Ý nghĩa của giai đoạn phân tích hệ thống

  1. Trang Chủ /
  2. Số cũ /
  3. Số. 24 (2015) /
  4. Bài viết

Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin có vai trò rất quan trọng trong quy trình xây dựng phần mềm vì có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn, chính xác về hệ thống thông tin sẽ xây dựng trong tương lai nhằm thuận lợi cho việc sửa chữa, bổ sung và phát triển hệ thống khi có yêu cầu. Hơn thế nữa, còn tránh được những sai lầm trong thiết kế, cài đặt. Tuy nhiên, trong thực tế người làm phần mềm chưa coi trọng và rất lúng túng trong khâu này dẫn đến những sai sót ở phần ý niệm/quan niệm lớn nhất trong tất các cả các loại sai sót mắc phải. Trong bài báo này, chúng tôi xin nêu một ví dụ thực tế để minh họa cho ý nghĩa quan trọng của việc phân tích, thiết kế hệ thống.

Câu 3: Các giai đoạn xây dựng một hệ thống thông tin Trả lời: a. Giai đoạn lập kế hoạch (khảo sát hệ thống) – Xác định các công việc cần thiết trước khi có thể tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực, bộ phận, hệ thống con, các tổ chức có liên quan đến HTTT cần xây dựng – Làm rõ được ý muốn của đầu tư là xây dựng một HTTT mới hay nâng cấp một HTTT cũ b. Giai đoạn phân tích Là giai đoạn trung tâm khi xây dựng 1 HTTT, giai đoạn này khởi sự ngay trong giai đoạn lập kế hoạch. Phân tích bao gồm các công việc sau : – Phân tích hiện trạng : + Mục đích : hiểu rõ tình trạng hoạt động của hệ thống cũ trong mục đích hoạt động của tổ chức + Nội dung công việc : ● Tìm hiểu hiện trạng : thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để tìm hiểu thông tin chung về ngành dọc của tổ chức ● Tìm hiểu hoạt động hiện tại của tổ chức ● Xác định các thành phần tham gia trong tổ chức ● Các nhiệm vụ của các tổ chức thành viên và các tổ chức bên ngoài có liên quan ● Các mối quan hệ thông tin giữa các thành viên trong tổ chức + Phân tích khả thi và lập hồ sơ nhiệm vụ : ● Phân tích khả thi về kỹ thuật : xem xét khả năng kỹ thuật hiện đại có để đề xuất giải pháp kỹ thuật áp dụng cho HTTT mới ● Phân tích khả năng kinh tế : xem xét khả năng tài chính để chi trả cho việc xây dựng HTTT mới cũng như chỉ ra những lợi ích mà hệ thống sẽ đem lại ● Phân tích khả thi hoạt động : khả năng vận hành hệ thống trong điều kiện khuôn khổ, điều kiện tổ chức và quản lý cho phép của tổ chức Tóm lại, trong giai đoạn này người phân tích phải tìm ra một điểm cân bằng giữa nhu cầu và khả năng Sau khi đã chọn lựa xong giải pháp người phân tích cần phải lập hồ sơ nhiệm vụ. Công việc này nhằm mục đích: – Định hình các chức năng hệ thống cần đạt được. – Định ra các thủ tục xây dựng quan niệm và thực hiện hệ thống. – Định hình sơ lược giao diện của hệ thống với người sử dụng trong tương lai. Làm các bản mẫu (prototype) để NSD hình dung được hệ thống trong tương lai. Tóm lại, lập hồ sơ nhiệm vụ là một thỏa thuận không chính thức giữa 3 phía: Người phân tích, Chủ đầu tư và Người sử dụng. + Giai đoạn thiết kế • Thiết kế dữ liệu: xác định các đối tượng (tập thực thể) và cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong hệ thống. • Thiết kế chức năng: định ra các modun xử lý thể hiện các chức năng xử lý của hệ thống thông tin. • Thiết kế giao diện: chi tiết hóa hình thức giao tiếp người – máy • Thiết kế an toàn hệ thống • Thiết kế phần cứng: tính toán các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống • Dự kiến nhân sự tại các vị trí công tác của hệ thống. + Giai đoạn thực hiện ● Xây dựng hệ thống bao gồm xây dựng các file cơ bản ● Viết các chương trình thực hiện các chức năng của hệ thống mới tương ứng với các kiểu khai thác đã đặt ra ● Làm tài liệu sử dụng để hướng dẫn cho người sử dụng ● Làm tài kiệu kỹ thuật cho các chuyên gia tin học phát triển hệ thống sau này + Giai đoạn chuyển giao hệ thống ● Hiệu chỉnh hệ thống ● Vận hành thử bằng số liệu giả để phát hiện sai sót ● Đưa hệ thống vào khai thác thử nghiệm ● Đào tạo người sử dụng tại mỗi vị trí trong hệ thống ● Chuyển giao hệ thống + Giai đoạn bảo trì hệ thống ● Sửa đổi, khắc phục những thiếu sót của hệ thống

● Làm cho hệ thống thích nghi hơn, thuận tiện hơn trong sử dụng