Bài hát ước mơ xanh của tác giả nào năm 2024

- Các con a! cô giáo giống như người mẹ thứ 2 của các con vậy. Cô luôn yêu thương và dành cho các con những điều tốt đẹp nhất: chăm các con, ru các con ngủ, dạy các con học, chơi cùng các con nữa

2. Bài mới

  1. Vận động theo nhạc bài “Cô giáo miền xuôi”. Tác giả Mộng Lân

- Có một bài hát nói về cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy cái chữ. Các bạn nhỏ rất yêu cô, mong đến trường để được gặp cô

- Các con hãy lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát nào? Sáng tác của ai?

- Sau đây xin mời các con hãy hát vang bài hát “Cô giáo miền xuôi” cùng với cô!

- Trẻ hát lại bài hát 1 lần theo nhạc

- Bài hát hay hơn, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vận động theo nhạc bài hát này nhé

- Để vận động được mới các con chú ý quan sát cô làm mẫu

* Cô vận động mẫu:

+ Lần 1: Cô hát và vận động mẫu kết hợp nhạc

- Cô vừa vận động theo nhạc bài hát gì?

+ Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích từng động tác

Lời 1:

+ Câu 1: “Cô mẫu giáo … lên đây”: hai tay đặt úp lên vai và dậm chân tại chỗ. + Câu 2: “Với đàn cháu … lùm cây”: Đưa úp hai tay ra trước rồi cuộn cổ tay ngửa bàn tay lên kết hợp nhún chân, sau đó vòng tay lên trên đầu

+ Câu 3: “Cô dạy cháu … mẹ cha”: Vỗ tay, kết hợp nhún chân

+ Câu 4: “Xa cô … gặp cô”: đưa tay phải lên chào Lời 2:

+ Câu 5: “Từ sáng sớm … bên cô” Đưa úp hai tay ra trước rồi cuộn cổ tay ngửa bàn tay lên kết hợp nhún chân, sau đó úp hai tay vào ngực kết hợp nhún chân + Câu 6: “Giấc ngủ … tình thương” Giả làm động tác ngủ

+ Câu 7: “Cô dạy hát … là vui” Đưa tay phải lên cao, cuộn cổ tay, kết hợp nhún chân rồi đổi bên

+ Câu 8: “Yêu cô giáo… càng ngoan” Hai tay úp bắt chéo trước ngực rồi lắc lư người sang hai bên

+ Lần 3: Cô vận động cả bài kết hợp nhạc

* Trẻ vận động:

+ Cả lớp vận động 1- 2 lần không nhạc

+ Cả lớp vận động 1- 2 lần có nhạc

+ Thi đua giữa các tổ, nhóm trẻ vận động

+ Cá nhân trẻ vận động

+ Cả lớp vận động lại 1 lần

  1. Nghe hát: Ước mơ xanh

- Cô muốn gửi tới các con bài hát “Ước mơ xanh” của tác giả Lệ Giang

- Cô hát trẻ nghe

+ Lần 1: có nhạc kết hợp vận động minh họa. Cô trò chuyện về nội dung của bài hát

+ Lần 2: Trẻ xem video + hưởng ứng theo giai điệu bài hát

  1. Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:

- Cô có các hình ảnh về nội dung bài hát các con sẽ quan sát hình ảnh và đoán xem những hình ảnh đó tương ứng với bài hát nào. Đội nào có tín hiệu lắc xắc xô trước sẽ dành quyền trả lời và hát bài hát đó

Người lính ấy, bây giờ anh ở đâu. Xin cảm ơn anh với một tình yêu đẹp để một cô giáo trẻ có một khúc hát tuyệt vời, một bài ca đi cùng năm tháng hào hùng và lãng mạn của đất nước, mà rồi tời giờ đây, vẫn không một đôi song ca lừng danh nào, không một trái tim thiếu nữ hay chiến sĩ nào không hát!

Bài hát đã có sức cảm hóa lớn. Có nhiều bạn trẻ nói rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chính bài hát “Ước mơ xanh” đã khích lệ họ nộp đơn thi vào trường sư phạm.

Bài hát ước mơ xanh của tác giả nào năm 2024

"Ước muốn ngày nào

Ôm ấp trong tim

Mai đây là cô giáo.

Kìa đôi mắt tròn xinh

Kìa đàn em thơ ngây.

Hôm nay em đứng đây

Trong niềm mơ ước lớn…"

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi nghe bài hát "Ước mơ xanh" vào năm 1981, khi đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Không thể tả hết niềm xúc động dâng trào khi bài hát đã nói hộ chúng tôi khát vọng tuổi trẻ, niềm yêu, những cảm nhận về một ngày mai đang đón đợi. Chúng tôi đã chép vào sổ tay và say sưa dạy nhau những giai điệu của bài hát. Kể từ ấy, trong mỗi lần hội diễn văn nghệ, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bài hát “Ước mơ xanh” lại vút lên như tình yêu, như thông điệp của sinh viên sư phạm gửi tới cuộc đời.

Yêu bài hát song ngày ấy chúng tôi không biết gì về tác giả Lệ Giang (có người còn chép nhầm là Lê Giang - tác giả của rất nhiều bài hát). Sau này, tình cờ tôi có đọc những dòng chia sẻ của nhạc sỹ Dân Huyền khi ông kể lại kỷ niệm vui về một “sự cố” khi biên tập bài hát “Ước mơ xanh” để thu thanh trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông cũng đã ghi nhầm tên tác giả là Lê Giang, chứ không phải Lệ Giang.

Cũng qua bài viết của ông, tôi được biết Lệ Giang không phải là một nhạc sỹ chuyên nghiệp mà là một cô giáo, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm 10+2, chị được phân công về dạy học ở một trường phổ thông cấp 1-2 gần nhà. Vốn yêu âm nhạc nên ngoài giờ lên lớp, buổi tối, chị đã đạp xe gần 20km vào nội thành học thêm lớp dạy nhạc của nhạc sỹ Hồng Đăng. Bài hát “Ước mơ xanh” chính là sản phẩm âm nhạc đầu tay của Lệ Giang, được sáng tác vào khoảng năm 1977, khi đó chị mới 23 tuổi.

Những ca từ của bài hát rất giản dị. Câu chuyện âm nhạc tác giả muốn kể thực ra rất đỗi bình thường: Một cô gái trẻ ước mơ làm cô giáo và ước mơ ấy đã thành hiện thực. Cô muốn chia sẻ với mọi người cảm xúc của cô trong ngày đầu tiên đứng trên bục giảng. Qua đó, gửi gắm ước vọng về một ngày mai tươi sáng khi những em thơ như những đàn chim đã tung cánh vào đời!

Chỉ có vậy thôi. Câu chuyện ấy, cảm xúc ấy biết bao cô giáo trẻ như cô đều có. Vậy mà thật kỳ lạ! Ngay từ lần đầu tiên được thu thanh và truyền đi trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, qua giọng ca trong trẻo, cao vút của ca sĩ Phương Nhung, bài hát đã có sức cuốn hút, lay động hàng triệu trái tim, cả những người chưa một lần đứng trên bục giảng:

Nghe tiếng trống thân thương

Dưới nắng sớm quê hương

Rung trong bao tâm hồn

Đẹp khúc hát mùa xuân.

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn luôn cho rằng đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về nhà giáo Việt Nam. Cái hay không phải chỉ ở câu chữ, nốt nhạc. Thành công nhất của bài hát đó là với lòng yêu nghề, yêu đời, trái tim cô giáo Lệ Giang đã rung lên nốt nhạc và làm được điều kỳ diệu “Rung trong bao tâm hồn”, để mọi người cùng xúc động, say mê và muốn cùng chị vút cao tiếng hát.

Bài hát đã có sức cảm hóa lớn. Có nhiều bạn trẻ nói rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chính bài hát “Ước mơ xanh ” đã khích lệ họ nộp đơn thi vào trường sư phạm. Từ trái tim đến trái tim, “Ước mơ xanh” đã làm được một thiên sứ thật kỳ diệu: thắp sáng ước mơ, thắp sáng niềm tin về sự nghiệp trồng người cao quí:

Rồi năm tháng trôi qua

Từng đàn chim cất cánh...

Cất cánh xây đời

Ca bài ước mơ xanh.

Sau ca khúc “Ước mơ xanh”, khoảng ba năm sau, Lệ Giang lại sáng tác thêm một ca khúc nữa đầy xúc động, đó là bài “Đất nước – Tình yêu”: “Khi em nói yêu anh/vườn cây đầy hoa trái. Khi anh nắm tay em/mây giăng giăng bay chỉ còn ánh trăng mờ. Và khi chúng ta yêu nhau/chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm!...”.

Giữa những ngày đất nước hòa bình song niềm vui chưa trọn vẹn, bao người con gái lại tiễn người con trai mình yêu lên đường bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với một số ca khúc nổi tiếng của các nhạc sỹ có tên tuổi như “Chiều dài biên giới” của nhạc sỹ Trần Chung, “Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sỹ Vũ Trọng Hối…, bài hát “Đất nước - Tình yêu” với những lời ca trữ tình, đằm thắm đã rung lên xốn xang, làm thổn thức bao trái tim bạn trẻ mà không hề mềm yếu. Một lần nữa, bài ca của cô giáo trẻ Lệ Giang đã chinh phục hoàn toàn người nghe khi đặt tình yêu lứa đôi trong trách nhiệm và tình yêu đất nước.

Cho đến bây giờ, người yêu âm nhạc chỉ biết đến tác giả Lệ Giang với hai sáng tác trên. Chỉ với hai sáng tác thôi nhưng đó là những bài ca đi cùng năm tháng, là những ca khúc để đời mà bất cứ một nhạc sỹ chuyên nghiệp nào cũng phải ao ước.

Đó cũng chính là hạnh phúc, là món quà mà cuộc sống đã tặng chị - một cô giáo với trái tim tuổi trẻ của mình đã thắp sáng trên bầu trời những “ước mơ xanh”./.