Bài tập tính giá thành sản phẩm xây lắp năm 2024

+ Trường hợp DNXL là nhà thầu chính, khi nhận bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ.

Nợ TK 1541 – xây lắp

Nợ TK 632 – giá trị nhà thầu phụ bán giao (nếu đã giao cho bên A)

Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có 111,112,331 – tổng số tiền phải trả nhà thầu phụ

+ Tổng giá thành SP XL hoàn thành trong kỳ

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu đã bàn giao cho chủ đầu tư) bên A

Nợ TK 155 – nếu chờ tiêu thụ

Có TK 1541 – giá thành SX SP XL hoàn thành.

Bài tập tính giá thành sản phẩm xây lắp năm 2024

2. Kế toán chi phí xây lắp phụ

Trong DNXL, ngoài việc xây dựng và lắp đặt các công trình, HMCT, còn có thể tổ chức hoạt động xây lắp phụ phục vụ cho XL chính. Sản xuất phụ trong DNXL nhằm:

– Cung cấp vật liệu cho nhu cầu thi công XL: SX kết cấu (bêton đúc sẵn, panel làm sẵn…, SX các chi tiết bộ phân (khung cửa, ô thông gió….), khai thác vật liệu: đá sỏi,cát….

– Xây dựng tháo dỡ các công trình tạm thời

– Chuẩn bị công trình thi công

Trình tự và phương pháp hạch toán giống như hoạt động SX công nghiệp cung cấp lao vụ dịch vụ.

* Phương pháp hạch tóan chi phí xây lắp phụ trường hợp xây dựng công trình tạm.

– Xuất kho vật liệu xây dựng cho công trình tạm:

Nợ 154 (XL phụ)

Có 152

– Tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp phụ, dồng thời trích các khoản trích theo lương theo quy định

Nợ 154 (XL phụ)

Có 334

Có 338

– Chi phí khác bằng tiền mặt

Nợ 154 (XL phụ)

Nợ 133

Có 111

– Khi công trình tạm hoàn thành và đưa vào sử dụng:

Nợ 142/242

Có 154 (XL phụ)

– Hàng tháng tiến hành phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng

Nợ 627: chi phí sản xuất chung của đội

Nợ 623: công trình tạm dùng để che máy thi công

Có 142/242

3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Việc tính giá thành cho những công trình hạng mục công trình hoàn thành được sử dụng

Căn cứ vào mới quan hệ giữa ĐTHTCP và ĐTTZ để lựa chọn p/pháp tính giá thành thích hợp:

* Phương pháp trực tiếp

– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP cũng là ĐTTZ : SP (CT, HMCT, …)

– Khi SP hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là Z đơn vị SP.

* Phương pháp tổng cộng chi phí

– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là bộ phận SP nhưng ĐTTZ là SP hoàn thành

– Để tính Z đơn vị SP hoàn thành, phải tổng cộng chi phí của các bộ phận SP lại.

* Phương pháp hệ số

– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng ĐTTZ là từng công trình (vd từng ngôi nhà), từng HMCT hoàn thành.

– Căn cứ vào tổng chi phí SX phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định Z đơn vị.

* Phương pháp tỷ lệ

– Được áp dụng trong trường hợp giống như phương pháp hệ số nhưng chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm.

– Căn cứ vào tổng CPSX thực tế và tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế (hay Z kế hoạch của các HMCT) để xác định Z SX thực tế của từng HMCT (thông qua việc xác định tỷ lệ tính Z)

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn các Phương pháp tính giá thành đối với sản phẩm xây lắp trong Doanh nghiệp.

Bài tập tính giá thành sản phẩm xây lắp năm 2024

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Các phương pháp Tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Giá thành bao gồm những loại nào?

Giá thành sản phẩm xây lắp: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành theo quy định.

Phân biệt các loại giá thành trong sản xuất xây lắp, bao gồm: Giá thành dự toán; Giá thành kế hoạch; Giá thành định mức; Giá thành thực tế.

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Thu nhập định mức

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành ± Chênh lệch định mức

Giá thành định mức:

Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm

Được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch >>> luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất SP dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà DN đã nhận thầu.

Có 3 phương pháp thường gặp khi tính giá thành sản phẩm xây lắp, bao gồm: Phương pháp trực tiếp; Phương pháp tổng cộng chi phí; Phương pháp tính theo đơn đặt hàng.

Cụ thể từng phương pháp như sau:

Phương pháp trực tiếp.

Được áp dụng trong trường hợp các DN xây lắp có số lượng công trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành công trình, hạng mục công trình …

Khi SP hoàn thành: Tổng chi phí theo đối tượng hạch toán = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất.

Phương pháp tổng cộng chi phí.

Được áp dụng trong trường hợp các DN xây lắp có quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.

Giá thành sản phẩm xây lắp = Tổng cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.

Phương pháp tính theo đơn đặt hàng.

Được áp dụng trong trường hợp các DN nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.

Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là Giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

Đối với những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong >>> Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.