.

Việc xử lý nước thải sinh hoạt thuộc trách nhiệm chung của nhà nước. Để triển khai thực hiên các quy định này của Luật, các địa phương cần có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý, tiêu dẫn nước thải sinh hoạt cho cả khu vực đô thị, nông thôn.

Điều kiện để cấp giấy phép tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng những điều kiện nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
c) Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên quy định, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

Tôi xin phép hỏi văn bản nào quy định đơn giá để lập hồ sơ báo cáo xin cấp phép tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Tôi xin phép hỏi văn bản nào quy định đơn giá để lập hồ sơ báo cáo xin cấp phép tài nguyên nước?

Trả lời:

Về nội dung này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trả lời như sau:

Hồ sơ, thủ tục hành chính đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước tuân theo quy định tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. 

Về đơn giá để lập hồ sơ báo cáo xin cấp phép tài nguyên nước, cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định riêng cụ thể đơn giá của việc lập hồ sơ, báo cáo xin cấp phép tài nguyên nước.

Tuy nhiên, trên thực tế khi lập hồ sơ báo cáo xin cấp phép tài nguyên nước thì việc xác định các chi phí cho hoạt động này các tổ chức, cá nhân thường căn cứ trên khối lượng công việc cụ thể, dựa trên các quy định pháp luật về quản lý kinh phí, về định mức điều tra đánh giá tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và điều kiện triển khai thực tế để vận dụng. Đơn giá được tính toán bằng phương pháp trực tiếp theo các Thông tư quy định về định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước và các chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, có tính cho các điều kiện áp dụng cụ thể tại địa phương.

Đối với việc sử dụng kinh phí trong các cơ quan, đơn vị nhà nước để lập hồ sơ, báo cáo tài nguyên nước thì trong quá trình lập dự toán có thể căn cứ trên khối lượng triển khai thực tế và định mức quy định trong một số văn bản sau để tính đơn giá: 

- Thông tư liên tịch số 118/2008/TT-BTC-BTNMT ngày 05/12/2008 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước;

- Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật điều tra đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước;

- Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật điều tra đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

- Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT ngày 30/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật điều tra đánh giá tài nguyên nước;

- Thông tư 10/2010/TT-BTNMT ngày 01/7/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước;

- Thông tư số 18/2014/TT-BTNMT ngày 22/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh, nước mặt lục địa, đất, nước dưới đất, nước mưa axít, nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ

Ngoài ra, ngày 20/12/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 2602/QĐ-BTNMT về việc ban hành bộ đơn giá lĩnh vực tài nguyên nước năm 2013 theo mức tiền lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng, áp dụng để thanh toán, quyết toán kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với khối lượng sản phẩm hoàn thành từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/12/2013 trong đó có tính sẵn đơn giá cho các hoạt động dịch vụ về tài nguyên nước do các đơn vị sự nghiệp thực hiện. Nếu ông Nguyễn Hoàng Nam quan tâm, có thể tìm hiểu thêm về bộ đơn giá này để tham khảo tại trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Tài nguyên nước theo địa chỉ: 

http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=laws&op=Don-gia-Dinh-muc/Quyet-dinh-so-2602-QD-BTNMT-ve-viec-Ban-hanh-Bo-Don-gia-linh-vuc-tai-nguyen-nuoc-nam-2013-theo-muc-tien-luong-co-so-1-150-000-dong-thang

Việc áp dụng Hệ số lưu lượng, hệ số nguồn tiếp nhận nước thải theo Quy chuẩn Việt Nam?

Câu hỏi:

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có một số cơ sở chế biến cao su, nước thải sau xử lý cho chảy tràn ra vườn cao su của họ. Như vậy khi áp dụng Hệ số lưu lượng, hệ số nguồn tiếp nhận nước thải theo Quy chuẩn Việt Nam thì áp dụng như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sơ chế cao su thiên nhiên được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước thải của cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên được phép tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Giá trị tối đa cho phép các thông số pH, BOD5 và COD đạt yêu cầu quy định tại cột B Bảng 1 (Kq=1; Kf =1);

- Nước thải sau xử lý phải được thu gom lại trong hồ chứa dành riêng cho mục đích tưới cây. Hồ chứa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

- Phương án, kế hoạch tưới phải có văn bản thông báo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để phối hợp giám sát; 

- Chỉ được phép tưới cây trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp phát sinh nước thải.

Việc cho phép sử dụng nước thải để tưới cây nhằm mục tiêu tái sử dụng tài nguyên nước và tận dụng một số chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng trong nước thải. Khi tái sử dụng nước thải để tưới cây, hệ số Kq, Kf vẫn được áp dụng theo quy định tại QCVN 01-MT:2015/BTNMT , cụ thể: 

- Trường hợp cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên tái sử dụng hoàn toàn nước thải cho tưới cây thì áp dụng hệ số Kq =1 và Kf =1.

- Khi cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên chỉ trích một phần nước thải để tưới cây còn một phần vẫn thải ra nguồn tiếp nhận nước thải thì áp dụng hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ; áp dụng hệ số Kf ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thả và lưu lượng nguồn thải được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Câu hỏi:

Tôi là một Doanh nghiệp sản xuất ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội ngành nghề sản xuất Công nghiệp (xả thải theo qui định QCVN 40-BTNMT) quy mô xả thải 50 m3/ ngày đêm. Hiện nay đi làm thủ tục xả thải vào nguồn nước theo quy định tại Nghị định 201/NĐ-CP thì được Hai địa phương hướng dẫn khác nhau
1. Trường hợp thứ nhất: Đã đủ hồ sơ, trong hồ sơ với kết quả thử nghiệm do phòng phân tích và thử nghiệm vilas 194 (do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động) trường hợp này đã nhận hồ sơ và hợp lệ

2. Trường hợp thứ hai: Đã đủ hồ sơ, trong hồ sơ với kết quả thử nghiệm do phòng phân tích và thử nghiệm vilas 194 (do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp) nhưng lại được hướng dẫn là kết quả thử nghiệm phân tích phải là đơn vị có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc của Bộ TNMT cấp theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP vê quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Như vậy cả hai bộ hồ sơ của doanh nghiệp chúng tôi giải quyết theo hướng nào?

Trả lời:

Trả lời:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép xả nước thải phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các kết quả phân tích chất lượng nước trong Hồ sơ đề nghị cấp phép. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan tổ chức thẩm định hồ sơ sẽ xem xét các kết quả phân tích chất lượng nước này. Trong đó, các tiêu chuẩn về phòng thí nghiệm là một trong những căn cứ để xác định tính chính xác của kết quả phân tích.

Xin cho hỏi việc khai thác và kinh doanh nguồn nước giếng khoan tại nơi đã có hệ thống cấp nước có vi phạm pháp luật về tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Tôi hiện đang cư ngụ tại căn hộ 1008 Lô A, Chung cư Vĩnh Tường ( C/C Tân Tạo ), Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM. Hiện nay tại đây đang có hệ thống cấp nước sinh hoạt của Cty CP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh và Công ty CP Cấp Nước Chợ Lớn đã khảo sát lắp đặt đồng hồ tổng . Tuy nhiên hiện nay tại chung cư này đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chung cư là Công ty CP Môi Trường Sống Sạch đang khai thác nguồn nước giếng công nghiệp được khoan ngay trong khuôn viên chung cư này lọc và bán lại dân cư tại đây với giá 7000 đồng/m3 nhưng chất lượng nước rất tệ.Xin cho hỏi việc khai thác và kinh doanh nguồn nước giếng khoan nơi đã có hệ thống cấp nước như tại khu chung cư này có vi phạm pháp luật về môi trường không, hiện tại khu chung cư này có khoảng 240 căn hộ ( đã ở khoảng 200 hộ )và một số shop kinh doanh thì số lượng nước ngầm khai khác, kinh doanh tại đây là rất lớn . Mong sớm nhận được trả lời của quý cơ quan .

Trả lời:


Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh trả lời:

Đơn vị quản lý chung cư (Công ty CP Môi Trường Sống Sạch) tự khai thác nguồn nước dưới đất để xử lý và bán lại cho người dân khi chưa có giấy phép khai thác nước dưới đất là sai luật (theo Khoản 3 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012).

Về chủ trương cấp phép khai thác nước dưới đất của Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo chỉ đạo của UBND Thành phố Sở Tài nguyên và Môi trường không cấp phép khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt nếu khu vực đã có mạng cấp nước sạch của Thành phố (đảm bảo lưu lượng và chất lượng)và giảm dần lưu lượng cấp phép đối với các đơn vị đang khai thác nước dưới đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ghi nhận vụ việc và sẽ có kê hoạch tiến hành kiểm tra, xem xét việc khai thác và kinh doanh nguồn nước giếng khoan nơi đã có hệ thống cấp nước như tại khu chung cư này có vi phạm pháp luật về môi trường hay không? Và sẽ xử lý theo quy định của Pháp luật.

Hành vi khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, vi phạm Luật Khoáng sản?

Câu hỏi:

Hành vi khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, vi phạm Luật Khoáng sản?

Trả lời:

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm

Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, TP. Hà Nội trả lời: 

- Vi phạm chính sách của nhà nước về khoáng sản theo nguyên tắc nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả (Điều 3 Luật Khoáng sản).

- Vi phạm các điều cấm của Luật Tài nguyên nước, cụ thể: Cấm khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa (Khoản 5 Điều 9 Luật Tài nguyên nước).

Một vụ việc tương tự cũng đã từng xảy ra một số năm trước tại Hà Nội (địa bàn huyện Phúc Thọ, đoạn sông Hồng nơi giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc) và các cấp chính quyền địa phương cũng bất lực, để cho nạn cát tặc hoành hành trong một thời gian dài, để nhiều tiếng xấu/tin đồn trong dư luận quần chúng về việc có dấu hiệu bao che/bảo kê. Chỉ đến khi Cơ quan điều tra – Bộ Công an vào cuộc thì nạn cát tặc mới được dẹp bỏ.

Điều này cho thấy, hành vi nói trên là nghiêm trọng, gây thiệt hại đến tài nguyên khoáng sản của nhà nước, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, sinh thái, gây mất an ninh trật tự. Những hành vi trên có đẩy đủ dấu hiệu được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

Điều 172. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên  quy định:

1. Người nào vi phạm các quy định của nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

Để sớm ngăn chặn và chấm dứt hành vi trên, theo tôi, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để điều tra, xác minh và buộc các đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước

Câu hỏi:

Đề nghị quý cơ quan cho biết mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước?

Trả lời:
Trả lời:


Điều 4 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy địnhvề Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước”.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nướcsẽ bị phạt tiền từ từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp nào?

Câu hỏi:

Đề nghị cho biết nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp nào?

Trả lời:

Trả lời:

Điều 45 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định việc Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt như sau:

1. Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:

a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.

3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.


Như vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật tài nguyên nước năm 2012 thì Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:

- Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.


Xử phạt vi phạm giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Câu hỏi:

Đề nghị quý cơ quan cho biết hình thức xử phạt vi phạm giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Trả lời:


Đối với việc vi phạm quy định của Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tại Điều 7  Nghị định 142/2013/NĐ-CP  gồm các mức phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;

b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;

c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;

e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.

Ngoài ra chủ thể vi  phạm có thể phải thực hiện thêm biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm tại mục 3, 4 ở trên mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.


Xử phạt vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Câu hỏi:

Đề nghị quý cơ quan hãy cho biết về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước?

Trả lời:
Trả lời:

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 Luật tài nguyên nước năm 2012).

Điều 5 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định về Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy địnhsẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Việc kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng (kiểm tra về việc xả thải ở các công ty, các doanh nghiệp mới thành lập

Câu hỏi:

Đề nghị quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để ngành tài nguyên và môi trường có đủ nguồn lực, đủ điều kiện thực hiện việc kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng (kiểm tra về việc xả thải ở các công ty, các doanh nghiệp mới thành lập), đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và có biện pháp chế tài các vi phạm về môi trường tại địa phương.

Trả lời:
Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể tại ĐIều 111 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và mới đây là Điều 147 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Về việc ưu tiên kinh phí cho địa phương để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quy định như:
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nội dung “tăng chi để đảm bảo đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế”.
- Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011. Trên cơ sở tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó ngân sách Trung ương 15% trong tổng chi 1%, ngân sách địa phương 85% trong tổng chi 1%.
Ngoài ra, đã có nhiều văn bản về các chính sách để huy động, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường như:
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ quy định về ưu đãi, hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
-  Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, lĩnh vực bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ sử dụng nguồn vốn ODA.\
-  Nghị định số 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các Dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng – Xây dựng – Chuyển giao (BT) xác định nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải thuộc lĩnh vực Chính phủ khuyến khích thực hiện.
-  Nghị định số 59/2009/NĐ-CP và Thông tư số 13/2007/TT-BXD ban hành chính sách khuyến khích mọi tổ chức, các nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
-  Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu nguy cơ suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích.
-  Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường (thay thế Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006).
-  Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
-  Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã nêu cụ thể ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; nghiên cứu bổ sung mục chỉ riêng về đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích trong Luật ngân sách nhà nước, trình Chính phủ xem xét.
-  Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 2/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan đầu mối của Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này.
Đây là các văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính trong quá trình lập và phân bổ dự toán; quy định các định mức chi cho các nội dung thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí này mà ở các văn bản tài chính khác không quy định. Tại các địa phương, giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn cho bảo vệ môi trường đã được đề cập đến trong các chương trình, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố.
Trong thời gian tới, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sẽ đề xuất, xây dựng, ban hành các chính sách kịp thời để thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngày một hiệu quả hơn.

Quy định an toàn nước giếng ở gần nghĩa trang

Câu hỏi:

Hiện nay gia đình tôi đang sống bên cạnh một nghĩa trang cải táng,chúng tôi rất lo vì nguồn nước sử dụng chính là nước giếng,thời gian gần đây nguồn nước có mùi khó chịu,tôi phải lọc nhiều lần mới sử dụng được nhưng vẫn còn mùi.Tôi xin hỏi quy định nghĩa trang đến nhà tôi là bao nhiêu mét là an toàn,có được xây dựng nghĩa trang gần khu dân cư không. Tôi xin cảm ơn

Trả lời:
Sở TNMT Quảng Nam trả lời:Theo QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định như sau:

Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường (ATVSMT) nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở... được quy định như sau:

- Vùng đồng bằng:
+ Khoảng cách ATVSMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
          + Khoảng cách ATVSMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.
         - Vùng trung du, miền núi:
+ Khoảng cách ATVSMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 2.000m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
+ Khoảng cách ATVSMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.
- Đối với nghĩa trang chôn cất một lần, khoảng cách ATVMT tối thiểu 500m.
- Khoảng cách ATVSMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung là 2.500m.
- Khoảng cách ATVSMT tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với nghĩa trang hung táng: 300m;
+ Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.
- Khoảng cách ATVSMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng tới đường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.
- Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất: 500m.
- Trong vùng ATVSMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, truyền tải xăng dầu...;


Thải chất thải vào nguồn nước

Câu hỏi:

1. Trường hợp các hộ chăn nuôi gia cầm (vịt): xây dựng chuồng trại, rào lưới nuôi nhốt vịt thả trên sông, kênh, rạch với quy mô nhỏ (khoảng 100 con). Mùi hôi không có phát sinh. Theo Quyết định số 04/2009 của UBND tỉnh Bến tre qui định thì hộ đã vi phạm vào khoảng 7 điều 4 về hành vi xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên sông, kênh, rạch. Thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? rơi vào khung nào? với mức tiền là bao nhiêu?
2. các Hộ dân trong khu vực đông dân cư không chịu đăng ký thu gom rác để đơn vị thu gom xử lý rác tập trung, nhưng các hộ đó lén đổ rác vào thùng đựng rác do cơ quan địa phương bố trí mà không đóng phí rác theo quy định. Thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? rơi vào khung nào? với mức tiền là bao nhiêu?
3. Các hộ kinh doanh trong khu vực đông dân cư. Đăng ký để cơ quan thu gom rác để xử lý, nhưng không chịu đóng mức phí theo quy định. lý do: các hộ này nói do kinh doanh nhỏ lẻ, rác không nhìu... Thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? rơi vào khung nào? với mức tiền là bao nhiêu?

Trả lời:
Sở TNMT Bến Tre trả lời:Đối với nội dung 1:

Ngày 18 tháng 9 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND quy định Về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi và trung chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre thay thế Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2009 quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Căn cứ Khoản 6 Điều 4 Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND, thì hộ chăn nuôi có hành vi vi phạm pháp luật do xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm trên sông, kênh, rạch.
- Đối với loại hình và quy mô chăn nuôi của hộ chăn nuôi thì Ủy ban nhân dân xã thực hiện kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của hộ chăn nuôi. Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành kiểm tra và tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi đến vị trí mới phù hợp với Quy hoạch phát triển chăn nuôi và giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh); phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi và các quy định về bảo vệ môi trường.
- Nếu sau khi tuyên truyền, vận động mà hộ chăn nuôi không di dời chuồng trại đến vị trí mới thì Ủy ban nhân dân xã căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, giảm thiểu tiếng ồn và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với nội dung 2,3:
- Theo Điều 3 Quyết định số 2832/2005/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Ban hành Quy định quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Bến Tre, quy định trách nhiệm các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất thuộc “đối tượng đăng ký thu gom rác” (là các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất hoạt động nằm trong phạm vi mà đơn vị thu gom rác đang thực hiện thu gom hoặc triển khai thu gom) như sau:
+ Khi nhận được thông báo của đơn vị thu gom rác, đối tượng đăng ký thu gom rác có trách nhiệm thu gom rác theo yêu cầu của đơn vị thu gom rác;
+ Đối tượng đăng ký thu gom rác phải bỏ rác đúng nơi và thời gian quy định của đơn vị thu gom rác;
+ Khi có thông báo, quy định phân loại rác thì các đối tượng đăng ký thu gom rác có trách nhiệm phân loại và bỏ rác theo đúng quy định;
+ Đối tượng đăng ký thu gom rác phải có trách nhiệm đóng phí vệ sinh đầy đủ cho đơn vị thu gom rác;
+ Nghiêm cấm đối tượng đăng ký thu gom rác: trốn tránh tránh nhiệm đăng ký thu gom rác và thải rác thải không đúng nơi quy định.
- Đối với trường hợp các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất thuộc “đối tượng đăng ký thu gom rác” không chịu đóng phí vệ sinh đầy đủ cho đơn vị thu gom rác, thì: đơn vị thu gom rác phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho “đối tượng đăng ký thu gom rác” các nội dung nêu trên và vận động phải có trách nhiệm đóng phí vệ sinh đầy đủ cho đơn vị thu gom rác.
Nếu “đối tượng đăng ký thu gom rác” có hành vi thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường, thì bị xử phạt như sau (căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường):
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d Khoản này;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị;
đ) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Trân trọng chào ông !


Câu hỏi:

1. Quy định các Doanh nghiệp, các KCN phải lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động được quy định ở đâu?
2. Hiện các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được lắp đặt hết các trạm quan trắc tự động hay chưa? Hiệu quả hoạt động của các trạm này như thế nào? Đã có bao nhiêu trạm thực hiện truyền dữ liệu quan trắc tự động về Sở tài nguyên và Môi trường? Thông qua kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải bằng hệ thống quan trắc tự động có nâng cao hiệu quả quản lý về bảo vệ môi trường ở Đồng Nai hay không? Vì tôi thấy việc này rất tốn kém, nếu không hiệu quả sẽ trở thành lãng phí rất lớn.
Trân trọng cảm ơn./.

Trả lời:
Sở TNMT Đồng Nai trả lời:1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 3, điều 1 Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 17 Khu công nghiệp (KCN) được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Trong đó có 14/17 trạm đã truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.ư

2. Kết quả vận hành các trạm quan trắc tự động nước thải tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN, đặc biệt là từ sau khi có kết nối truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, đã phục vụ rất tốt công tác giám sát nguồn thải, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước. Vì so với công tác thu mẫu, giám sát nước thải định kỳ, thì việc quan trắc tự động giúp kiểm soát nước thải tại các KCN suốt 24/24 giờ trong ngày, cho phép truy xuất số liệu để đánh giá nhanh tình hình ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh, cảnh báo kịp thời đến doanh nghiệp để khắc phục ngay khi có sự cố nước thải vượt tiêu chuẩn xả thải. Từ đó tiến hành ngay các giải pháp khắc phục sự cố của hệ thống xử lý nước thải, không để xảy ra tình trạng xả nước thải vượt tiêu chuẩn quy định.


Bức xúc trước tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng, trong mùa khô tại thành phố Đà Nẵng

Câu hỏi:

Cử tri bày tỏ bức xúc trước tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng, trong mùa khô tại thành phố Đà Nẵng, nguyên nhân chính là do hệ thống thủy điện ở đầu nguồn sông Vu Gia, đặc biệt là thủy điện Đăk Mi 4 ngăn dòng, chuyển nước về sông Thu Bồn, không thực hiện xả nước theo cam kết. Đề nghị xử lý dứt điểm tình trạng này.

Trả lời:
Trong những năm gần đây, diễn biến nguồn nước trên các sông, suối thuộc hệ thống sông miền Trung nói chung và Vu Gia – Thu Bồn nói riêng rất phức tạp và đang chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu cũng như việc khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn. Bên cạnh đó với việc các hồ chứa hiện có trên lưu vực có dung tích tương đối nhỏ so với tổng lượng dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn nên việc tham gia chống lũ trong mùa lũ và cấp nước cho hạ du trong mùa cạn là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và các đơn vị quản lý các hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 và các Bộ, ngành có liên quan để xem xét, đánh giá hiện trạng và nhu cầu dung nước của các ngành ở hạ du các hồ chứa, thống nhất xác định các điểm kiểm soát trong mùa cạn và đã thống nhất chọn các trạm thủy văn Ái Nghĩa và Giao Thủy là điểm kiểm soát mực nước dưới hạ du để quyết định phương án vận hành các hồ chứa. Trên nguyên tắc vận hành hồ chứa trong mùa cạn phải đảm bảo nhu cầu sử dụng nước tối thiểu hạ du là ưu tiên hàng đầu sau đó mới là hiệu quả phát điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia khẩn trương nghiên cứu, tính toán các phương án phối hợp vận hành các hồ chứa trong mùa cạn để điều tiết cấp nước cho hạ du và dự thảo các nội dung quy định vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn nhằm đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu dùng nước hạ du và hiệu quả phát điện theo các thời kỳ dùng nước.

Để giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia trong mùa cạn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ ngành, địa phương trong việc lập kế hoạch sử dụng nước. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong mùa lũ hàng năm (Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2014). Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, nghiên cứu một số ý kiến góp ý cho quy trình vận hành mùa cạn, trong đó có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, hiện nay công trình thủy điện Sông Bung 4 đang chuẩn bị tích nước và đi vào vận hành sẽ tăng dung tích phòng lũ và cấp nước cho hạ du trong mùa cạn, do đó, Bộ đang tập trung tính toán, bổ sung phương án vận hành trong điều kiện hồ Sông Bung 4 vận hành trên hệ thống để hoàn thiện quy trình vận hành mùa cạn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quản lý môi trường đối với khu vực khai thác khoáng sản

Câu hỏi:

Đề nghị khắc phục tình trạng buông lỏng trong việc quản lý môi trường đối với khu vực khai thác khoáng sản, đã gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.

Trả lời:
Công tác quản lý về bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm. Bộ luôn chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, các cá nhân khai thác khoáng sản nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào các hành vị như: tuân thủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt; công tác quản lý chất thải, chất thải nguy hại; hành vi xả nước thải đối với các loại hình khai thác khoáng sản kim loại, khoáng sản có tính phóng xạ, độc hại; công tác ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường.

Để đẩy mạnh trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đối với công tác cải tạo, phục hồi môi trường, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (Quyết định này thay thế Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

Triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ đang xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; hoàn thiện các văn bản quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Trong thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bộ sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường (theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ và các địa phương để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản.

Điều hành và quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sông Đáy và Sông Nhuệ

Câu hỏi:

Cử tri tiếp tục kiến nghị tăng cường công tác điều hành và quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sông Đáy và Sông Nhuệ

Trả lời:
1. Nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 03 Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên các lưu vực sông chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện các Đề án này. Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 03 Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông, gọi tắt là Uỷ ban sông Cầu, Uỷ ban sông Nhuệ - sông Đáy và Uỷ ban sông Đồng Nai. Các Uỷ ban này đã hoạt động, thực hiện chức năng chỉ đạo, điều phối được quy định thông qua các Phiên họp toàn thể. Để giúp việc cho Uỷ ban, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã quyết định thành lập Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông đặt tại Tổng cục Môi trường thuộc Bộ.
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tư cách là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao đầu mối chủ trì việc thực hiện Đề án tổng thể sông Nhuệ - sông Đáy đã chủ trì, phối hợp với các địa phương và Bộ, ngành nỗ lực đưa ra các giải pháp, kế hoạch triển khai Đề án. Các địa phương trong lưu vực sông đã ý thức được trách nhiệm của mình và đã đề xuất Kế hoạch triển khai Đề án sông Nhuệ - sông Đáy cho địa phương mình. Các Bộ, ngành cũng đã có những nhiệm vụ, dự án triển khai trên sông Nhuệ - sông Đáy. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và thực hiện các nội dung của Đề án, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đưa công tác bảo vệ môi trường tới cấp cơ sở; đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, kiên quyết xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đã cơ bản hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quan trắc giám sát thường xuyên chất lượng nước sông, tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường lưu vực sông. Định kỳ hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

2. Trong thời gian tới, nhằm khắc phục ngăn chặn có hiệu quả hơn nữa tình trạng ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông nói chung và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng, Bộ tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cập nhật thống kê, quản lý và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trên lưu vực sông; khẩn trương xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư thu gom xử lý nước thải của các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải nông thôn, chương trình khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy;
- Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; đánh giá ngưỡng chịu tải; quan trắc định kỳ, xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường nước….
- Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông, đưa nội dung triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy vào Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2012 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy bản Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên lưu vực tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trong năm 2014 trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, cụ thể: đẩy nhanh tiến độ triển khai xử lý ô nhiễm làng nghề tại tỉnh Hà Nam (Làng nghề dệt nhuộm Nha Xá), xử lý ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nam Định. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, tiếp tục triển khai Dự án xử lý nước thải Cầu Ngà và Dự án xử lý nước thải sinh hoạt Xã Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Giải quyết ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch

Câu hỏi:

Đề nghị có quy hoạch lâu dài để giải quyết ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch, vì hiện nay có rất nhiều hộ cất nhà trên sông, rạch (Cử tri tỉnh An Giang)

Trả lời:
Trong thời gian qua đã có nhiều văn bản được ban hành nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch trên cả nước, như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó nêu mục tiêu tổng quát về bảo vệ môi trường đến năm 2020 là: “Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý”. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP nêu trên, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng hợp bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030; Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020,….

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã quy định về việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp địa phương và quốc gia, trong đó có nội dung quản lý môi trường biển, hải đảo và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức lưu vực sông (tại Chương II, Mục I Quy hoạch bảo vệ môi trường). Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc xây dựng quy hoạch lâu dài để giải quyết ô nhiễm môi trường nguồn nước sông, rạch các địa phương có liên quan tới xây cất nhà trên sông hiện nay phải được xây dựng lồng ghép vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và tùy theo từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ; mỗi tỉnh xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và sau đó tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi của địa phương thì mới mang tính khả thi phù hợp với thực tế của địa phương đó và do các địa phương tự thực hiện.

Phản ánh: chỉ hơn một tháng mà doanh nghiệp phát tiếp 03 đoàn đến kiểm tra môi trường

Câu hỏi:

Cử tri phản ánh, chỉ hơn một tháng mà doanh nghiệp phát tiếp 03 đoàn đến kiểm tra môi trường: 01 đoàn của Sở Tài nguyên và Môi trường, 01 đoàn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 đoàn của Bộ Công an, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ môi trường, các đoàn chỉ phạt tiền những lỗi nhỏ không đáng phạt, không hướng dẫn, nhắc nhở hoặc cảnh báo, các đoàn kiểm tra không giúp đỡ gì cho doanh nghiệp. Cử tri đề nghị một năm chỉ kiểm tra một lần, nếu phát hiện có vi phạm thì kiểm tra đột xuất và kiểm tra để nhắc nhở, khắc phục chứ không kiểm tra chỉ để phạt tiền doanh nghiệp và không hướng dẫn, giúp đỡ gì

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều ban hành chương trình công tác của Bộ, trong đó có chương trình thanh tra, kiểm tra và bảo vệ môi trường và gửi cho các Bộ, ngành, các địa phương có liên quan để cùng phối hợp thực hiện nhằm tránh sự chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các địa phương. Ngoài ra, trước khi triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ môi trường tại các địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản gửi cho các địa phương liên quan để rà soát nhằm thống nhất các đối tượng mà Bộ dự kiến thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề nghị các Bộ, ngành liên quan cũng như các Sở, ban, ngành các tỉnh biết và cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra theo quy định. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương trước khi triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại địa phương nhằm tránh chồng lặp đối tượng được thanh tra theo đúng quan điểm của Bộ (theo quy định, việc thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường đối với mỗi cơ sở không quá 02 lần/năm).

Chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải nói chung

Câu hỏi:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải nói chung, bao gồm: chất thải, nước thải, chất thải rắn nguy hại, phế liệu, chất thải rắn công nghiệp, xây dựng, chất thải rắn thông thường, sinh hoạt và chất thải, nước thải trong lĩnh vực y tế,

Trả lời:
1. Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu, như:
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 34/2012/TT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 hướng dẫn điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, để đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của hoạt động nhập khẩu phế liệu và công tác bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, xây dựng và ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/01/2013 quy định về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) đối với phế liệu nhập khẩu cũng được từng bước hoàn thiện. Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như: QCVN 31:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu, QCVN 32:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nhựa phế liệu nhập khẩu, QCVN 33:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với giấy phế liệu nhập khẩu.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, cơ quan Hải quan địa phương và lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, cơ bản hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương đã tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.

2. Trong thời gian tới, nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu; hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu.

Quản lý nhà nước về môi trường, các vụ xả thải, chôn rác thải chưa được xử lý

Câu hỏi:

Cử tri kiến nghị tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, vì các vụ xả thải, chôn rác thải chưa được xử lý nghiêm dẫn đến các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật, gây bất bình trong nhân dân

Trả lời:
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hiệu quả quản lý đã ngày được nâng lên một cách rõ rệt, cụ thể:
1. Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
Để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cập nhật, bổ sung các vấn đề nổi cộm của công tác bảo vệ môi trường hiện tại cũng như phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, mở rộng đối tượng và hành vi xử phạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan dự thảo Luật bảo vệ môi trường 2014 và được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện nay, Bộ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường:
Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Qua đó đã phát hiện nhiều cơ sở và Khu công nghiệp xả trực tiếp hàng ngàn m3 nước thải không qua xử lý ra môi trường, chôn lấp chất thải với thủ đoạn tinh vi, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là các trường hợp vi phạm các Công ty Tân Phát Tài (Biên Hòa, Đồng Nai); Công ty TNHH Long Tech Precision Việt Nam (Quế Võ, Bắc Ninh); Công ty Sonadezi Long Thành (Đồng Nai), KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang (khoảng 1.500 m3/ngày), KCN Liên Chiều và Công ty CP Gốm sứ Cosani (TP Đà Nẵng); Xí nghiệp chế biến thủy sản Cầu Quan – Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh (400 m3/ngày) và Công ty Thủy sản Cửu Long, tỉnh Trà Vinh (400 m3/ngày); Công ty TNHH Hùng Vương, Vĩnh Long (Chế biến thủy sản)….
Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường, đặc biệt là hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục tập trung hoàn thiện các thể chế, chính sách có liên quan, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn nữa tính răn đe của các chế tài xử lý vi phạm và phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015. Song song với các hoạt động này, Bộ sẽ làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường.

đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường; đồng thời đầu tư cho các nghiên cứu có tính thực tiễn ứng dụng cao, hiệu quả kinh tế lớn, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, trí thức, học sinh, sinh viên nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Trả lời:
1. Theo chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt một số chương trình, đề án, dự án trọng điểm cấp Nhà nước để thực hiện Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có Chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, mã số KC.08/11-15 (ban hành theo Quyết định số 3059/QĐ-BKHCN ngày 30/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ). Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân đều đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ để triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các giải pháp khoa học, công nghệ và kỹ thuật trong quản lý vào bảo vệ môi trường.

2. Thời gian tới, để tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường trong danh mục Chương trình khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (theo phân công của Chính phủ tại Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường). 

Đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trên dòng sông SêrêPốk và cho ngừng chủ trương xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Câu hỏi:

Cử tri tiếp tục phản ánh, tình trạng xây dựng các công trình thủy điện chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trên dòng sông SêrêPốk và cho ngừng chủ trương xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, vì hiện nay đã có quá nhiều (Kiến nghị của cử tri giửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII).

Trả lời:

Bộ Công thương trả lời như sau:

Về vấn đề quản lý xây dựng, vận hành các công trình thủy điện. Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã và đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo  an ninh năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hồ thủy điện sẽ chiếm khoảng 86% tổng dung tích của các hồ chứa trong cả nước. Đây là nguồn dung tích trữ lượng cực kỳ quan trọng, bảo đảm an ninh nguồn nước, đóng vai trò chủ chốt, đảm bảo chủ động điều tiết nước cấp cho hạ du đặc biệt trong những năm hạn hán và trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Tại Nghị quyết 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013, Quốc Hội đã ghi nhận: các hồ thủy điện lớn đa mục tiêu đã góp phần cắt, giảm lũ, điều tiết lưu lượng, cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường. Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế, tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm an toàn vận hành khai thác, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực.

Hiện tại, các Bộ: Công thương, xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án thủy điện trên địa bàn đã và đang triển khai tích cực Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tăng cường hơn nữa về quản lý quy hoạch và các nội dung liên quan khác đối với lĩnh vực thủy điện nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng chưa tốt của thủy điện đến môi trường – xã hội, dân sinh kinh tế.

Ngày 10 tháng 3 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Kế hoạch hành động số 2046/QĐ-BCT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo kế hoạch hành động này Bộ Công thương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thực hiện rà soát: Quy hoạch thủy điện; năng lượng của các cơ quan tư vấn lập quy hoạch và thiết kế công trình thủy điện; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, tuân thủ các yêu cầu về môi trường; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công trình thủy điện đang triển khai xây dựng; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa; cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực thủy điện.

Chủ trì thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư, khởi công Dự án thủy điện; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định, xử lý vi phạm về phòng chống lụt bão, an toàn đập, hồ chứa thủy điện; chỉ đạo xây dựng phương án về phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông lớn trong trường hợp xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập (trước mắt là khu vực Tây nguyên và khu vực miền Trung.)
Tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ tại các địa phương.

Ban hành các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các địa phương và các đơn vị quản lý các nhà máy thủy điện tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ; công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện.

Rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình thủy điện, đề xuất việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện.

Xây dựng cơ chế tài chính đối với các nhà máy thủy điện vận hành cấp nước cho hạ du vào mùa khô theo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt.

Xây dựng tài liệu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vao trò của các công trình thủy điện, phổ biến quy hoạch thủy điện và công tác phòng chống bão lụt.

Hàng năm tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội.

Bộ Công thương cũng đã ban hành 4 Chỉ thị liên quan thủy điện: Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ 2014; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014 về việc thực hiện công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện.

Ngoài việc ban hành Kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc nêu trên, Bộ Công thương cũng đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, nghành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/NQ-CP, cụ thể như sau:

Chủ trì và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động trồng rừng tại Nhà máy Thủy điện Sơn La ngày 22 tháng 3 năm 2014; Thực hiện thẩm định, phê duyệt phương án Phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập năm 2014 đối với các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước; Tổ chức 4 Đoàn công tác đi làm việc và kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy điện trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Phú Yên. Đoàn công tác đã đi kiểm tra tại hiện trường một số Dự án thủy điện, khu tái định cư của các Dự án thủy điện và đã tổ chức các cuộc họp với Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ đập thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, phối hợp với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện và Quy định về ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; phối hợp với sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, góp ý Quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ các lưu vực Sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Hương, sông Kôn – Hà Thanh, sông Hồng, Sông mã, sông Cả, Sông Trà Khúc và sông Đồng Nai, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Bên cạnh đó, chỉ đạo, triển khai thực hiên các Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ về Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và sông Ba.

Đặc biệt, ngày 06 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, cùng lãnh đạo 38 tỉnh, thành phố có hồ đập thủy điện trong cả nước để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội. Tại cuộc họp, Bộ Công thương và các Bộ, nghành và địa phương đã đánh giá hiệu quả và những tồn tại trong quá trình thực hiện, đưa ra các phương hướng để triển khai mạnh mẽ hơn nữa Nghị quyết số 11/NQ-CP trong thời gian tới và có Báo cáo tổng thể báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.

Về việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk rà soát lại quy hoạch và đầu tư thủy điện trên địa bàn, loại 17 dự án thủy điện nhỉ với tổng công suất 28,2 MW, 69 vị trí thủy điện nhỏ tiềm năng với tổng công suất 117,5 MW. Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với Tỉnh kiểm soát chặt sẽ việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.

Đề nghị quan tâm đầu tư cho tỉnh Đắk Lắk để triển khai Đề án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện giai đoạn 2011 – 2020.

Câu hỏi:

Hiện nay, 40% số hộ gia đình tại 189 thôn, buôn ở vùng sâu, vùng xa thuộc các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa được mắc điện thắp sáng, nhất là các hộ đồng nào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đề nghị quan tâm đầu tư cho tỉnh Đắk Lắk để triển khai Đề án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện giai đoạn 2011 – 2020 (kiến nghị của cử tri giửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII)

Trả lời:


Bộ Công thương trả lời về vấn đề cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, các hộ dân thuộc xã nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tích cực thực hiện các chương trình đầu tư đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến hết năm 2013, đã có 100% số huyện, 99,23% số xã và 97,62 số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.

Ngày 08 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020” tại Quyết định số 2081/QĐ-TTg, với mục tiêu đến 2015 cơ bản các xã cả nước có điện đến trung tâm bản và đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện bằng nguồn điện lưới quốc gia và nguồn năng lượng tái tạo góp phần tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào, đảm bảo công  bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Chương trình cấp điện nông thôn sẽ được triển khai trên 48 tỉnh/thành phố trong đó có tỉnh Đắk Lắk, cấp điện cho khoảng 1.288.900 hộ tại 12.140 thôn, bản trên cả nước với tổng số vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2014 – 2020 nhu cầu đầu tư cấp điện cho ác thôn, ấp chưa có điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 600 tỷ đồng. Do đó để nhanh chóng triển khai Quyết định số 2081/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ đạo các sở, ban, nghành lập Dự án đầu tư trình Bộ Công Thương thỏa thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn đầu tư nhằm triển khai các bước tiếp theo.

Quy trình vận hành liên hồ chứa

Câu hỏi:

Đề nghị quy định chặt chẽ việc xả lũ của các công trình thủy điện, phải vận hành đúng quy trình, không làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân như thời gian vừa qua; trong trường hợp phát hiện vi phạm, phải xác định rõ trách nhiệm trong việc quy hoạch thủy điện cũng như công tác quản lý, vận hành các công trình thủy điện, tránh đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra; kịp thời khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại (Kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII)

Trả lời:

Bộ Công thương trả lời như sau:

Hầu hết các hồ chứa thủy điện đã vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào vận hành hoặc chẩn bị đưa vào vận hành đều có Quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những năm gần đây, công tác quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thường xuyên được Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tại Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng để ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn đối với 61 hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ về mùa lũ trên 5 lưu vực sông thường xuyên xảy ra lũ lụt (gồm 20 hồ chứa đã vận hành: Lưu vực sông Hồng: Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà; Lưu vực sông Ba: Quy trình vận hành liên hồ chứa sông Ba Hạ, sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ và An Khê – Ka Nắk; Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn: Quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2; Lưu vực sông Srêpốk 4: Quy trình vận hành liên hồ hồ chứa Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpốk 3 và Srêpốk 4; Lưu vực sông Sê San: Quy trình vận hành liên hồ chứa Plei Krông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A). Hiện nay, Bộ Tài nguyen và Môi trường cũng đang tập trung xây dựng, bổ sung, sửa đổi để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa cả về mùa lũ và mùa kiệt cho các lưu vực sông lớn, dự kiến hoàn thành trong năm nay.

Trên thực tế, các Bộ, nghành và địa phương cũng đang triển khai tích cực trên các lĩnh vực rà soát quy hoạch, vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập, trồng rừng thay thế. Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra, rà soát các quy định và việc thực hiện vận hành xả lũ tại các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Qua kiểm tra, làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, phân tích các số liệu vận hành của các hồ chứa, trong thời gian qua cho thấy, việc xả lũ, cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt về mùa khô của các hồ chứa thủy điện đã được thực hiện nghiêm túc theo các quy định trong Quy trình vận hành hồ chứa. Về mùa lũ đã có tác dụng giảm đỉnh lũ, về mùa khô đã có vai trò rất tích cực trong việc chống hạn, đặc biệt là khu vực miền Trung.

Trong nội dung của Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa cũng đã quy định đầy đủ, chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp của Chủ hồ đập với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của địa phương và Trung ương trong việc an toàn vận hành xả lũ, kế hoạch phối hợp với địa phương trong việc cấp nước. Ngày 10 tháng 3 năm 2014 Bộ Công thương đã ban hành Kế hoạch hành động số 2046/QĐ-BTC thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo kế hoạch hành động này Bộ Công thương triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thực hiện rà soát: Quy hoạch thủy điện , năng lực của các cơ quan tư vấn lập quy hoạch và thiết kế công trình thủy điện, đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, tuân thủ các yêu cầu về môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các công trình thủy điện đang triển khai xây dựng. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực thủy điện; Chủ trì thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư, khởi công các Dự án thủy điện. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định, xử lý vi phạm về phòng chống lụt bão, an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông lớn trong trường hợp xả lũ khẩn cấp hoặc vỡ đập (trước mắt là khu vực miền Trung, Tây nguyên).

Tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ_CP của Chính phủ tại các địa phương; Ban hành các Chỉ thị, văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các địa phương và các đơn vị quản lý các nhà máy thủy điện tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ. Công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. Công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ  du các nhà máy thủy điện, đề xuất việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện.

Bên cạnh đó, rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình thủy điện, đề xuất việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thủy điện; Xây dựng cơ chế tài chính đối với các nhà máy thủy điện vận hành cấp nước cho hạ du vào mùa khô theo yêu cầu sản xuất sinh hoạt; Xây dựng tài liệu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của các công trình thủy điện, phổ biến quy hoạch thủy điện và các công tác phòng chống bão lụt.

Hàng năm tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và chuẩn bị báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội.

Bộ Công thương cũng đã ban hành 4 Chỉ thị liên quan thủy điện: Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý an toàn đập thủy điện trong mùa lũ 2014; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014; Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2014 về việc thực hiện công tác cảnh báo trong vận hành hồ chứa và nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du các nhà máy thủy điện; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2014 về tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện.

Ngoài việc ban hành Kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc nêu trên, Bộ Công thương cũng đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, nghành, địa phương tích cực thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/NQ-CP, cụ thể như sau:

Chủ trì và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động trồng rừng tại Nhà máy Thủy điện Sơn La ngày 22 tháng 3 năm 2014; Thực hiện thẩm định, phê duyệt phương án Phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập năm 2014 đối với các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước; Tổ chức 4 Đoàn công tác đi làm việc và kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy điện trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Phú Yên. Đoàn công tác đã đi kiểm tra tại hiện trường một số Dự án thủy điện, khu tái định cư của các Dự án thủy điện và đã tổ chức các cuộc họp với Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ đập thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, phối hợp với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện và Quy định về ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; phối hợp với sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, góp ý Quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ các lưu vực Sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Hương, sông Kôn – Hà Thanh, sông Hồng, Sông mã, sông Cả, Sông Trà Khúc và sông Đồng Nai, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

chỉ đạo, triển khai thực hiên các Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ về Quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và sông Ba.

Đặc biệt, ngày 06 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, cùng lãnh đạo 38 tỉnh, thành phố có hồ đập thủy điện trong cả nước để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội. Tại cuộc họp, Bộ Công thương và các Bộ, nghành và địa phương đã đánh giá hiệu quả và những tồn tại trong quá trình thực hiện, đưa ra các phương hướng để triển khai mạnh mẽ hơn nữa Nghị quyết số 11/NQ-CP trong thời gian tới và có Báo cáo tổng thể báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.


Điều kiện về năng lực đối với tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước cần những điều kiện nào ?

Câu hỏi:

Hãy cho biết, Điều kiện về năng lực đối với tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước cần những điều kiện nào ?

Trả lời:


Trả lời:

Theo Điều 5  Nghị định  60/2016/NĐ-CP Quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường  có quy định cụ thể về điều kiện năng lực đối với tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:
1. Tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Có đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện đề án, dự án, báo cáo đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Đối với đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước: có cơ cấu chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại Điều 6, người được giao phụ trách kỹ thuật đáp ứng quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Đối với lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước: Có cơ cấu chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Cá nhân thuộc đội ngũ cán bộ chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;
c) Có quyết định tuyển dụng hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm lập hồ sơ chứng minh năng lực hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất 06 tháng.
4. Có máy móc, thiết bị chuyên dùng đáp ứng quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp máy móc, thiết bị không thuộc sở hữu của tổ chức thì phải có hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân khác.
5. Trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.

Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác sử dụng nước để phát điện

Câu hỏi:

Cho tôi hỏi hiện nay hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác sử dụng nước để phát điện có phải nộp kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tại thời điểm nộp hồ sơ hay không? Trân trọng cám ơn.

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:Theo quy định tại mục V Chương I của Đề án khai thác, sử dụng nước (Mẫu 29 của Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/5/2014), trường hợp khai thác nước cho thủy điện thì không cần nộp kết quả phân tích chất lượng nước.

Quy hoạch về nước ngọt một số tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long

Câu hỏi:

Xin Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết về quy hoạch về nước ngọt một số tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre. Đồng thời cho biết cụ thể hơn về việc xây dựng chương trình, dự án chuyên đề phục hồi, cân bằng tài nguyên nước để phục vụ sản xuất và dân sinh, góp phần bảo vệ biên giới quốc gia?

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng đề án Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, trong đó xem xét giải quyết các vấn đề về nguồn nước cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Bộ đang phối họp với các cơ quan liên quan thực hiện một số dự án tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là cơ sở để đề ra các phương án nhằm đảm bảo phân bổ, cung cấp nước ngọt cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre.

Về xây dựng chương trình, dự án chuyên đề phục hồi, cân bằng tài nguyên nước, Bộ đang xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới, giai đoạn 1 xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thực hiện tại 08 tỉnh phía Bắc. Dự án đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư và sẽ cung cấp nguồn thông tin nguồn nước đến và nguồn nước chảy ra khỏi Việt Nam phục vụ công tác quản lý, khai thác sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Cấp giấy phép khai thác với mục đích sử dụng cung cấp nước sinh hoạt

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi đã được cấp giấy phép khai thác với mục đích sử dụng cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Nhưng hiện nay trên địa bàn này có 01 doanh nghiệp tư nhân cũng đang tiến hành khai thác nước để cung cấp cho khách hàng trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp này đã bị UBND tỉnh đề nghị đình chỉ khai thác nhưng không chấp hành theo Quyết định của tỉnh, mà cố tính tiếp tục khai thác để cung cấp cho khách hàng. Hiện tại, doanh nghiệp này đang tiến hành lập hồ sơ để xin cấp giấy phép khai thác nước và phía Sở Tài Nguyên&Môi trường của tỉnh cũng đang tiến hành xem xét, chấp thuận hồ sơ cấp giấy phép khai thác của doanh nghiệp trên và mục đích khai thác, sử dụng để cấp giấy phép khai thác ở đây là Cung cấp nước sản xuất trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới. Vậy tôi xin hỏi trường hợp Sở TN&MT tỉnh chấp thuận cấp phép với mục đích như trên cho doanh nghiệp này có đúng qui định của pháp luật không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Cục Quản lý tài nguyên nước trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013, thì tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Luật Tài nguyên nước cũng đã khẳng định tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 43 Luật Tài nguyên nước). Theo đó, các tổ chức, cá nhân khai thác nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước và Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP thì phải có giấy phép theo quy định. Vì vậy, trường hợp anh/chị hỏi, nếu tổ chức, cá nhân đó có nhu cầu khai thác nước tại vị trí không thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác (đối với nước dưới đất) thì doanh nghiệp đó có quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20… của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật, tình hình thực tế của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép thì mới trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép theo quy định của pháp luật (Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP).

Về việc hướng dẫn xác định khối lượng nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su và nước thải của khu công nghiệp

Câu hỏi:

Thưa quý Bộ, Xin được hỏi quý bộ xác định khối lượng nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su và nước thải của khu công nghiệp thì lượng nước thải bằng bao nhiêu lượng nước cấp, quy định tại đâu. Mong được giải đáp, xin cảm ơn.

Trả lời:

Việc xác định lượng nước thải của một cơ sở xả nước thải phải trên cơ sở tính toán cân bằng nước gồm lượng nước sử dụng, lượng nước tuần hoàn, lượng nước tiêu hao và lượng nước thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất. Đối với lượng nước thải của khu công nghiệp phải dựa trên cơ sở tính toán, đo đạc từ lượng nước sử dụng và lượng nước thải của từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó.

Giếng nước ngầm Công ty khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt có thuộc đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế tài nguyên hay không?

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án và giấy phép khai thác chế biến khoáng sản với phạm vi kinh doanh trên diện tích hơn 9,2 km2 thuộc địa bàn tỉnh Thái nguyên. Diện tích này bao gồm khu moong khai thác, khu xây dựng nhà máy chế biến, khu lán trại cho công nhân, khu vùng đệm an toàn .... Trong quá trình hoạt động, Công ty có xin Cơ quan tài nguyên cấp phép khai thác một số giếng nước ngầm, trong đó có giếng nước ngầm khai thác cho mục đích sinh hoạt của khu lán trại cho anh em công nhân. (khu lán trại được thiết kế nằm trong phạm vi đất cấp cho hoạt động của dự án) Căn cứ Điều 3 và Điều 5 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP) về việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Như hướng dẫn của Quý Bộ: "chỉ thu đối với một số mục đích sử dụng nước có lợi thế hơn như kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp… " Xin hỏi quý Bộ: Giếng nước ngầm Công ty khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt của khu lán trại cho anh em công nhân. (khu lán trại được thiết kế nằm trong phạm vi đất cấp cho hoạt động của dự án) có thuộc đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế tài nguyên hay không? Theo cách hiểu của Công ty chúng tôi căn cứ quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP thì nước cấp cho sinh hoạt không thuộc đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác nước. Xin chân thành cảm ơn và mong nhận sớm được ý kiến hướng dẫn cảu Quý Bộ Trân trọng !

Trả lời:


Cục Quản lý tài nguyên nước trả lời như sau:

Tại Điểm c Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định:

“Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này”. Như vậy, trường hợp chị nêu thuộc trường hợp phải thực hiện việc kê khai, tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.

Vi phạm xả thải ra môi trường nhưng chưa được giải quyết dứt điểm tại Công ty Hào Dương

Câu hỏi:

Cử tri phản ánh, Công ty Hào Dương nhiều lần vi phạm xả thải ra môi trường nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị xử lý triệt để, nghiêm minh hành vi gây ô nhiễm môi trường

Trả lời:
Năm 2009, 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương và đã 2 lần tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty, chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời Bộ cũng đã đưa Công ty vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý. Ngày 11/7/2014, Bộ tiếp tục gửi Công văn số 2935/BTNMT-TCMT về việc xử lý thông tin do Báo Lao động đăng tải về các sai phạm của Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương, trong đó đề nghị UBND Tp. Hồ Chí Minh xử lý nghiêm và dứt điểm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty. Hiện tại Công ty vẫn đang tạm bị đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường theo Quyết định số 6090/QĐ-TĐCHĐ ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Giải pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm ở các làng nghề

Câu hỏi:

Cử tri đề nghị Nhà nước có giải pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm ở các làng nghề

Trả lời:
Ô nhiễm môi trường làng nghề là một trong những vấn đề môi trường bức xúc và khó giải quyết nhất trong giai đoạn hiện nay. Ngay sau khi có Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã xác định ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một trong những vấn đề “nóng” trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015, trong đó đã bố trí 2.420 tỷ đồng (1.420 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương, 700 tỷ đồng từ Ngân sách địa phương) cho việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng đã là một nỗ lực rất lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, để Chương trình đạt được mục tiêu đề ra, vai trò và trách nhiệm rất lớn thuộc về địa phương trong việc xây dựng, phê duyệt các dự án để sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí đã được phê duyệt theo quy định.
Bên cạnh đó, tiếp tục ra soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các chính sách ưu đãi về thuê đất, thuế sử dụng đất… cho các đối tượng thuộc làng nghề truyên thống và các làng nghề đã được công nhận. Trước mắt, các Bộ đã thống nhất nội dung, cam kết phối hợp để triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề, kiến nghị Chính phủ xem xét và quy định lại định nghĩa về làng nghề, đối tượng sản xuất nghề, ngành nghề nông thôn và ngành nghề nông thôn truyền thống để có những biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 19/2011/QH13.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội và Thái Bình, đã xác định các “lỗ hổng” trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại địa phương để kiến nghị điều chỉnh. Tuy nhiên, việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn nhiều khó khăn. Trước mắt, cần triển khai từng bước theo lộ trình đã được xác định tại Đề án bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách về làng nghề nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng tại địa phương; đặc biệt sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước như chương trình khuyến công, phát triển nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng (hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải tập trung…) góp phần xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn.

Gia đình tôi muốn khoan 01 cây nước để sử dụng, vậy tôi cần đi đến đâu để đăng ký, thủ tục hồ sơ gồm có những gì?

Câu hỏi:

Gia đình tôi muốn khoan 01 cây nước để sử dụng, nghe nói muốn khoan thì phải xin phép, vậy tôi cần đi đến đâu để đăng ký, thủ tục hồ sơ gồm có những gì?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và khoản 1 Điều 17 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì trường hợp của ông không phải xin phép nhưng phải đến UBND phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau để đăng ký khai thác.

Xả chất thải chưa qua xử lý vào ao gây ô nhiễm môi trường?

Câu hỏi:

Em gái tôi cư trú tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có thầu dài hạn gần 400 mét vuông mặt nước để thả cá nhưng bị hai gia đình bên cạnh nuôi lợn công nghiệp nhưng thả chất thải và phân lợn chưa qua xử lý xuống ao của em tôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vĩ thế, cá trong ao chết hàng loạt, bà con xung quanh phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường sông.
Vậy tôi xin hỏi:
1- Sự việc trên có vi phạm Luật môi trường không? Thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật nào?
2- Sự việc này không hòa giải được, tôi muốn đề nghị cơ quan công quyền nào giải quyết?
Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:


Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường: Trách nhiệm bảo vệ môi tr¬ường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải “phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình”. Việc 02 hộ gia đình xả chất thải (phân lợn chưa qua xử lý xuống ao) gây ô nhiễm môi trường; Khoản 5 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm: “Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước” như vậy, việc xả chất thải chưa qua xử lý vào ao gây ô nhiễm môi trường là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

Khi có hiện tượng cá chết, ông cần báo cho UBND cấp xã biết để lập biên bản ghi nhận số lượng cá chết và xác định nguyên nhân gây cá chết, trên cơ sở đó sẽ xử phạt tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, yêu cầu khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc ông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (xả thải gây ô nhiêm nguồn nước ao, hồ nuôi cá) là nội dung tố cáo, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh và cấp huyện, UBND cấp xã có chứ năng hòa giải, theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường. Như vậy, sau khi không giải quyết hòa giải được, ông có thể gửi đơn đến UBND cấp huyện để được xem xét giải quyết.

Lập báo cáo xả thải của công ty

Câu hỏi:

Xin Bộ cho tôi hỏi: Khi lập báo cáo xả thải vào nguồn nước của 1 đơn vị, quy định nào phải phân tích tất cả các chỉ tiêu theo QCVN. Ví dụ như khi lập báo cáo xả thải vào nguồn nước cho 1 Công ty may mặc thì việc phân tích mẫu nước thải cho tất cả các chỉ tiêu theo QCVN 40:2010/BTNMT thì có 1 số chỉ tiêu sẽ gây lãng phí cho Công ty như Tổng xianua, Tổng phenol, …?

Đoàn Minh Long , 369 Quốc Lộ 1, f4, Tân An , Long An

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời


Khi lập Hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, theo qui định đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước phải có kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý (thời điểm lấy mẫu không quá 03 tháng trước thời điểm nộp Hồ sơ). Đơn vị đề nghị cấp phép chịu trách nhiệm khai báo các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải và phân tích các chỉ tiêu này. Trường hợp ngành nghề sản xuất đã có ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải riêng cho ngành nghề đó thì các chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu có trong Quy chuẩn hiện hành. Đối với l công ty sản xuất thuộc loại hình dệt may sẽ phải phân tích các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải Dệt may QCVN 13:2008/BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 khi lập hồ sơ báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

Lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước?

Câu hỏi:

Kính gửi Sở Tài Nguyên và Môi Trường,Công ty của tôi hiện đang hoàn thành trạm xử lý nước thải cho một khu dân cư, có công suất 2.000m3/ngày đêm. Và nước thài sinh hoạt sau khi xử lý sẽ được xả trực tiếp ra sông. Tôi muốn hỏi, để trạm chính thức được hoạt động, cty tôi cần những thủ tục gì? và chuẩn bị hồ sơ xin phép gồm những gì?Cám ơn

Trả lời:

Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh trả lời:

- Nếu Trạm xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày của khu dân cư đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết thì trước khi đưa Trạm xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành chính thức, phải thực hiện các thủ tục như sau:

+ Lập hồ sơ xác nhận việc thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BNTMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lập hồ sơ xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Lập hồ sơ xin phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

- Nếu Trạm xử lý nước thải công suất 2.000 m3/ngày của khu dân cư không thuộc trường hợp nêu trên, đề nghị bạn liên hệ Chi cục Bảo vệ Môi trường-Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn chi tiết.

Câu hỏi:

Gia đình tôi khai thác nước dưới đất có độ mặn cao để sản xuất muối, công suất là 150m3/ngay đêm.
Xin hỏi tôi có phải xin phép không? Nếu phải xin phép thì cơ quan nào cấp? và có bi khống chế về công suất khai thác không?

Võ Văn Hùng (62 tuổi )
Địa chỉ: Xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Theo quy định tại Điều 44 của Luật tài nguyên nước năm 2012 và Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thì hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép.

Vì vậy, trường hợp khai thác nước dưới đất của Ông  thuộc diện phải có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Về công suất khai thác sẽ được cơ quan thẩm định hồ sơ cấp phép xem xét cụ thể trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp pơhép của Ông và cơ quan cấp phép (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định khi cấp giấy phép.

Chuyển đổi khai thác nước ngầm sang khai thác nước mặt

Câu hỏi:

Các DN chúng tôi được phép khai thác nước ngầm độ sâu 350 - 400m để cung cấp nước sinh hoạt tại Vĩnh Long đã nhiều năm qua. Lưu lượng ổn định, chất lượng đảm bảo theo quy định ban hành. Hiện nay chính quyền địa phương yêu cầu các DN chúng tôi chuyển đổi từ khai thác nước ngầm sang nước mặt. Nếu không thực hiện thì đơn vị cấp nước khác sẽ thực hiện trong vùng cấp nước của chúng tôi. Yêu cầu của chính quyền địa phương đúng theo quy định không? Nếu đúng thì theo quy định nào?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Việc hạn chế khai thác nước dưới đất là một trong những biện pháp để phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ngầm và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Luật tài nguyên nước đã quy định cụ thể các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất tại Khoản 4 và quy định các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất tại Khoản 5 của Điều 52. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 71 của Luật tài nguytên nước giao Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh khoang định cụ thể vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Quy chuẩn nào để phân tích khi làm hồ sơ cấp phép khai thác nước sinh hoạt

Câu hỏi:

Trong hồ sơ khai thác nước dưới đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tôi yêu cầu phải có kết quả phân tích chất lượng nguồn nước ngầm theo quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Theo QC này có tất cả 26 chỉ tiêu; trong đó có 2 chỉ tiêu về phóng xạ alpha và beta rất khó thực hiện và đắt tiền, các phòng xét nghiệm ở miền Nam đều không thực hiện được kiểm nghiệm chỉ tiêu này ngoại trừ Viện hạt nhân Đà Lạt. Điều này gây rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian khi xét nghiệm. Trong khi đó hầu hết mục đích khai thác là để cung cấp nước sinh hoạt. Theo tôi biết lẽ ra chỉ yêu cầu phân tích nước theo mục đích sử dụng, tức là theo quy chuẩn 02:2009/BYT hoặc 01:2009/BYT của Bộ Y tế.
Xin vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến phải dùng quy chuẩn nào để phân tích khi làm hồ sơ cấp phép khai thác? (Nguyễn Long Hải,
Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Long An)

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Trả lời: Việc cấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất phải xem xét đánh giá cả về số lượng và chất lượng nguồn nước khai thác. Hiện nay, đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (gồm 26 chỉ tiêu). Vì vậy, tùy vào đặc điểm nguồn nước dưới đất ở từng khu vực và tình trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác để lựa chọn các thông số phân tích chất lượng nước dưới đất cho phù hợp.

Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng nước còn phải phân tích các chỉ tiêu khác cho phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt phải phân tích các chỉ tiêu theo Quy chuẩn 02:2009/BYT hoặc 01:2009/BYT của Bộ Y tế, trong đó cấp cho ăn uống có 109 chỉ tiêu, trong đó có cả các chỉ tiêu phân tích hoạt độ phóng xạ alpha và beta.

Cấp phép cho các giếng nằm trên đất thổ

Câu hỏi:

Ở tỉnh tôi, quá khứ để lại có hàng ngàn giếng công suất nhỏ đường kính Ø49, Ø60 phục vụ cấp nước sinh hoạt xây dựng trên đất lúa. Nay rất nhiều trạm cấp nước nhỏ này muốn lập lại hồ sơ khai thác thì không được giải quyết vì yêu cầu giếng phải nằm trên đất thổ. Vậy xin hỏi có quy định nào về việc giếng phải nằm trên đất thổ mới được cấp phép? và nếu không đúng quy định hiện hành thì hướng để xử lý các tồn tại nêu trên thế nào để các trạm cấp nước, các giếng trước đây được cấp phép?

Nguyễn Long Hải.
Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Long An

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Hiện nay, không có quy định nào là giếng khoan phải nằm trên đất thổ cư mới được cấp phép.

Nghiệm thu và xin phép xả thải

Câu hỏi:

Hien tai Cty Toi co mot he thong XLNT voi cong suat 15m3 ngay dem, cho toi hoi: Neu dang ky nghiem thu hoac xin cap phep xa thai thi lien he tai : Phong TNMT hay So TNMT Tran trong cam on?

PHAN VAN KE. [email protected]

Trả lời:
Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh trả lời: 


Hiện nay cấp phép xả thải với quy mô của Công ty Ông thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường. Để xin cấp phép xả thải, Công ty làm hồ sơ và nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM để được xem xét cấp phép. Quy trình thủ tục cấp phép xả thải ông/bà có thể tham khảo tại trang web:http://donre.hochiminhcity.gov.vn vào mục hướng dẫn thủ tục .

Ô nhiễm Môi trường nước ở Hạ Long

Câu hỏi:

Từ trước đến nay, tất cả các nguồn nước thải lẫn dầu ( Là một loại chất thải nguy hại ) cả ở trên bờ và dưới biển ở vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long,không qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam mà vẫn được các chủ nguồn thải xả thẳng ra môi trường và xuống biển. Dẫn đến hiện nay, vùng biển Vịnh Hạ Long đã bị ô nhiễm dầu nghiêm trọng, các rạn san hô trong vùng đã bị chết gần hết do ô nhiễm dầu ( Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và môi trường Biển Việt Nạm, năm 2011 ). Hiện nay vẫ chưa có biện pháp khắc phục. Tôi xin hỏi: Để xảy ra tình trạng này, có trách nhiệm của cơ quan quản lý Môi trường không?. Tại sao đến nay vẫn chưa có giả pháp nào để khắc phục?
Hà Thế Tiến (57 tuổi )
T5-K7-P. Bãi Cháy-TP Hạ Long-Quảng Ninh

Trả lời:

Với nội dung câu hỏi của ông Hà Thế Tiến – Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã có văn bản trả lời số 1834/TNMT-BVMT, ngày 24/6/2013; Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đã có văn bản trả lời số 4507/SGTVT-QVVT ngày 15/8/2013 và Bộ Giao thông Vận tải có văn bản trả lời số 9750/BGTVT-MT ngày 18/9/2013 trả lời câu hỏi của ông.

Mong ông vui lòng nghiên cứu kỹ các văn bản nêu trên./.

Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Câu hỏi:

Tôi là một người lao động bình thường ở vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2012 tôi đã mua thiết bị máy móc để hành nghề khoan nước dưới đất nhưng do không nắm được quy định của pháp luật nên tôi chưa làm thủ tục để xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và tôi đã bị xử phạt. Hiện nay, tôi rất muốn làm thủ tục để xin cấp giấy phép hành nghề. Tuy nhiên, tôi không có đầy đủ các bằng cấp theo yêu cầu. Vậy tôi có thể kí hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thuê nhân công (giữa 2 cá nhân) với người có đủ bằng cấp theo quy định để xin cấp giấy phép hành nghề mang tên tôi được không.Và thành phần hồ sơ trong trường hợp này như thế nào, tôi phải nộp về đâu?
Rất mong nhận được sự quan tâm của quý cơ quan!

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:


Theo quy định bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào đáp ứng các điều kiện tại Điều 6 của Quyết định số 17/ 2006/QD-BTNMT thì sẽ được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Trường hợp Bạn nêu, nếu Bạn không đáp ứng điều kiện chuyên môn theo quy định thì có thể ký hợp đồng với người khác đủ điều kiện về kinh nghiệm, chuyên môn theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 6 của Quyết định nêu trên.

Về thành phần hồ sơ, nơi nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quyết định nêu trên

Khai thác nước dưới đất để sản xuất muối

Câu hỏi:

Gia đình tôi khai thác nước dưới đất có độ mặn cao để sản xuất muối, công suất là 150m3/ngay đêm.
Xin hỏi tôi có phải xin phép không? Nếu phải xin phép thì cơ quan nào cấp? và có bi khống chế về công suất khai thác không?

Võ Văn Hùng , Xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời

Trả lời: Theo quy định tại Điều 44 của Luật tài nguyên nước năm 2012 và Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thì hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép.

Vì vậy, trường hợp khai thác nước dưới đất của Ông  thuộc diện phải có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Về công suất khai thác sẽ được cơ quan thẩm định hồ sơ cấp phép xem xét cụ thể trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp phép của Ông và cơ quan cấp phép (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định khi cấp giấy phép.

Câu hỏi:

Tôi xin hỏi một vụ việc cụ thể như sau:
Em gái tôi cư trú tại thôn Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có thầu dài hạn gần 400 mét vuông mặt nước để thả cá nhưng bị hai gia đình các ông Vũ Văn Lộ, và Nguyễn Văn Hiệu bên cạnh nuôi lợn công nghiệp nhưng thả chất thải và phân lợn chưa qua xử lý xuông ao của em tôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vĩ thế, cá trong ao chết hàng loạt, bà con xung quanh phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường sông.
Vậy tôi xin hỏi:
1- Sự việc trên có vi phạm Luật môi trường không? Thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật nào?
2- Sự việc này không hòa giải được, tôi muốn đề nghị cơ quan công quyền nào giải quyết?

Vũ Tiến Kỳ (70 tuổi )
Số nhà 27, ngõ 6 Phùng Chí Kiên, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên

Trả lời:
Sở TNMT Hưng Yên trả lời:

1. Sự việc trên là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Hành vi thải chất thải trực tiếp không qua xử lý là hành vi bị nghiêm cấm quy định Khoản 5, Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường 2005
- Chưa có công trình đảm bảo vệ sinh và an toàn đối với sinh hoạt của người dân vi phạm điểm đ, Khoản 1, Điều 53, Luật Bảo vệ môi trường 2005

2. Hình thức xử lý

Các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 13 NĐ 17 9/2013/NĐ-CP
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Khoản 6, và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 NĐ 179/2013/NĐ-CP

3. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 và điểm đ, Khoản 1 Điều 126 của Luật Bảo vệ môi trường, vụ việc này trách nhiệm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND xã Tống Trân. 

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi:

Câu hỏi về lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu
Lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây có phải do biến đổi khí hậu hay không? làm thế nào để hạn chế lũ quét và tác hại của nó?

Trần Hữu Hùng, Cốc Lếu, Lào Cai

Trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, biến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa trong mùa mưa và làm giảm lượng mưa trong mùa khô, do đó khả năng xảy ra lũ quét tăng lên trong thời gian gần đây một phần là do biến đổi khí hậu.

Một nguyên nhân đáng lưu ý là việc chặt phá rừng đầu nguồn, việc khai thác khoáng sản, việc khai thác cát bừa bãi, không theo quy hoạch cũng làm gia tăng lũ quét ở các tỉnh miền núi.

Để hạn chế lũ quét và tác động của lũ quét đến tính mạng và tài sản của người dân, cần đồng bộ triển khai các hoạt động sau đây:

- Bảo vệ và kiểm soát nghiêm ngặt các đai rừng phòng hộ đầu nguồn;
- Khai thác hợp lý, hợp pháp tài nguyên;
- Có chế tài xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân chặt phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước,…
- Đẩy mạnh việc trồng, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, nâng cao độ che phủ, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ các công trình hạ lưu, điều hòa khí hậu, duy trì và phát triển sinh kế cho cộng đồng, cải tạo môi trường sinh thái.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tác động của biến đổi khí hậu cũng như trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Nghiên cứu, phân vùng nguy cơ có lũ quét.
- Xây dựng các phương án sơ tán dân ra khỏi những vùng có nguy cơ lũ quét cao

Quy trình lấy mẩu nước thải của nhà máy sản xuất nước đá.

Câu hỏi:

Quy trình lấy mẩu nước thải của nhà máy sản xuất nước đá?

Huynh Thi Tien , Huyện An Minh, Kiên Giang

Trả lời:
Sở TNMT Kiên Giang trả lời: 

1. Quy trình lấy mẫu nước thải của nhà máy sản xuất nước đá tuân theo TCVN 5999:1995 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu nước thải, bao gồm:

+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị lấy mẫu.

+ Chọn vị trí lấy mẫu: điểm thải cuối trước khi thải ra môi trường.

+ Chỉ tiêu lấy mẫu (theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp).

+ Tiến hành lấy mẫu.

2. Bảo quản mẫu theo TCVN 6663-3:2008 - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

3. Vận chuyển về phòng thí nghiệm và phân tích mẫu, cho kết quả.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý và cấp phép khai thác tài nguyên

Câu hỏi:

Hiện tượng khoan giếng khai thác nước do dân tự tiến hành khoan gây nên sụt lún nền đất làm sập nhà cửa và các công trình dân dụng thời gian qua diễn ra nhiều lần ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Với trách nhiệm quản lý tài nguyên và cấp phép khai thác tài nguyên do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chịu trách nhiệm thì để diễn ra nhiều lần như vậy và làm ảnh hưởng đến đời sống nhiều các hộ dân khác chúng tôi có thể kiện và quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý được không? Và nếu kiện thì thủ tục pháp lý cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Hiện tượng sụt, lún đất có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sụt, lún là do khai thác nước dưới đất quá mức. Để xác định nguyên nhân sụt, lún là do cấu tạo địa chất hay do khai thác nước dưới đất gây ra cần phải có điều tra, đánh giá một cách chi tiết và đầy đủ.

Do đó, đề nghị bạn kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tổ chức điều tra, đánh giá để xác định nguyên nhân gây sụt lún cho khu vực Mỹ Đức, Quốc Oai

Gia đình tôi muốn khoan giếng để lấy nước để sinh hoạt và rửa xe gắn máy thì có phải xin phép không? Xin tại cơ quan nào?

Câu hỏi:

Gia đình tôi muốn khoan giếng để lấy nước để sinh hoạt và rửa xe gắn máy thì có phải xin phép không? Xin tại cơ quan nào?

Trả lời:


Sở TN&MT Đồng Nai trả lời:

Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 44 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc Hội thì khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình thuộc trường hợp không phải đăng ký, không phải xin phép. Nhưng đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Xuân có nhu cầu khai thác nước cho rửa xe gắn máy (mang tính chất kinh doanh, dịch vụ) thì căn cứ điểm a, khoản 2, điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước trường hợp khai thác với quy mô trên 10m3/ngày đêm thì phải đăng ký hoặc xin phép và cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp phép.

Tuy nhiên, căn cứ văn bản số 6234/UBND-CNN ngày 5/8/2008 về việc xử lý trám lấp các giếng khoan trong khu vực đã có nước máy của UBND tỉnh Đồng Nai, trong đó có nội dung không cấp mới các loại giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, hộ kinh doanh nằm cách đường ống cấp nước trong phạm vi bán kính nhỏ hơn hoặc bằng 200m. Do đó, nếu trường hợp khu vực điểm kinh doanh rửa xe của ông Nguyễn Văn Xuân đã có nước máy thì sẽ không được cấp phép (trường hợp đã có giếng thì chỉ sử dụng cho sinh hoạt của hộ gia đình không phục vụ cho việc kinh doanh, dịch vụ).

Thời gian lưu mẫu nước thải công nghiệp từ lúc lấy mẫu đến lúc có kết quả là bao lâu?

Câu hỏi:

Hiện tôi đang công tác tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Cho tôi được hỏi:
Thời gian lưu mẫu nước thải công nghiệp từ lúc lấy mẫu đến lúc có kết quả là bao lâu. Theo TCVN 6663-3:2008, ISO 5667-3:2003,thời gian lưu mẫu phụ thuộc vào từng chỉ tiêu phân tích có thể kéo dài trong 1 ngày đến 1 tháng hoặc hơn với kỹ thuật bảo quản đúng quy định. Thời gian vừa qua, Đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường đến thanh tra đơn vị chúng tôi và sau 45 ngày mới trả kết quả phân tích mẫu. Cho tôi được hỏi việc trả kết quả vào thời gian này có đúng không và có làm doanh nghiệp chúng tôi mất quyền khiếu nại đối với phòng thí nghiệm hay không khi mẫu đối chứng đã hỏng?

Trả lời:


Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Thời gian lưu mẫu nước thải công nghiệp mà bạn đề cập trong câu hỏi theo TCVN 6663-3:2008, ISO 5667-3:2003 là đúng. Nội dung bạn đề cập liên quan đến kết quả của Đoàn thanh tra sau 45 ngày mới trả kết quả không có nghĩa là sau 45 ngày mới phân tích mẫu. Khi tiến hành thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường luôn trưng cầu giám định một cơ quan độc lập có chức năng và năng lực để thực hiện việc lấy, bảo quản và phân tích mẫu môi trường theo đúng quy định. Theo quy định, kết quả phân tích mẫu môi trường chỉ là một phần của kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường và thời hạn của một cuộc thanh tra là 45 ngày làm việc (khoảng hơn 2 tháng) kể từ ngày công bố quyết định đến khi kết thúc thanh tra thực tế tại đơn vị.

Do vậy, từ khi tiến hành thanh tra đến khi trả kết quả thanh tra (trong đó có kết quả phân tích mẫu môi trường) kéo dài 45 ngày làm việc là đúng quy định.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt?

Câu hỏi:

Tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ăn uống ( quy chuẩn do Bộ y tế ban hành)
Quy định các chỉ tiêu: CN- <= 0,7mg/l ; Zn <= 3mg/l
Tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt cột B2 (nước phục vụ nhu cầu giao thông và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp)
Quy định các chỉ tiêu:
CN- < 0,02 mg/l ; Zn < 2mg/l
Như vậy quy định 2 chỉ tiêu này của nước mặt yêu cầu về chất lượng do BTNMT quy định chất lượng lại phải cao hơn nước phục vụ cho sinh hoạt ăn uống mà Bộ y tế quy định. Hai quy định này có mâu thuẫn nhau hay không?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt quy định giá trị giới hạn của các thông số nhằm bảo vệ môi trường sống cho hệ sinh vật đồng thời đáp ứng các mục tiêu sử dụng nước cho các hoạt động của con người, trong đó có cả mục tiêu cấp nước sinh hoạt. Về thông số kẽm và CN trong nước mặt, quy định của Việt Nam (tương ứng là 2 và 0,02 như bạn đã dẫn) rộng rãi hơn quy định của Thailand (tương ứng là 1 và 0,005) và các kết quả quan trắc từ trước đến nay nay chưa thấy có báo cáo các thông số này vượt quy chuẩn.

QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống quy định giới hạn các thông số đối với nước dùng trong ăn uống và chế biến thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.

Như vậy, có thể một thông số nào đó có thể rất độc với một số loài động thực vật sống trong nước nhưng ít độc với con người thì quy định ở QCVN 08:2008/BTNMT ngặt nghèo hơn, chặt chẽ hơn so với QCVN 01:2009/BYT là bình thường, không có gì mâu thuẫn.

Nếu phòng khám nằm trong khu thương mại đã có hệ thống xử lý nước thải thì có cần xây dựng riêng hệ thống xử lý nước thải cho phòng khám không?

Câu hỏi:

Nếu phòng khám nằm trong khu thương mại đã có hệ thống xử lý nước thải thì có cần xây dựng riêng hệ thống xử lý nước thải cho phòng khám không?

Trả lời:

Sở TN&MT TP. HCM trả lời:
Bạn cần kiểm tra lại nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản Cam kết bảo vệ môi trường của dự án Khu thương mại đã được phê duyệt:

- Nếu Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản Cam kết bảo vệ môi trường của dự án Khu thương mại có đề cập đến hoạt động của Phòng khám và việc xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của Phòng khám khi tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu thương mại, thì trước khi đưa Phòng khám đi vào hoạt động chính thức chủ đầu tư không phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường và không phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng.

- Nếu Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản Cam kết bảo vệ môi trường của dự án Khu thương mại không đề cập đến hoạt động của Phòng khám và việc xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của Phòng khám, thì trước khi đưa Phòng khám đi vào hoạt động chính thức chủ đầu tư phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng theo quy định.

Đề nghị bạn liên hệ Phòng TNMT nơi thực hiện dự án để hiểu rõ thêm về các thủ tục môi trường đối với hoạt động của Phòng khám./.

Sở TN&MT có quản lý chất lượng nước máy trên địa bàn tỉnh hay không?

Câu hỏi:

Vừa qua tôi có nghe trên thông tin đại chúng về chất lượng nước máy của ta, nước khai thác từ nguồn thì sạch mà khi về đến nhà dân thì lại bị bẩn. Vậy tôi xin hỏi Sở TN&MT là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh về quản lý TN nước, vậy Sở TN&MT có quản lý chất lượng nước máy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hay không? Chúng tôi là người dân khi mua nước sinh hoạt là của các công ty cấp nước, khi người dân chúng tôi thấy chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh, chúng tôi phản ánh ở đâu? báo cho cấp nào để giải quyết?

Trả lời:

Sở TN&MT Quảng Ninh trả lời:

Sở TN&MT nhận được câu hỏi bày tỏ sự quan tâm của bác về chất lượng nước máy cấp cho các khu vực đô thị có hiện tượng khi đến nhà dân thì bẩn.

Sở TN&MT là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, có trách nhiệm tham mưu và quản lý các nguồn nước trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có các nguồn nước phục vụ để xử lý thành nước cấp sinh hoạt cho các khu đô thị.

Trong những năm qua, Sở TN&MT thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, nhằm từng bước quản lý chặt chẽ các nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước. 

Các nguồn nước cấp cho sinh hoạt được lựa chọn từ nguồn nước ổn định cả về lưu lượng và chất lượng. Khu vực Đông Hạ Long hiện được cấp nước từ Nhà máy nước Diễn Vọng dùng nguồn nước hồ Cao Vân, chất lượng nước hồ Cao Vân được bảo vệ tương đối tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm, chất lượng nước sau xử lý tại nhà máy nước Diễn Vọng đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra trên mạng lưới cấp nước phía Đông Hạ Long còn có một số giếng nước ngầm để bổ sung nguồn nước khi cần thiết, các giếng nước về cơ bản có chất lượng ổn định, một số giếng có chỉ tiêu hàm lượng sắt cao hơn quy chuẩn, tuy nhiên các trạm bơm đã có hệ thống xử lý đạt quy chuẩn trước khi hòa mạng cấp nước.

Về chất lượng nước sạch cấp cho các hộ sử dụng, theo quy định: chức năng quản lý về hệ thống cấp nước thuộc Sở Xây dựng; quản lý chất lượng đầu ra của hệ thống cấp nước là Sở Y tế (quản lý theo QCVN 01:2009/BYT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt); đơn vị cấp nước có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào mạng theo QCVN 01:2009/BYT.

Khi có hiện tượng kém chất lượng trong hệ thống cấp nước tập trung, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên hệ với Sở Xây dựng, Sở Y tế, Công ty CP Kinh doanh nước sạch Quảng Ninh để được giải đáp và trả lời cụ thể.

Quy định hiện nay về thủ tục xin phép khai thác nước ngầm có yêu cầu về mục đích sử dụng đất trong giấy tờ đất đai và thủ tục, giấy tờ về môi trường như thế nào?

Câu hỏi:

Chúng tôi là đơn vị tư vấn tại Đồng Nai, chúng tôi xin phép hỏi Bộ TNMT một số nội dung sau: Quy định hiện nay về thủ tục xin phép khai thác nước ngầm có yêu cầu về mục đích sử dụng đất trong giấy tờ đất đai và thủ tục, giấy tờ về môi trường như thế nào? Hiện Sở TNMT Đồng Nai không nhận hồ sơ cấp giấy phép nếu khách hàng chúng tôi không có đủ giấy tờ nêu trên, như vậy đã đúng chưa? (Võ Bá Nguyên, 33 tuổi,
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Môi trường Thuận Phát, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).

Trả lời:
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Hiện nay, theo quy định tại Điều 31 của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không bao gồm giấy tờ sử dụng đất, giấy tờ về môi trường (nhưng phải có kết quản phân tích chất lượng nguồn nước).

Hiện Đồng Nai không cấp phép mục đích khai thác nước để đóng bình 20L, trong khi ở vùng nông thôn lại rất cần do chưa có nước cấp tập trung. Hỏi: Tỉnh Đồng Nai hạn chế như vậy đã hợp lý chưa?

Câu hỏi:

Hiện Đồng Nai không cấp phép mục đích khai thác nước để đóng bình 20L, trong khi ở vùng nông thôn lại rất cần do chưa có nước cấp tập trung. Hỏi: Tỉnh Đồng Nai hạn chế như vậy đã hợp lý chưa?
(Võ Bá Nguyên, 33 tuổi, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Môi trường Thuận Phát, thành phố Biên Hòa).

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Việc hạn chế khai thác nước dưới đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Luật tài nguyên nước quy định cụ thể các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất và các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất tại khoản 4 và khoản 5 của Điều 52 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

Khoản 4 - Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:

a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước; 

b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;

c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;

d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;

đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.


Khoản 5 - Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm: 

a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;

b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;

c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.

Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng luật bảo vệ môi trường hay luật tài nguyên nước?

Câu hỏi:

Cơ sở của tôi làm chế biến thức ăn gia súc từ trước năm 1993, nhưng đến năm 2010 tôi mới làm giấy phép đăng ký kinh doanh. Từ trước đến giờ tôi vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký môi trường nào (như bản cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuản môi trường, bản báo cáo đánh giá tác động môi trường). như vậy hiện nay tôi có cần thực hiện các thủ tục lập bản cam kết bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hay đánh giá tác động môi trường không? và tôi có bị xử phạt gì về lĩnh vực môi trường hay không? hiện cơ sở của tôi đang xả nước thải chế biến trực tiếp ra suối, nếu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường muốn xử phạt cơ sở của tôi thì cơ quan đó phải lấy mẫu và đưa đi phân tích phải không? Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng luật bảo vệ môi trường hay luật tài nguyên nước? (Nguyễn Việt Hùng, 48 tuổi, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, Lai Châu)

Trả lời:

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu trả lời như sau:

1. Ý thứ nhất: Chủ cơ sở đang hoạt động, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc cam kết bảo vệ môi trường được chấp thuận, bây giờ có cần làm thủ tục này không?

- Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 có quy định tại Điểm 101, Phụ lục 2 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định "Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản, phụ phẩm thủy sản có công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên" phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt (nộp hồ sơ tại cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định là Sở Tài nguyên và Môi trường), các cơ sở có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm thì lập cam kết bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện để được chấp thuận (nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường), thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường trước khi trước khi dự án đi vào hoạt động. Nhưng lúc này, cơ sở của ông đã đi vào hoạt động nên có thể áp dụng Điều khoản chuyển tiếp quy định tại Khoản 3, Điều 39 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định, trong vòng 02 năm kể từ khi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 05/6/2011 đến 05/6/2013), các đối tượng này được phép hoàn tất thủ tục, hồ sơ pháp lý về môi trường. 

- Ngày 07/5/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1670/BTNMT-TCMT yêu cầu không tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản sau ngày 05/6/2013. Theo đó, những cơ sở như của ông Nguyễn Việt Hùng không được phép lập hồ sơ xin cấp phép về môi trường, mà yêu cầu các cơ sở phải thực hiện biện pháp quản lý chất thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn...phát sinh trong quá trình hoạt động, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sau khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động nhưng không có hồ sơ cấp phép về môi trường như trường hợp của ông Nguyễn Việt Hùng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có thông báo cụ thể sau.

2. Ý thứ 2: Có bị xử phạt về môi trường không? Xin trả lời là có, mức xử phạt cụ thể tuỳ theo quy mô công suất quy định tại Điều 12 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Ý thứ 3. Cơ sở xả trực tiếp ra suối, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường muốn xử phạt cơ sở thì có phải lấy mẫu và đưa đi phân tích không: Áp dụng Điểm c, Khoản 2 hoặc Khoản 3 (tuỳ theo quy mô công suất) của Điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP, không cần phân tích mẫu đã có thể xử phạt vi phạm của cơ sở ông Nguyễn Việt Hùng với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.

4. Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ áp dụng Luật Bảo vệ môi trường hay Luật Tài nguyên nước: Xin trả lời là sẽ bị xử lý theo cả 02 Luật trên, cụ thể: Quy định về bảo vệ môi trường với hành vi: Không có công trình xử lý nước thải (như vừa nêu trên), xả thải vượt quy chuẩn cho phép (xử lỗi vi phạm này phải có phân tích mẫu nước thải, mức xử phạt cụ thể quy định tại Điều 13, 14 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP) và xử phạt hành vi xả nước thải chưa có giấy phép theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

Phương pháp nào đo lưu lượng xả thải?

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty chế biến cao su, tôi được biết sau hệ thống xử lí nước thải thì phải lắp đặt đồng hồ để đo lưu lượng thải, nhưng cty tôi lắp đặt đồng hồ từ phi 114 đồng hồ chạy được một thời gian là ngưng, lưu lượng xả thải từ 800 -1000 m3/ngày đêm, Tôi kính mong Sở chỉ tôi phương pháp nào đo lưu lượng xả thải tốt hơn và dễ kiểm soát hơn đươc không? (Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

Trả lời:

Đối với câu hỏi của bạn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 28 của Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thì với lưu lượng nước thải từ 800 - 1.000 m3/ngày, Công ty phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và máng đo thủy lực. Có nhiều loại đồng hồ để đo lưu lượng nước thải như đồng hồ cơ, đồng hồ từ, đồng hồ đo bằng sóng siêu âm…Đối với ngành chế biến mủ cao su, nước thải có tính ăn mòn kim loại cao nên sử dụng đồng hồ cơ dễ bị hư hỏng, Do vậy, Công ty nên sử dụng đồng hồ từ hoặc thiết bị đo lưu lượng nước thải bằng sóng siêu âm để đo lưu lượng nước thải . Ngoài ra, theo quy định Công ty phải xây dựng máng đo thủy lực. Các loại máng đo thủy lực phù hợp với lưu lượng nước thải của Công ty gồm: Máng đo Parshall, đập chắn cửa chữ nhật…

Kết quả thanh tra kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước năm 2012 và 2013 trên đại bàn tỉnh Lai Châu?

Câu hỏi:

Xin quý Sở cho biết kết quả thanh tra kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước năm 2012 và 2013. Qua thanh tra nổi lên vấn đề gì, các cấp chính quyền và ngành chức năng đã làm hết trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này chưa? (Thang Văn Đường, Phong Thổ, Lai Châu)

Trả lời:

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu trả lời như sau: 

Hoạt động quản lý tài nguyên đất, khoáng sản và tài nguyên nước trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất định, được thể hiện trên kết quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài các cuộc kiểm tra liên ngành, việc kiểm tra phối hợp giữa Sở TNMT với các ngành khác, Sở Tài nguyên môi trường qua các năm đã thực hiện.

+ Về lĩnh vực khoáng sản: Phối kết hợp với Đoàn kiểm tra của Tổng cục Địa chất kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức hàng chục cuộc kiểm tra và truy quyét nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép.

+ Về lĩnh vực đất đai: Thanh tra, kiểm tra trên 50 mươi đơn vị, đã xử phạt 16 trường hợp với số tiền 16 triệu đồng.

+ Về lĩnh vực tài nguyên nước: Đôn đốc thực hiện kiến nghị về kết luận của Đoàn thanh tra hỗn hợp của Bộ TNMT về các dự án thủy điện trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Về lĩnh vực khoáng sản: Kiểm tra 5/8 huyện được kiểm tra về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

+ Về lĩnh vực đất đai: Xử lý vi phạm 5 tổ chức phạt tiền 40 triệu đồng; đề nghị UBND tỉnh thu hồi 20 dự án với diện tích 599,5ha...

Qua thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường cho thấy: Công tác quản lý về lĩnh vực tài nguyên môi trường của các ngành, các cấp đã được tăng cường, thể hiện ở việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. 

Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự ưu đãi của nhà nước khi được giao đất và cho thuê đất chưa triển khai đúng tiến độ theo quy định của pháp luật, thời gian còn kéo dài; đối với lĩnh vực khoáng sản cát, sỏi... làm vật liệu xây dựng thông thường ở một số điểm có trữ lượng ít, không tập trung ở các sông, suối nên một số tổ chức, cá nhân còn lợi dụng để khai thác.

Công tác quản lý đất đai, khoáng sản và tài nguyên nước là rất phức tạp, các cơ quan quản lý đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được giao./.

Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã làm được những gì và định hướng sắp tới như thế nào?

Câu hỏi:

Việt Nam là một trong những QG chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu. Hiện nay, Chính phủ đã có Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Tôi muốn hỏi là Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã làm được những gì và định hướng sắp tới như thế nào?

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Theo thống kê, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. BĐKH làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, ngày 02 tháng 12 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chương trình, một số kết quả chính đạt được là:

- Xác định được xu thế, diễn biến của một số yếu tố khí hậu; 

- Xây dựng, cập nhật và công bố kịch bản BĐKH, nước biển dâng;

- Xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao phục vụ nghiên cứu, rà soát và xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; 

- Đánh giá được các tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, từng khu vực; đề xuất được các giải pháp ứng phó phù hợp và ban hành được KHHĐ ứng phó với BĐKH cho từng Bộ, ngành và từng địa phương;

- Nhận thức về BĐKH cũng như năng lực ứng phó đã được nâng lên, đặc biệt ở cấp trung ương và các tỉnh thí điểm của Chương trình;

- Vai trò, vị thế của Việt Nam được nâng cao và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế được tăng cường.

- Một số mô hình thích ứng với BĐKH được triển khai thí điểm Quảng Nam và Bến Tre (Thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt, … đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân.

- Đầu tư xây dựng mới 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh BĐKH.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai trong thời gian tới đây:

1. Rà soát các văn bản liên quan đến biến đổi khí hậu (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu,…) và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương đã được ban hành nhằm xác định các nội dung có liên quan cần điều chỉnh, bổ sung, bao gồm:

- Cụ thể hóa các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.

- Cụ thể hóa quan điểm, cách tiếp cận và định hướng ưu tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tổ chức thực hiện, trong đó: 

+ Xác định các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực do các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong giai đoạn 2010-2013.

+ Xác định mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu của của Bộ, ngành, địa phương mình.

+ Lựa chọn các giải pháp trọng tâm để ứng phó với biến đổi khí hậu và đưa ra danh mục các nhiệm vụ, dự án cụ thể nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (xếp theo thứ tự ưu tiên).

+ Xây dựng lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng giai đoạn (đến năm 2015, 2016 - 2020 và sau năm 2020), gồm bộ máy tổ chức, nhân lực, nguồn vốn, bao gồm vốn trung ương, vốn địa phương, vốn huy động tài trợ quốc tế, vốn xã hội hóa (bao gồm cả vốn huy động từ khu vực tư nhân), vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác… 

2. Rà soát các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, vùng, địa phương (do Bộ, ngành, địa phương ban hành hoặc chủ trì trình các cấp có thẩm quyền ban hành) nhằm lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã ban hành cũng như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có kế hoạch ban hành.

Quy định về trình tự trám lấp giếng khi không sử dụng?

Câu hỏi:

Gia đình tôi có một cái giếng đã từ nhiều năm nay. Do thời gian gần đây nước giếng bẩn và tanh, gia đình tôi quyết định lấp đi. Thay vào đó chúng tôi có dự định đào một cái mới. Nhưng nghe mọi người nói nếu gia đình tôi làm như vậy là vi phạm pháp luật. Tôi nghĩ đào giếng trên đất nhà mình thì có gì sai đâu. Rất mong quý sở giải đáp giúp? (Mạc Văn Bình, tp Lai Châu, Lai Châu)

Trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu trả lời:

1. Giếng bẩn và tanh, gia đình ông quyết định lấp đi là đúng với quy định của pháp luật về tài nguyên nước (được quy định tại điểm d, khoản 1, điều 4 và khoản 4 điều 9, Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên, trong quá trình lấp giếng gia đình ông phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau:

- Thông báo về thời gian, loại vật liệu sử dụng để trám lấp tới UBND cấp xã, phường. Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi trám lấp giếng. UBND cấp xã, phường có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình cho gia đình ông về nội dung, phương án trám lấp. 

- Trám lấp giếng phải theo quy định tại khoản 3, 4, Điều 10 và Điều 19, Quyết định số 14//2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007, cụ thể: 

+ Vật liệu sử dụng để trám lấp là vật liệu tự nhiên, có tính thấm nước kém hơn hoặc tương đương với tính thấm nước của các lớp đất đá xung quanh giếng đào;

+ Việc thi công trám lấp phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ từ từ, theo từng lớp và phải đầm, nện bằng dụng cụ thích hợp; ít nhất 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đương.

- Thông báo kết quả trám lấp: Sau khi hoàn thành công việc trám lấp, chủ giếng lập biên bản trám lấp giếng (theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định số 14) và gửi tới UBND cấp xã, phường.

2. Gia đình ông Bình có dự định đào một cái giếng mới. 

- Theo quy định tại điểm d, đ, Khoản 1, Điều 7, Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất, gia đình ông ở thành phố Lai Châu, có giếng cũ bị ô nhiễm. Như vậy, nguồn nước ngầm trong phạm vi khu vực nhà ông thuộc vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất và ông đang có dự định đào một giếng mới tại đó.

- Câu hỏi của ông không nêu rõ quy mô, mục đích khai thác, sử dụng nước nên theo khoản 2, Điều 7, Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; điểm a, khoản 2, Điều 16, nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước. Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra trường hợp sau để ông lựa chọn:

+ Được phép đào giếng mới có lưu lượng khai thác không quá10m 3/ngày đêm và đảm bảo tổng lượng nước dưới đất khai thác nhỏ hơn trữ lượng có thể khai thác; không làm tăng nguy cơ gây sụt lún, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất trong vùng hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác nước dưới đất liền kề hiện có. Phải thông báo tới UBND cấp xã, phường; đăng ký với Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện, thành phố.

+ Được phép đào giếng mới có lưu lượng khai thác từ 10m3/ngày đêm trở lên. Trước khi đào giếng thì phải được UBND tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất (khai thác từ 10 đến dưới 3.000m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp, từ 3.000m3/ngày đêm trở lên thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép.

Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

Câu hỏi:

Đề nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu kinh tế, phù hợp với pháp luật hiện hành về thanh tra, về xử lý vi phạm hành chính.

Trả lời:
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, theo đó, khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Pháp luật hiện hành về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, trong đó bao gồm cả tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP cho phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Câu hỏi:

Phát triển các khu công nghiệp là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, nhưng cần tính toán các yếu tố: môi trường, rác thải công nghiệp