Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót

Khớp gối đóng một vai trò thiết yếu giúp nâng đỡ cơ thể và thực hiện các chuyển động hàng ngày như đi lại, đứng, ngồi,… Vì vậy, sau phẫu thuật việc tập vật lý trị liệu là một quá trình quan trọng, quyết định đến khả năng phục hồi của người bệnh. Bài viết này sẽ tập trung vào các phương pháp tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối nhằm giúp khôi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống sau quá trình phẫu thuật.

1. Nguyên tắc khi tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối

Để hạn chế tình trạng đau, chấn thương khi tập sai cách, người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Lựa chọn bài tập phù hợp với từng giai đoạn phục hồi, tạo tư thế đảm bảo an toàn và thoải mái nhất cho người bệnh.
  • Kiểm soát tình trạng đau, sưng của khớp gối trong quá trình phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khuyến khích và hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh.
    Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
    Tập phục hồi chức năng giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại với sinh hoạt bình thường

Có thể bạn quan tâm: Sau phẫu thuật ăn hải sản: Nên hay Không?

2. Giai đoạn 1: Từ ngày thứ nhất đến tuần thứ 2 sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật người bệnh nên bắt đầu tập vật lý trị liệu từ sớm. Mục đích các bài tập trong giai đoạn đầu này:

  • Hỗ trợ giảm đau, giảm phù nề.
  • Duy trì và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
  • Tập duỗi gối 0 độ và gấp 100 độ, tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp: Nạng, gậy, khung tập đi.

2.1. Tập co cơ tĩnh

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm với 2 chân duỗi thẳng.
  • Tập trung siết cơ chân phẫu thuật trong khoảng 5 – 10 giây, sau đó thả lỏng 5 giây.
  • Lặp lại động tác 10 lần trong khoảng 2 phút, nghỉ ngơi một chút rồi lặp lại bài tập.

Tần suất: Người bệnh có thể tập nhiều lần, dừng khi thấy mỏi.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bài tập co cơ tĩnh (co cơ tứ đầu đùi)

2.2. Tập trượt gót chân

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm thẳng, thả lỏng.
  • Trượt bàn chân phẫu thuật về phía mông, đầu gối gập lại, bàn chân giữ trên giường.
  • Trượt gót chân đến vị trí tối đa có thể chịu được, giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 giây. Sau đó từ từ duỗi thẳng chân lại.
  • Lặp lại động tác trong khoảng 2 phút.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bài tập trượt gót chân

2.3. Tập ngồi

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi trên ghế có tay vịn, 2 chân đặt trên mặt sàn, 2 tay chống lên phần tay vịn.
  • Nghiêng người về phía trước, dùng lực của cả chân và tay để nâng người đứng dậy, rồi từ tự hạ người ngồi xuống ghế.
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Ghế đủ cao đảm bảo gối gấp 90 độ khi ngồi.

2.4. Vận động khớp gối

Cách thực hiện:

  • Người bệnh sử dụng máy tập CPM dưới sự hướng dẫn và quan sát của bác sĩ, chuyên gia y tế.
  • Biên độ mở của khớp từ 0 độ đến 100 độ.

Tần suất: Luyện tập ít nhất 4 giờ/ ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Sử dụng máy tập vận động khớp gối CMP

Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối

2.5. Tập đứng, di chuyển với nạng, khung tập đi

Cách thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng và thoải mái trên khung tập đi hoặc nạng.
  • Nâng khung tập lên phía trước một đoạn ngắn, chân phẫu thuật bước một bước nhỏ sao cho cho gót chân chạm sàn trước.
  • Di chuyển thân mình về phía trước, bàn chân đặt đều trên sàn.
  • Sau đó, 2 tay chống nạng dồn trọng lực về chân phẫu thuật tới mức có thể chịu, nhấc chân khỏe lên và hoàn thành 1 bước.
  • Tương tự lặp lại động tác, đi bộ nhịp nhàng và điều chỉnh bước đi để đảm bảo đều nhau. Khi cơ bắp và sức chịu đựng tốt hơn, tăng thời gian đi bộ và dần tăng trọng lượng lên chân phẫu thuật.

Tần suất: Luyện tập tích cực, thường xuyên mỗi ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Tập đi với nạng

Xem thêm:

  • Ăn tôm sau phẫu thuật: nên hay không? 4+ nguy cơ có thể gặp phải
  • Sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?

3. Giai đoạn II : Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật

Trong giai đoạn này, người bệnh luyện tập vật lý phục hồi với mục tiêu:

  • Hỗ trợ giảm đau và giảm phù nề.
  • Tăng cường lấy lại sức mạnh của cơ bắp.
  • Tăng biên độ vận động của khớp đến 115 độ.
  • Trở lại hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh duy trì tập các bài tập ở giai đoạn I và kết hợp bổ sung thêm các bài tập sau:

3.1. Bài tập đứng gập gối

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc nạng, nâng đùi và gập đầu gối chân phẫu thuật hết mức có thể. Giữ tư thế trong 5 đến 10 giây.
  • Từ từ duỗi thẳng đầu gối, gót chân chạm sàn trước.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi mỏi.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bài tập đứng gập gối

3.2. Bài tập nâng thẳng chân

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, gập chân khỏe và chống chân lên giường.
  • Siết cơ đùi của chân phẫu thuật và nâng chân lên khỏi giường một đoạn khoảng 30cm, giữ ở tư thế này trong 5 giây.
  • Sau đó, từ từ hạ chân xuống và lặp lại quá trình này 10 lần.

Tần suất: Mỗi ngày thực hiện 1 – 3 lần.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bài tập nâng thẳng chân trên giường

3.3. Tập mini – squat

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng việc người bệnh đứng thẳng và quay lưng về phía tường, đồng thời mở rộng hai chân cách nhau bằng vai.
  • Hạ gối xuống một góc 45 độ và dựa lưng vào tường, giữ tư thế này trong 10 giây.
  • Dần dần đứng trở lại tư thế ban đầu và thả lỏng trong 5 giây.
  • Lặp lại động tác trên 10 lần.

Tần suất: Mỗi ngày thực hiện 1 – 3 lần.

Lưu ý: Người bệnh có thể tăng dần biên độ khuỵu gối khi quen.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bài tập mini – squat

3.4. Tập đạp xe đạp

Cách thực hiện:

  • Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho phần dưới bàn chân chạm vào bàn đạp, đồng thời đầu gối gần như thẳng.
  • Sau đó sử dụng máy đạp xe đạp tại chỗ theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
  • Khi khớp gối gần phục hồi (khoảng 4 đến 6 tuần), tăng dần mức độ nặng của xe tập.
  • Tập trong 10 đến 15 phút và tăng dần lên 20 đến 30 phút nếu có thể.

Tần suất: Mỗi ngày thực hiện bài tập 2 lần và tập 3 đến 4 lần một tuần.

Lưu ý: Đạp xe với tốc độ phù hợp, cân bằng lực đạp 2 bên.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Đạp xe bằng máy đạp xe tại chỗ

Có thể bạn quan tâm:

4. Giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 đến 8 tuần

Trong giai đoạn này, người bệnh có thể dần trở lại với hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các bài tập chủ yếu hỗ trợ:

  • Tiếp tục cải thiện biên độ vận động khớp.
  • Gia tăng sức chịu đựng và sức mạnh cơ.
  • Tập giữ thăng bằng không cần trợ giúp.

Các bài tập cụ thể:

4.1. Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng việc người bệnh đứng thẳng.
  • Đưa trọng lượng cơ thể dần lên chân phẫu thuật, chú ý giữ cần bằng cơ thể bằng cách vịn vào nạng (nếu cần thiết).
  • Giữ tư thế đứng trên chân phẫu thuật trong thời gian ngắn ban đầu, từ vài giây đến một phút.
  • Dần dần gia tăng thời gian đứng trên chân phẫu thuật cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và ổn định hơn.
  • Đảm bảo đầu gối của chân phẫu thuật không bị chệch hoặc quá căng khi bạn đứng.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Tập đứng trên chân phẫu thuật

4.2. Tập lên xuống cầu thang

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nên tập ở cầu thang có tay vịn và chỉ đi từng bước một.
  • Bước lên cầu thang bằng chân khỏe trước và bước xuống cầu thang bằng chân phẫu thuật trước.
  • Độ cao bậc phù hợp là khoảng 15 cm.
  • Khi phục hồi ổn định, người bệnh có thể tự leo cầu thang mà không cần trợ giúp.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Tập lên xuống cầu thang bằng nạng

4.3. Tập đi nhanh

Cách thực hiện:

  • Người bệnh tăng dần tốc độ từ đi bộ chậm đến đi nhanh.
  • Luyện tập ở mức độ phù hợp.

Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

Một số bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối

Có thể bạn quan tâm:

Sau phẫu thuật thay khớp gối, có một số lưu ý quan trọng trong chế độ chăm sóc sau phẫu thuật mà bạn cần quan tâm:

  • * Chườm lạnh: Giúp giảm đau, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chườm vào khớp gối trong 15 phút/ lần, khoảng 3 lần một ngày.
  • Tập đúng tư thế: Tránh gập gối quá mức trong các giai đoạn đầu để tránh tình trạng chấn thương khớp.
  • Thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu: Luôn hỏi ý kiến chuyên viên trước khi thay đổi hoặc tăng mức độ bài tập.
  • Không đứng quá lâu: Nghỉ ngơi dựa theo tình trạng cơ thể, không nên tập quá sức tạo áp lực lớn cho khớp gối.
  • Sử dụng thảm chống trượt: Giúp hạn chế nguy cơ ngã, chấn thương khi bệnh nhân xuất viện.
  • Không vặn xoắn khớp gối, không ngồi bắt chéo chân: Giúp hạn chế đau và tránh ảnh hưởng đến khớp gối mới thay.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất cho cơ thể phục hồi. Đặc biệt, cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất chính sau: Protein, Carbohydrate, Vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo lành mạnh.

Ngoài ra, người sau phẫu thuật thay khớp gối có thể bổ sung sữa Leanpro 10+ của Nutricare. Đây là sản phẩm có chứa Protein, Arginine, BCAA dồi dào giúp thúc đẩy tái tạo mô cơ và Collagen. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ vết mổ mau lành nhờ thành phần Canxi, Sắt, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C,… Leanpro 10+ còn cung cấp lợi khuẩn Probiotic, chất xơ,… giúp hệ tiêu hóa người bệnh sau phẫu thuật hoạt động hiệu quả.

Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
Bổ sung sữa dinh dưỡng Learn Pro cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối

6. Giải đáp thắc mắc của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp gối

Một số câu hỏi thường gặp sau phẫu thuật thay khớp gối:

Câu 1: Người bệnh phẫu thuật thay khớp gối sau bao lâu thì đi được?

Thông thường sau khoảng 3 ngày sau phẫu thuật người bệnh có thể bắt đầu tập đi lại có trợ giúp. Từ sau tuần thứ 4 nếu phục hồi tốt người bệnh có thể đi lại bình thường mà không cần sử dụng nạng hay gậy.

Câu 2: Cần chuẩn bị gì để bệnh nhân trở về nhà sau phẫu thuật khớp gối?

Người bệnh được xuất viện sau khoảng 3 ngày sau phẫu thuật. Vì vậy người nhà nên lưu ý chuẩn bị môi trường tại nhà an toàn và thoải mái cho người bệnh:

  • Chuẩn bị thảm chống trượt trong nhà tắm, loại bỏ các mối nguy hiểm, đồ vật nhỏ gây cản trở trong phòng người bệnh để tránh vấp ngã.
  • Nên sẵn có ghế ngồi cao, chắc chắn và có chỗ gác tay.
  • Phòng ngủ của người bệnh nên gần nhà vệ sinh, giúp người sinh hoạt tiện lợi.
  • Nếu có thể, lắp đặt các thiết bị cần thiết để giúp người bệnh sinh hoạt thoải mái như bệ ngồi vệ sinh cao, tay vịn trong nhà vệ sinh, ghế tắm,…
    Bài tập mạnh cơ phục hồi chức năng trượt gót
    Chuẩn bị tốt không gian cho người bệnh sau xuất viện

Câu 3: Dấu hiệu nào sau phẫu thuật thay khớp gối báo hiệu cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu khi có một số dấu hiệu sau:

  • Khớp gối sưng hoặc cứng hơn bình thường.
  • Khớp gối đau nhiều sau tập luyện.
  • Muốn tư vấn và thay đổi về việc tăng/ giảm chương trình tập luyện.
  • Liên hệ để xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao.

Hy vọng những hướng dẫn về bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối trên đã cung cấp được nhiều thông tin đến bạn. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập trên..

Nếu bạn còn thắc mắc về chủ đề trên, hãy liên hệ đến website Nutricare Vietnam hoặc gọi đến hotline 18006011 để được tư vấn chi tiết nhé!