10 điều cần làm hàng đầu ở cairo năm 2022

  • Lindsey Galloway
  • BBC Travel

22 tháng 1 2020

10 điều cần làm hàng đầu ở cairo năm 2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bảo Tàng Lớn Ai Cập rất được mong đợi của Cairo dự kiến khai trương trong năm nay.

Du lịch đến Cairo đã suy giảm kể từ Cách Mạng Ai Cập 2011. Nhưng người dân ở đây coi Bảo Tàng Lớn Ai Cập mới là cơ hội để giới thiệu lại với thế giới về thủ đô nhộn nhịp của Ai Cập.

Được thành lập năm 969 Trước Công nguyên, Cairo hiện đại dường như trẻ so với các kim tự tháp 4.500 năm tuổi ngay bên kia sông Nile. Nhưng thành phố cũng có những đóng góp lịch sử riêng khi nó tồn tại, kể cả sự chiếm đóng của người Ottoman và người Anh và các cuộc cách mạng đã thay đổi tiến trình của đất nước.

Lịch sử Cairo và lịch sử mới và cũ của khu vực sẽ sớm được trưng bày tại Bảo Tàng Lớn Ai Cập, là bảo tàng lớn nhất thế giới chỉ dành riêng cho một nền văn minh. Nằm cách các Kim Tự Tháp Lớn chỉ 2km, bảo tàng (sẽ mở cửa vào cuối năm 2020) đã khiến người dân hào hứng muốn biết nhiều hơn về lịch sử của chính họ và muốn chia sẻ những kho báu của văn minh Ai Cập cổ đại với những du khách mới.

"Tôi biết tôi sẽ có thể được thấy lần đầu tiên trong đời một số kiệt tác tuyệt vời, vì nhiều thứ trước đây phải lưu giữ trong kho và nay sẽ được trưng bày tại bảo tàng mới này," Sayed Abed Al Razek, một hướng dẫn viên cho hãng Osiris Tours ở Cairo, nói. Những người dân địa phương như tôi cũng rất mong chờ việc khai trương này vì nó sẽ làm tăng du lịch, và do đó sẽ hỗ trợ nền kinh tế Ai Cập."

Abed Al Razek và những người dân khác ở đây coi việc mở cửa bảo tàng là cơ hội để giới thiệu lại với thế giới về Cairo, một thành phố đã chứng kiến sự suy giảm du lịch kể từ Cách Mạng Ai Cập 2011 khiến cho nhà cầm quyền lâu năm Hosni Mubarak bị phế truất. Ngoài chính bảo tàng, người dân rất muốn chia sẻ lý do ví sao du khách nên quay trở lại với thủ đô Ai Cập và tại sao họ thích sống ở đây.

Nguồn hình ảnh, Getty Images)

Chụp lại hình ảnh,

Cairo là thành phố đông dân nhất châu Phi, với hơn 20 triệu người sống ở khu đô thị chính.

Vì sao người dân thích Cairo?

Với hơn 20 triệu dân sống ở khu đô thị chính, Cairo có một "nhịp sống mạnh mẽ", theo Lauren K Clark, một nhà văn người Mỹ sống ở Cairo từ năm 2010. Bà cho rằng năng lượng này của thành phố là do văn hóa và tầng lớp xã hội đa dạng, và do môi trường tự nhiên ở đây, nó làm cho mỗi khu của thành phố tỏa sáng bằng sức sống và nét văn hóa riêng.

"Bạn có được khía cạnh hiện đại, vui vẻ và nhóm hội. Bạn có được khía cạnh nông thôn, xanh tươi và đồng quê. Bạn có được khía cạnh cảm thấy mình đang ở thời cổ đại," bà nói. "Và điều thú vị là Cairo đã xoay xở để duy trì được tất cả những thực thể khác nhau này. Đó là phép màu của thành phố."

Dana Hooshmand, người Úc viết blog Discover Discomfort , cho rằng thành phố này nổi tiếng là thú vị đặc biệt. "Ở Cairo, bạn ra khỏi cửa và gặp ngay 1.000 xe ô tô đan xen nhau như đàn kiến, còi xe inh ỏi, người đi len lỏi qua các xe cộ và bán bánh mì trong giỏ đội trên đầu, và các xe lừa kéo chở rác do Zabbaleen (người thu gom rác) điều khiển," ông nói. "Thật là quá mức, nhưng bạn không thể không cảm thấy phấn chấn."

Thế giới ẩm thực ở đây đã chứng kiến sự hồi sinh từ năm 2011, với hàng loạt các nhà hàng mới. "Một số được truyền cảm hứng từ thị hiếu toàn cầu, trong khi các nhà hàng khác đi theo nguồn gốc truyền thống ," Abed Al Razek nói. Lời khuyên của ông là trước khi rời Ai Cập thì bạn kiểu gì cũng nên ăn thử "ít nhất một vài" bát koshary, món ăn dân tộc hậu hỹ của Ai Cập có kết hợp đậu lăng cay, cơm dẻo, đậu gà, hành tây chiên và mì ống, có nước sốt cà chua dấm rưới lên trên.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Món Koshari vừa là món ăn dân tộc Ai Cập, vừa là món ăn đường phố rất được ưa thích.

Lauren Clark cũng gợi ý du khách đến Maadi, ngoại ô phía nam Cairo, để khám phá con Đường 9, con phố với các nhà hàng có mọi thứ từ sushi đến thức ăn đường phố Ai Cập. "Tôi gọi nó là 'phố của những giấc mơ ẩm thực', vì đúng là vậy," bà nói.

Sống ở đây như thế nào?

Dân ở đây nói rằng ai chuyển đến ở Cairo cũng phải chuẩn bị đón nhận sự nhộn nhịp của một thành phố lớn. Mặc dù các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển mới đang mở rộng và có thể gây ra chậm trễ cho việc đi lại, nhưng có nhiều cách để di chuyển trong thành phố.

"Tôi vô cùng thích sự tiếp cận dễ dàng với phương tiện giao thông. Tôi thích là chỉ cần giơ tay là có một taxi, hoặc đi xe buýt, xe tuk-tuk, xe lửa hoặc Uber," Mitch Clark nói.

Việc đi lại cũng rẻ; chi phí đi lại hàng tháng trung bình thấp hơn 250% so với ở Luân Đôn, theo trang so sánh giá Expatistan.

Người dân ở đây cũng khuyên bạn nên có thái độ thoải mái với cuộc sống ở Cairo, vì mọi thứ có thể không phải lúc nào cũng đúng dự kiến.

Nguồn hình ảnh, Anton Aleksenko

Chụp lại hình ảnh,

Thủ đô Cairo rộng lớn và sầm uất được thành lập năm 969TCN bên bờ sông Nile.

"Nếu bạn chỉ có một cách suy nghĩ, như một lịch trình cố định hoặc một cơ cấu tổ chức cụ thể, thì bạn sẽ rất thất vọng," Clark nói. "Cairo dạy bảo bạn cứ để trôi theo dòng chảy và thưởng thức những bài học kinh nghiệm có được đọc đường.

Việc nói tiếng Ả Rập Ai Cập có thể giúp người mới đến tìm được đường đi. "Cairo có tính quốc tế, và bạn có thể dùng tiếng Anh," Hooshmand nói. "Nhưng bạn sẽ có nhiều điều vui hơn nếu bạn biết tiếng Ả Rập."

Cũng nổi tiếng như quá khứ xa xưa ở đây (bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar có từ năm 972TCN và phần Cơ Đốc Giáo của thành phố nơi các tòa tháp La Mã vẫn còn tồn tại và các nhà thờ lưu giữ nghệ thuật Kitô giáo cổ) người dân địa phương cũng muốn được biết đến những gì mà họ đang mang đến cho hiện tại. "Người dân Cairo, và dân Ai Cập nói chung, đang đưa những hình ảnh tích cực và lành mạnh về Ai Cập cho thế giới," bà Clark nói. "Họ đang cạnh tranh và dâng cao, và muốn thể hiện khả năng lại bật dậy và lấy lại sự hiện diện thận trọng hơn trên sân khấu thế giới.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cairo Cơ Đốc giáo là một mê cung các nhà thờ và tòa nhà lịch sử có từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.

Là một phần của việc này, chính phủ mới đã bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng lại thủ đô 45km về phía đông của Cairo ở một khu vực hiện gọi là Thủ Đô Hành Chính Mới. Kế hoạch này gồm việc tạo ra một "thành phố thông minh", với việc thanh toán đi lại phi tiền mặt, và rất nhiều công viên và cây xanh, để cuối cùng trải rộng trên 700 km2, nhưng việc thiếu vốn đã gây nhiều chậm trễ.

Tôi cần biết những gì nữa?

Đã có những thách thức bổ sung kể từ cuộc nổi dậy năm 2011, đặc biệt là trong nền kinh tế. Lạm phát đã bùng nổ sau cuộc cách mạng: năm 2010, một đô la Mỹ trị giá 5,7 bảng Ai Cập, nhưng đến năm 2018, nó là 17,8 bảng Ai Cập. Mọi thứ đã được cải thiện đôi chút kể từ đó, với 1 đô la Mỹ hiện bằng khoảng 16 bảng Ai Cập.

"Nền kinh tế nay đã khá hơn," Abed Al Razek nói. "Đặc biệt khi du lịch quay trở lại với Ai Cập."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các kim tự tháp Giza đầy cảm hứng nằm ở bên kia sông Nile so với Cairo.

Mặc dù có sự tiến bộ kinh tế, việc quấy rối phụ nữ vẫn là một vấn đề ở Cairo. Một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc năm 2013 có báo cáo rằng 99,3% phụ nữ Ai Cập đã từng phải trải qua một số hình thức của quấy rối. "Ai Cập trước đây đã là nơi tồi tệ nhất ở Trung Đông về quấy rối, và nay vẫn vậy," Hooshmand nói.

Tuy nhiên phụ nữ trong thành phố đang phản kháng lại. Các nhà hoạt động địa phương vì quyền của phụ nữ đã tạo ra các nguồn hỗ trợ như HarassMap (một bản đồ tương tác cho phép phụ nữ báo cáo các sự cố cũng như khi ai đề nghị được hỗ trợ) nhằm chấm dứt nỗi nhục phải đi báo cáo và tăng trách nhiệm với kẻ quấy rối.

Trong khi cư dân ở đây là thành thật về những thách thức mà cộng đồng phải đối mặt, Hooshmand nói rằng người Ai Cập đang lên tiếng về các vấn đề rắc rối vì họ tin rằng đất nước này có thể thay đổi được.

"Họ nghĩ rằng tương lai có thể sẽ tươi sáng," Hooshmand nói. "Và miễn là có những thay đổi có tính hệ thống, Ai Cập có thể đạt đến tầm cao hơn mà trước đây nó chưa từng đạt được."