10tiền xu cổ có giá trị bao nhiêu tiền năm 2024

Đồng tiền xu bằng vàng có giá trị nhất trên thế giới là đồng tiền xu “Chim ưng vàng” đúc bằng vàng năm 1933 ở Hoa Kỳ. Đồng tiền xu vàng này mệnh giá 20 đôla, đường kính 34 mm nặng 33,436 gam. Mặt chính của đồng tiền này là tượng Nữ thần tự do một tay giơ cao ngọn đuốc, một tay cầm một cành olive, phía sau lưng là những tia sáng mặt trời, đường viền xung quanh đồng tiền có 48 ngôi sao đại diện cho 48 bang của nước Mỹ.

10tiền xu cổ có giá trị bao nhiêu tiền năm 2024
Mặt trước và mặt sau đồng tiền xu “Chim ưng vàng” đúc năm 1933.

Do thời đó kinh tế suy thoái, Tổng thống Roosevelt đã ban hành lệnh số 6260 đình chỉ đúc và phát hành tiền xu bằng vàng. Nhưng trong thời gian lệnh được truyền đạt xuống dưới, xưởng đúc tiền đã đúc được 500.000 đồng tiền xu “Chim ưng vàng” niên hiệu 1933 mệnh giá 20 đôla và thế là số tiền này không được phát hành, phải cất giữ trong kho đến năm 1937 thì bị hủy đem nấu thành vàng.

Nghe nói hiện nay trên thế giới chỉ còn hơn chục đồng tiền xu “Chim ưng vàng”.

Trong giới sưu tầm thì đồng tiền xu “Chim ưng vàng” niên hiệu 1933 là một huyền thoại, trong đó chỉ có một đồng được tư nhân sưu tầm hợp pháp còn tất cả đều là tài sản của chính phủ Hoa Kỳ. Các nhà sưu tầm thích đồng tiền này vì không những nó có hình dáng đẹp, kỹ thuật tạo hình tinh xảo, nghe nói điều quan trọng nhất là chính phủ Hoa Kỳ đã phải cử điệp viên đi tìm một đồng tiền này bị mất tích, có thể là những đồng tiền này có điều gì đó bí ẩn?

Ông chủ tịch Quỹ tiền tệ Luân Đôn Peter Swanson cho biết: “Nếu trong tay chúng tôi có một số đồng tiền xu “Chim ưng vàng” mang đi bán đấu giá thì có trời mới biết được nó giá trị bao nhiêu. Trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ quy định tư nhân có những đồng tiền này là không hợp pháp, nếu ai đó có một đồng tiền này thì người ta sẽ đưa người đó vào trại giam”.

Được phát hành vào năm 1894, đồng tiền 10 cent này đã nhanh chóng trở thành vật được tất cả các nhà sưu tầm tiền cổ trên khắp thế giới săn lùng. Cho đến thứ 5 ngày 22/8/2019 vừa qua, đồng tiền 10 cent siêu hiếm này đã được mua với giá lên tới 1,32 triệu USD, tương đương với hơn 30 tỷ VND.

Theo các chuyên gia cổ vật, đồng xu 10 cent này là một trong 24 đồng xu ít ỏi của Mỹ phát hành vào năm 1894. Tuy nhiên, hầu hết những đồng xu hiếm có này đã bị phá hủy hoặc chôn vùi, chỉ có 9 đồng xu được xác định còn tồn tại cho đến nay. Đặc biệt, các chuyên gia xác nhận vẻ ngoài được bảo toàn gần như hoàn hảo của đồng xu cổ này đã được cho là kỳ tích.

10tiền xu cổ có giá trị bao nhiêu tiền năm 2024

10tiền xu cổ có giá trị bao nhiêu tiền năm 2024

Chiêm ngưỡng hai mặt tinh xảo của chiếc đồng xu cổ

Đồng tiền cổ này đã được bán cho chủ nhân mới của mình là nhà sưu tầm Dell Loy Hansen, thông qua người mua John Brush, chủ tịch của David Lawrence Rare Coins ở Virginia Beach (Mỹ).

Không chỉ đồng 10 cent cổ, một mảnh của đồng xu 20 cent có niên đại từ năm 1876 cũng đã được bán cùng ngày với giá trị lên tới 456.000 USD, tương đương với hơn 10 tỷ VND.

Từ thế kỷ X, vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đúc tiền Thái bình hưng bảo bằng đồng. Có ba loại đồng được đúc vào thời này với đường kính khác nhau, hiện không rõ mệnh giá. Đồng có hình tròn, đường kính trung bình 22 - 24mm. Có đồng có đường kính lên tới 25 - 26mm hoặc nhỏ hơn là 18 - 20mm. Mỗi đồng thường dẹt và dày khoảng 0,5mm, có đồng dày 1mm. Đồng được khoét một lỗ hình vuông ở giữa để tiện xâu lại (thường có cạnh 5mm). Một mặt của đồng thường có 4 chữ viết niên hiệu của đời vua và tên loại tiền (như Thái bình hưng bảo). Mặt còn lại thường không có chữ. Một số ít đồng trên mặt còn lại viết chữ nhỏ để chỉ: Nơi đúc, năm đúc, triều đại, khối lượng hay giá trị ấn định của tiền.

Từ thời vua Lý Thái Tổ trị vì (1009-1028), đồng đã được sử dụng rộng rãi cho việc chi trả lương bổng, tô thuế. Thời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433) quy định có ba đơn vị đếm trong tiền tệ là đồng, tiền và quan. Mỗi quan bằng 10 tiền, mỗi tiền (hay một xâu) bằng 50 đồng. Đến thời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442) lại quy định mỗi tiền bằng 60 đồng. Từ thời nhà Mạc, năm 1528, đồng mới được đúc nhỏ hơn (gọi là tiền gián). Từ đó quy định mỗi tiền bằng 60 đồng mới và 36 đồng cũ. Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn có thêm tiền bằng kẽm tồn tại song hành với đồng. Ban đầu, kẽm đổi gần ngang bằng với đồng nhưng dần dần kẽm bị định giá thấp hơn, có lúc 10 kẽm đổi 1 đồng. Đến thời Pháp thuộc có thêm các đơn vị đếm là hào, xu, trinh, cắc. Mỗi đơn vị gấp 10 lần nhau, 1 đồng bằng 10 hào, 1 hào bằng 10 xu... Người Pháp cho đúc đồng bạc Đông Dương và tiền giấy.

Năm 1396, Hồ Quý Ly đã phát hành tiền giấy thay thế đồng nhằm thu kim loại về cho triều đình. Tiền giấy ra đời ở Việt Nam vào thời kỳ này là tương đối sớm so với nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, tiền giấy chỉ tồn tại đến thời Hậu Lê.

Tùy theo kích thước mà đồng có trọng lượng khác nhau. Thông thường mỗi đồng nặng 3,5-4g. Một số đồng đặc biệt được đúc bằng kim loại quý như bằng vàng hoặc bạc (ngân tiền) có khối lượng theo chỉ hay cây, dùng để vua ban thưởng. Một điều đặc biệt trong những đơn vị đo cổ của Việt Nam là không phải tất cả hai đơn vị liền kề đều gấp nhau 10 lần. Chẳng hạn ở đơn vị đo khối lượng thì một cân bằng 16 lạng, đơn vị đo tiền tệ thì mỗi tiền bằng 60 đồng.

Kết quả kỳ trước. 1 giạ gạo bằng 38,5 lít.

Kỳ này. Đổi 1 đồng sang cắc. Câu trả lời gửi về chuyên mục “Toán học, học mà chơi”, Tòa soạn Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.