Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Dưới sự ảnh hưởng của nền cách mạng 4.0, lãnh đạo cần phải chuyển mình theo định hướng quản lý hiện đại với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, từ đó hình thành hai kiểu quản trị: quản trị truyền thống và quản trị hiện đại. Khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo truyền thống và một nhà lãnh đạo thời đại chính là tư duy táo bạo, cập nhật xu hướng mới và nhạy cảm với thị trường.

Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần gạt bỏ những tư tưởng truyền thống, dám thách thức, dám cải tiến, tích cực đổi mới nếu không muốn bị tụt lại trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt.

Phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo truyền thống: Xu hướng “đẩy” nhiều hơn “kéo”, phương thức lãnh đạo tiêu cực. Thường đi đôi với “ra lệnh – chỉ đạo – bảo thủ”.

Lãnh đạo thời đại: Truyền cảm hứng, xoá bỏ khoảng cách giai cấp; thấu hiểu nhân viên, chia sẻ thông tin, luôn tìm cơ hội truyền đạt; thúc đẩy giao thiệp giữa các thành viên trong tổ chức.

Lãnh đạo thời đại với lối tiếp cận con người thông qua việc trao đổi, đồng cảm với cấp dưới. Khuyến khích, động viên, nâng cao tinh thần và ý thức làm việc của nhân viên nhằm đi đến mục tiêu chung của tổ chức. Zenger Folkman đã chỉ ra rằng một người lãnh đạo kiệt xuất có thể tăng mức độ gắn kết và năng suất của người lao động thêm 70%.

Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Sự đổi mới trong phong cách lãnh đạo phần nào đóng góp vào thành công của tổ chức

Tiếp nhận đổi mới

Lãnh đạo truyền thống: Tập trung vào vấn đề trước mắt. Tư tưởng an phận. Trung thành với thực tại. Ngại thử nghiệm. Sợ thất bại. Theo thống kê của công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ – McKinsey, 65% lãnh đạo thiếu tự tin khi đề xuất những cải tiến.

Lãnh đạo thời đại: Hứng thú với xu hướng mới. Tập trung vào tương lai, phát triển đường dài. Hướng tới kết quả và sự phát triển liên tục.

Lãnh đạo thời 4.0 quan tâm đến những vấn đề liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thao tác quản lý sản xuất cũng như quản lý con người. Người lãnh đạo thời đại hiểu những giá trị được tạo ra dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào sự phát triển lâu dài của tổ chức: giảm thiểu chi phí vận hành và tối đa chi phí nhân sự.

Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Luôn nhạy bén với thị trường giúp nhà lãnh đạo tìm ra những hướng đi mới trong công việc

Trách nhiệm

Lãnh đạo truyền thống: Quy trách nhiệm và vai trò theo nhóm hoặc chức vụ. Điều này dễ dẫn đến hiềm khích và xung đột trong nội bộ.

Lãnh đạo thời đại: Phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viên trên tư tưởng thành công đến từ sự nỗ lực của tập thể. Trong một nghiên cứu về vai trò của lãnh đạo trong tổ chức của Đại học Gävle, Thụy Điển, một người lãnh đạo cần có những kỹ năng phân bổ nguồn lực để tạo ra liên kết, nhận thức để quyết định tương lai cũng như tập trung, hình thành cam kết và thúc đẩy các nhóm đạt được mục tiêu của một tổ chức.

Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Lãnh đạo đi đôi với trách nhiệm

Đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo truyền thống: Cảm thấy áp lực và lo lắng khi phải đề xuất một ý tưởng mới cho tổ chức.

Lãnh đạo thời đại: Là người đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá, mang lại lợi ích cho tổ chức. Nhà lãnh đạo thời đại phân bổ tầm nhìn và chiến lược theo một chiến thuật đã được vạch ra rõ ràng.

Lãnh đạo truyền thống thường gặp khó khăn khi phải sắp xếp lại những quy tắc, điều lệ cũ. Ngược lại, nhà lãnh đạo thời đại không ngừng cải tiến, học hỏi và sáng tạo nhằm đưa ra những thay đổi có khả năng mang tới ảnh hưởng tích cực cho tổ chức.

Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Đổi mới sáng tạo chính là nhân tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo phát triển

Kết quả

Lãnh đạo truyền thống: Đánh giá kết quả, kiểm soát đơn hàng qua báo cáo.

Lãnh đạo thời đại: Thảo luận với thành viên trong tổ chức hoặc dự án về phương án khả thi, phân bố nguồn lực phù hợp. Đánh giá kết quả dựa trên phản hồi liên tục giữa các bên liên quan trong tổ chức.

Tất cả nhân tố trên chính là những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo trong nền công nghiệp 4.0. Ngoài những yếu tố đó, nhà lãnh đạo thời đại cần rèn luyện cho mình sự táo bạo và khả năng đưa ra quyết định chính xác.

Quản trị truyền thống là gì năm 2024

Lãnh đạo thời đại biết tận dụng lợi thế của mình và môi trường xung quanh để tạo ra kết quả như mong muốn

“Thời đại” đi đôi với “Kiệt xuất”

Thực tế cho thấy, các nhà lãnh đạo tại Việt Nam vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng của bản thân và gặp những rào cản trong việc tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới, L & A tổ chức chuỗi hoạt động xuyên Việt về chủ đề “Đọc vị năng lực lãnh đạo của bản thân và con đường ngắn nhất từ giỏi thành kiệt xuất”. Tham dự cùng chúng tôi, các CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bộ phận tiếp cận phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo, cũng như từng bước hoàn thiện năng lực của mình với ưu đãi trị giá 175 $/người bao gồm báo cáo đánh giá và 1/2 ngày workshop để làm kế hoạch phát triển.

Đây là hoạt động thường niên của L & A, tiếp nối với thành công của các sự kiện về Năng lực lãnh đạo của năm 2017, 2018.

Xem thêm:

  • Nhà lãnh đạo kiệt xuất: Tốc độ hay hiệu quả
  • Phản hồi tích cực: Chìa khóa để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả công việc

Chi tiết các hoạt động trong chuỗi hội thảo xuyên Việt 2019:

Tại TP.HCM:

L & A sẽ tham gia gian hàng số 22 của hội thảo VNHR Summit do Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam tổ chức vào ngày 20 tháng 09 năm 2019 tại Trung tâm Hội Nghị White Palace (108, đường Phạm Văn Đồng, Quận Thủ Đức, TP.HCM). Cụ thể, khi đến gian hàng L & A số 22, khách hàng sẽ được trải nghiệm bài đánh giá năng lực lãnh đạo miễn phí, sau đó tham dự workshop để phân tích về kết quả Bold Leadership của mình.

Tại Hà Nội:

L & A kết hợp cùng Hiệp hội Nhân sự (HRA) tổ chức Hội nghị “Strengths-based Talent Management & Development” (Quản lý và phát triển nhân tài dựa trên thế mạnh) vào ngày 29 tháng 09 năm 2019, tại khách sạn Melia Hà Nội

Người tham gia được thực hiện miễn phí bài đánh giá Bold Leadership trước khi tham dự hội thảo. Đồng thời, tại hội thảo, kết quả đánh giá sẽ được phân tích dựa trên tình huống thực thông qua phần bài tập thực hành của ông Trương Chí Dũng – Giám đốc R & D, Le & Associates.

Quản trị truyền thông làm nghề gì?

Quản trị truyền thông bao gồm nhiều hoạt động như lập kế hoạch truyền thông, tạo nội dung, tiếp cận đối tượng khách hàng, quản lý tương tác trên mạng xã hội, phát triển các chiến lược quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Quản lý kiến thức truyền thông là gì?

Quản trị truyền thông là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và công chúng. Trong đó bao gồm quản lý những vấn đề hay sự kiện mà doanh nghiệp cần phải nắm được dư luận và có trách nhiệm thông tin cho công chúng.

Quản lý dự án truyền thông là gì?

Quản lý truyền thông dự án (Project Communications Management) bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng thông tin cần cho dự án và các bên liên quan được đáp ứng thông qua việc phát triển các tài liệu và hiện thực các hoạt động được thiết kế để đạt được việc trao đổi thông tin hiệu quả.

Quản trị truyền thông marketing là gì?

Truyền thông marketing là quá trình sử dụng các kênh và công cụ truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng. Mục đích của truyền thông marketing là tạo ra nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.