Bài tập nâng cao hạt nhân nguyên tử năm 2024

Chúng tôi xin giới thiệu bài Bài tập hạt nhân nguyên tử được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số khối của X là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Tổng hạt: p+n+e = 2p+n (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện: (p+e)-n=2p-n

Giải (1) và (2) thu được p và n

Tính số khối: A = p+n

Bài 2: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau:

73Li; 199F; 2412Mg; 4020Ca

Hướng dẫn giải:

Ta có: 73Li cho ta biết:

Số điện tích hạt nhân là 3, trong hạt nhân có 3 proton, ngoài vỏ có 3 electron.

Số khối là 7, vậy ta có số nơtron là:

N = A - Z = 7 - 3 = 4.

Nguyên tử khối là 7 (7u).

* Tương tự ta có: 199F có Nguyên tử khối là 19 (19u).

Số điện tích hạt nhân là 9, trong hạt nhân có 9 proton, ngoài vỏ có 9 electron.

Số nơtron là 19 – 9 = 10.

* 2412Mg trong đó:

Nguyên tử khối là 24.

Số điện tích hạt nhân là 12, trong hạt nhân có 12 proton, ngoài vỏ có 12 electron.

Số nơtron là 24 – 12 = 12.

* 4020Ca trong đó:

Nguyên tử khối là 40.

Số điện tích hạt nhân là 20, trong hạt nhân có 20 proton, ngoài vỏ có 20 electron.

Số nơtron là: 40 – 20 = 20.

Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 180 hạt, trong đó các hạt mang điện nhiều hơn các hạt không mang điện là 32 hạt. Tính số p và số n có trong X.

Hướng dẫn giải:

- Tổng số hạt cơ bản trong X là 180 hạt. Mà trong nguyên tử luôn có số p = số e

\=> p + n + e = 180 => 2p + n = 180 (1)

- Trong X hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 32 hạt

\=> p + e – n = 32 => 2p – n = 32 (2)

Từ (1) và (2) => p = 53, n = 74

Bài 4: Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Z = số E và A = số P + số N = Số E + số N

P = E (hạt mang điện dương bằng hạt mang điện âm)

N: hạt không mang điện

Bài 5: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 58 và có số khối A < 40. Số proton của nguyên tử X là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Phương pháp p <= n <= 1, 52p nên ta tìm được khoảng giá trị của p và chọn p.

1. Hạt nhân nguyên tử là gì?

Hạt nhân nguyên tử là cấu trúc vật chất đậm đặc (có mật độ cực lớn - đạt đến 100 triệu tấn trên một xăng-ti-mét khối), chiếm khối lượng chủ yếu (gần như là toàn bộ) của nguyên tử.

Về cơ bản, theo các hiểu biết hiện nay thì hạt nhân nguyên tử có kích thước nằm trong vùng giới hạn bởi bán kính cỡ 10−15 m, được cấu tạo từ hai thành phần sau:

+ Proton là loại hạt mang điện tích +1, có khối lượng bằng 1.67262158 × 10−27 kg

+ Nơtron là loại hạt không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.67492716 × 10−27 kg

2. Điện tích của hạt nhân nguyên tử

Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = Z

3. Số khối của hạt nhân nguyên tử

Số khối của hạt nhân nguyên tử (A) bằng tổng số proton (Z) và tổng số notron (N)

Công thức: A = Z + N

--------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Bài tập hạt nhân nguyên tử. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Tài liệu gồm 24 trang, bao gồm kiến thức cần nhớ và phương pháp giải các dạng bài tập chuyên đề hạt nhân nguyên tử trong chương trình Vật lí 12.

  1. LÍ THUYẾT
  2. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. 1. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. 2. Kí hiệu hạt nhân. 3. Bán kính hạt nhân. 4. Lực hạt nhân. 5. Đồng vị. 6. Khối lượng nguyên tử, khối lượng hạt nhân. II. HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ. 1. Khái niệm. 2. Đặc điểm. 3. Các tia phóng xạ. 4. Định luật phóng xạ. III. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. 1. Định nghĩa phản ứng hạt nhân. 2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. 3. Năng lượng trong phản ứng hạt nhân. 4. Độ hụt khối và năng lượng liên kết. IV. PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH, PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. 1. Phản ứng phân hạch. 2. Phản ứng nhiệt hạch.
  3. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
  4. BÀI TẬP VỀ HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ. 1. Bài toán tìm lượng chất phóng xạ. 2. Bài toán tìm chu kì phóng xạ. 3. Bài toán tính tuổi thọ của cổ vật. 4. Bài toán tính độ phóng xạ. II. BÀI TẬP VỀ HẠT NHÂN. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN. 1. Bài toán đại cương về hạt nhân, phản ứng hạt nhân. 2. Bài toán năng lượng, các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.

[ads]