Apec gọi là gì

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (ASIA - PACIFICECONOMIC COOPERATION ), là tổ chức kinh tế của các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế chính trị. Theo đó, sứ mệnh của APEC đã được tuyên bố là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các thành viên trong khuôn khổ APEC nỗ lực xây dựng một cộng đồng châu Á -Thái Bình Dương năng động và hài hòa bằng cách ủng hộ thương mại và đầu tư tự do, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Đồng thời, tăng cường an ninh con người và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh bền vững.

 

2. Mục tiêu hoạt động của APEC

APEC được thành lập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu dài hạn của APEC được nêu rõ trong Tuyên bố Bô-gô 1994 của các nhà lãnh đạo: "thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên APEC đang phát triển". Để thực hiện mục tiêu đó, các hoạt động của APEC dựa trên cơ sở 3 trụ cột: (i) Tự do hoá thương mại và đầu tư; (ii) Thuận lợi hoá kinh doanh; và (iii) Hợp tác kinh tế và kỹ thuật.

(i) Tự do hoá thương mại và đầu tư

Tự do hoá thương mại và đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động hợp tác kinh tế trong APEC và các nền kinh tế thành viên thông qua việc giảm và xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi quan thuế cản trở hoạt động thương mại và đầu tư. Để thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình và mục tiêu vạch ra trong Tuyên bố Bô-gô, các nền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) của mỗi nước, theo đó, các quốc gia sẽ đưa ra các cam kết một cách tự nguyện về tự do hoá về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ và đầu tư. Trong IAP, các nền kinh tế cần làm rõ chính sách thuế quan, phi thuế quan và đưa ra cam kết về lộ trình liên tục cắt giảm thuế quan hoặc loại bỏ các biện pháp và hàng rào phi quan thuế phù hợp với xu thế và nguyên tắc của WTO. Các nền kinh tế đồng thời đưa ra các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, nới lỏng các quy định và hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ, đồng thời xem xét tiến hành tự do hoá đầu tư.  

(ii) Thuận lợi hóa kinh doanh

Thuận lợi hóa kinh doanh tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh, tăng cường trao đổi thông tin và tự do thương mại. Điều cốt yếu là thuận lợi hoá thương mại giúp các nhà xuất khẩu ở châu Á - Thái Bình Dương gặp gỡ và tiến hành kinh doanh hiệu quả hơn, do vậy làm giảm chi phí sản xuất và dẫn tới tăng cường trao đổi thương mại, hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn, tốt hơn và cơ hội việc làm nhiều hơn.

Để giúp tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, các nền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các Kế hoạch hành động tập thể (CAP) trên cơ sở 9 nguyên tắc hoạt động của APEC (được đề cập dưới đây). CAP được thực hiện trên 15 lĩnh vực được lựa chọn là: Thuế quan, Phi thuế quan, Dịch vụ, Đầu tư, Tiêu chuẩn và hợp chuẩn, Thủ tục hải quan, Quyền sở hữu trí tuệ, Chính sách cạnh tranh, Mua sắm Chính phủ, Nới lỏng cơ chế chính sách,  Quy tắc xuất xứ, Cơ chế giải quyết tranh chấp, Đi lại của doanh nhân, Thực hiện kết quả Vòng U-ru-guay, Cơ chế tập hợp và đánh giá thông tin.

(iii) Hợp tác kinh tế và kỹ thuật

APEC đưa ra Chương trình Hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH) nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các thành viên APEC hướng tới sự phát triển kinh tế bình đẳng, cân bằng và bền vững trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai các chương trình hành động thực hiện mục tiêu Bô-gô. Chương trình ECOTECH được thực hiện chủ yếu dưới dạng các dự án, chương trình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, trợ giúp kỹ thuật đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trên khía cạnh xây dựng và thực hiện chính sách.

 

3. Lịch sử hình thành và phát triển

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đương đầu với những thử thách lớn: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO. Chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh, đồng thời khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan, cần tập hợp lực lượng của nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời vào tháng 11/1989 theo sáng kiến của Australia tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế với 12 nước thành viên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhằm khắc phục khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu đồng thời gắn kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực, đưa khu vực này thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới.

Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, APEC vẫn đứng vững và  sớm thúc đẩy triển khai nhiều biện pháp cụ thể trên nhiều lĩnh vực hợp tác như: lập trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh; gia tăng nguồn lực tài chính để hỗ trợ triển khai các sáng kiến mới về ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế; tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính để vượt qua khủng hoảng; hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau;… Chỉ trong vòng 12 tháng, các Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại APEC đã có 3 Tuyên bố riêng về Tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa thiết yếu, Tăng cường dịch vụ hỗ trợ lưu thông hàng hóa thiết yếu, và Bảo đảm chuỗi cung ứng vắc-xin trong khu vực với nhiều cam kết cụ thể.

 

4. Các thành viên của APEC

12 thành viên sáng lập APEC là Mỹ, Nhật, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia. Tháng 11/1991 kết nạp thêm Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Công và Đài Loan; tháng 11/1993 thêm Pa-pua Niu Ghi-nê, Mê-hi-cô; tháng 11/1994 thêm Chi-lê và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong 3 năm; đến tháng 11/1998 kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Pê-ru, đồng thời APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm nữa để củng cố tổ chức. Đến nay có thêm 9 nền kinh tế đã xin gia nhập APEC là: Ấn Độ, Pa-kit-xtan, Ma Cao, Mông Cổ, Pa-na-ma, Cô-lôm-bi-a, Xri-lan-ca, Ê-cua-đo, Cốt-xta-ri-ca. Trong số ba thành viên ASEAN chưa phải là thành viên của APEC, Cam-pu-chia và Lào đã thông qua Việt Nam bày tỏ mong muốn gia nhập APEC. 

 

5. Ý nghĩa của APEC đối với Việt Nam

APEC là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh, phát triển của nước ta. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch. 13 trong 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai/đàm phán/chờ phê chuẩn là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.

Trong quãng thời gian tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đã chủ động tham gia đề xuất nhiều giải pháp nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, bảo đảm thị trường xuất nhập khẩu của các nền kinh tế trong khu vực; thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp chính sách trong triển khai các giải pháp kinh tế, tài chính để vượt qua khủng hoảng; tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội) vượt qua giai đoạn khó khăn và nâng cao khả năng thích ứng trong tình hình mới.

Đặc biệt, Việt Nam hiện là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy APEC cam kết hợp tác chia sẻ vắc-xin, bảo đảm phân phối và tiếp cận vắc-xin bình đẳng, hiệu quả và chi phí hợp lý; đồng thời, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vắc-xin, hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Có thể nói, Việt Nam đang rất tích cực và chủ động trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, qua đó nâng cao vai trò và vị thế của đất nước, nhất là đảm nhiệm thành công các trọng trách đa phương nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trên đây là bài viết giới thiệu về APEC mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp tới bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!

APEC còn gọi là gì?

Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Hội nghị thượng đỉnh APEC là gì?

APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) một diễn đàn không chính thức thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư chức không phải một tổ chức về kinh tế, thương mại. Hợp tác giữa các thành viên hợp tác giữa các nền kinh tế chứ không phải với tư cách các quốc gia có chủ quyền.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương có tên gọi là gì?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC)

Hiện nay APEC có bao nhiêu nước?

Hiện nay, Khối APEC có 21 nền kinh tế tham gia bao gồm: Mỹ, Canada, Úc, Chi Lê, Trung Quốc, Brunei, Hồng Kông, Đài Loan, Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, Việt Nam.