Bà bầu có nên khám phụ khoa không

Viêm phụ khoa là tình trạng phổ biến thường gặp ở thai kỳ. Theo thống kê, có tới 20% phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm vùng kín trong thời gian mang bầu. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho chị em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm phụ khoa khi mang thai?

1. Triệu chứng viêm phụ khoa khi mang bầu thường gặp

Trong suốt thời gian mang bầu, nội tiết tố của chị em thay đổi, tăng sản xuất glycogen và nồng độ estrogen cũng cao hơn mức bình thường. Đây là cơ hội để các loại nấm men, vi khuẩn phát triển và tấn công âm đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phụ khoa có thể kể đến như sau:

  • Ngứa vùng kín và khó chịu 
  • Xuất hiện khí hư, có thể có màu trắng đục hoặc xanh, bám thành từng mảng trên thành âm đạo hoặc vảy trắng như bột dính trên quần lót
  • Khí hư có mùi hôi rất khó chịu.
  • Cảm giác nóng, đau rát khi quan hệ tình dục
  • Tiểu buốt, tiểu rát

    Tuy nhiên một số trường hợp chị em bị viêm phụ khoa lại không có biểu hiện gì bất thường và chỉ tình cờ phát hiện bệnh qua thăm khám.

Bà bầu có nên khám phụ khoa không

Mẹ bầu cần chú ý những biểu hiện bất thường ở vùng kín

2. Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Đa số mẹ bầu bị viêm phụ khoa đều có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ, mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của mẹ. Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể tác động đến thai nhi theo một trong ba cách sau đây:

  • Nhiễm nấm âm đạo ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mẹ, khiến mẹ không thể cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi hoặc phải dùng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Vi khuẩn trực tiếp tấn công và gây hại cho thai nhi bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
  • Viêm âm đạo có thể kích thích chuyển dạ sớm hoặc gây ra tình trạng sẩy thai.
  • Ngoài ra, viêm âm đạo khi mang thai còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:
  • Một số loại virus như giang mai, herpes, viêm gan, HIV,... có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Nấm men Chlamydia có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng mắt sau sinh ở trẻ.

Vi khuẩn bệnh lậu có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sinh non, và trong quá trình sinh nở có thể bám vào mắt và gây nhiễm trùng mắt, thậm chí mù mắt bé.  Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây ra những biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, thậm chí là gây tử vong. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan khi bị viêm âm đạo khi mang thai mà cần thăm khám để được tư vấn các phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?

Ngay khi mẹ bầu có các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo, việc đầu tiên mẹ cần làm là tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Mọi việc dùng thuốc đều phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu có nên khám phụ khoa không

Đặt thuốc là phương pháp phổ biến nhất khi bị viêm phụ khoa khi mang thai

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau nhằm hạn chế tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai:
- Hạn chế việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục gây nóng bí âm đạo.
- Lựa chọn đồ lót rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên sử dụng đồ lót cotton có tính thấm hút cao.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành lạnh, khoa học
- Có thể bổ sung các sản phẩm từ sữa chua, bổ sung lợi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Trước khi mặc nên là quần lót bằng bàn là nóng, sạch để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt quần.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào khác liên quan đến các bệnh có thể gọi điện qua Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770  để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giải đáp và hướng dẫn tận tình hoặc đặt lịch điều trị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung qua http://viemlotuyen.baosonhospital.com/

Khám phụ khoa khi mang thai như thế nào?

Khám phụ khoa khi mang thai các bác sĩ sẽ chỉ sử dụng mỏ vịt là công cụ hỗ trợ mở rộng âm đạo để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung lấy dịch âm đạo và dịch nhầy cổ tử cung để xét nghiệm, soi tươi xem có gặp vấn đề không và hoàn toàn không gây đau đớn hay tác động đến thai nhi.

Thai bao nhiêu tuần thì khám phụ khoa?

Hiện nay tại các phòng khám uy tín, các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao sẽ biết cách kiểm tra vùng kín mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh đó, các vật dụng để kiểm tra đều được khử trùng hoàn toàn trước khi sử dụng. Do vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn yên tâm đi khám phụ khoa ở các địa chỉ uy tín.

Trước khi mang thai nên đi khám những gì?

Trước khi mang thai, mẹ cần kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện chuyên khoa sản để được thăm khám tình trạng mạch, huyết áp, tình trạng thiếu máu. Khám và phát hiện các bệnh lý về tim mạch, phổi, thận, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Mỏ vịt khám phụ khoa để làm gì?

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt là phương thức kiểm tra bộ phận sinh dục của nữ giới, để phát hiện những tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, các vấn đề ở cổ tử cung để có cách điều trị phù hợp.