Bà bầu bị ho có nên ăn trứng vịt lộn

"Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc" hay "ăn trứng vịt lộn khi mang thai bé sinh ra dễ bị hen" là những lời "đồn thổi" xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lôn. Vậy bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. MarryBaby giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

Bà bầu bị ho có nên ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là một trong những món ăn chơi được nhiều người ưa thích

Bạn có biết, trong 100g trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Hiện tại mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu, song về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên, vì trứng vịt lộn rất giàu đạm nên việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Việc ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Theo lời khuyên của các bác sĩ, với phụ nữ khi mang thai, ăn trứng vịt lộn sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu ăn nhiều quá, do trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol cao có thể gây các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp hay tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều còn có thể gây ra tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, dư thừa vitamin có thể gây ra dị tật thai nhi.

Qua đây, bạn đã biết bà bầu ăn hột vịt lộn được không rồi đúng không nào.

Bà bầu bị ho có nên ăn trứng vịt lộn
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

2. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

  • Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Đối với trứng vịt lộn cũng như vậy, mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn và không nên ăn cùng lúc.
  • Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi khiến mẹ bầu khó ngủ.
  • Đối với mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

  • Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
  • Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
  • Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.
  • Không nên ăn trứng đã có mùi

Ngoài trứng vịt lộn thì trứng cút lộn cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự hoặc cao hơn, nên mẹ bầu cũng cần ăn giới hạn như trứng vịt lộn vậy.

Bà bầu bị ho có nên ăn trứng vịt lộn
Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Trong thai kỳ, việc tăng cường dinh dưỡng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của bé yêu ngày càng lớn dần trong bụng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung nhưng phải cân bằng dinh dưỡng thì mới giúp cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Theo đó, mẹ bầu nên ghi nhớ các nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng như sau:

  • Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.
  • Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ đóng vai trò quan trọng, quyết định tới việc phát triển của em bé như thế nào, vì vậy việc tăng cường ăn các món ngon bổ dưỡng là cần thiết. Trứng vịt lộn là một trong số các món ăn giàu đạm và vitamin tốt cho thai kỳ, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ gây ra tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn điều độ, không ăn quá nhiều một lần và ăn liên tục nhé.

Qua đây, mong những kiến thức bổ ích trong bài viết bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc cũng như ăn uống một cách cân bằng, hợp lý đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ. Hy vọng những chia sẻ của Marrybaby trong bài viết này sẽ hữu ích với mẹ bầu trong việc giữ an toàn và giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh.

Nhật Lãm

Tham vấn chuyên môn: Cử nhân dinh dưỡng – Vũ Thị Mai Hương

Bà bầu bị ho có nên ăn trứng vịt lộn

  • Bằng cấp: Cử nhân dinh dưỡng trường Đại học Y Hà Nội
  • Kinh nghiệm: 2 năm

Mai Hương có kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn cho hàng trăm khách hàng. Đặc biệt là các trường hợp giảm cân thành công, an toàn và hiệu quả. Hiện tại Mai Hương đang xây dựng và phát triển một blog dinh dưỡng cá nhân và nhận tư vấn và hỗ trợ các trường hợp có vấn đề về dinh dưỡng.

Trước đây, Cử nhân dinh dưỡng – Vũ Thị Mai Hương đã tham gia vào dự án công nghệ “Eatsy” với vai trò là cố vấn chuyên môn, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là một ứng dụng liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Đồng thời chị còn chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển nội dung, các bài viết về dinh dưỡng cho website sản phẩm này.
Hiện Cử nhân dinh dưỡng – Vũ Thị Mai Hương đang hợp tác tham vấn y khoa cho các bài viết về dinh dưỡng và sức khỏe của MarryBaby.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.