Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024

Chuyển sang Chế độ khí áp kế/nhiệt độ để hiển thị khí áp và nhiệt độ hiện tại. Sau khi chuyển sang Chế độ khí áp/nhiệt độ, đồng hồ sẽ đo thông số cách quãng khoảng năm giây trong ba phút. Sau đó, đồng hồ sẽ đo cách quãng khoảng hai phút.

Màn hình giá trị

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024

Màn hình biểu đồ khí áp

Biểu đồ hiển thị thông số khí áp được đo cách quãng hai giờ. Bạn có thể sử dụng biểu đồ này để xem các thay đổi về khí áp trong 48 giờ qua và dùng thông số này để dự đoán thời tiết sắp tới.

Câu 34: Bão nhiệt đới là gì? Những hiểu biết về bão nhiệt đới (áp suất ở tâm, kích thước, hướng và tốc độ di chuyển chính, mùa bão...) ?

  1. Những hiểu biết về xoáy thuận

Xoáy thuận (vùng cực tiểu khí áp) - là vùng nhiễu loạn khí quyển với áp suất thấp, được thể hiện bởi một hệ thống các đ ường đẳng áp khép kín đồng tâm, giá trị của mỗi đường đẳng áp ở trong đó giảm dần từ ngoài vào trung tâm với sự xoáy của gió xung quanh tâm, ng ược chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và theo chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu. ở trung tâm áp suất là thấp nhất, bề ngang của xoáy thuận trên các vĩ độ trung bình th ường từ 1000km ở giai đoạn mới hình thành cho đến mấy nghìn km tại thời điểm phát triển cực đại. ở tâm xoáy thuận thường điền chữ L (đó là chữ cái đầu của Low) tiếng Anh nghĩa là thấp. Xoáy thuận là vùng khép kín của áp suất thấp, với chuyển động của không khí ngược chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu, và cùng chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu. Trên bản đồ thời tiết, nó đ ược thể hiện dưới dạng hệ thống khép kín của các đường đẳng áp, với cực tiểu khí áp ở tâm. Như thế gradien khí áp ngang có hướng vào tâm của xoáy thuận. So với các hệ thống khí áp khác, các xoáy thuận có đại lượng gradien khí áp lớn nhất và tốc độ gió lớn nhất. Trong các xoáy thuận sâu, khá phát triển, tốc độ gió gần tâm có thể đạt tới 60-70m/s hoặc cao hơn. Đặc biệt điều đó th ường thấy trong các xoáy thuận ở các vùng nhiệt đới. Tại chính trung tâm của xoáy thuận, gradien khí áp bằng không và tốc độ gió không đáng kể, khu vực này đ ược gọi là "mắt bão".

II. Xoáy thuận nhiệt đới

1. Những khái niệm chung. Hoạt động xoáy thuận không chỉ thấy ở các vĩ độ trung bình và cao. Thường thì ở vĩ độ thấp, xuất hiện số l ượng lớn những nhiễu động xoáy thuận song chúng thể hiện yếu hơn. Khí áp ở tâm chỉ thấp hơn vùng xung quanh 1-2 mbar, gió yếu, chúng dịch chuyển chậm từ đông sang tây. Nh ưng các nhiễu động đó ngày càng phát triển và trở thành xoáy thuận sâu nhiệt đới, với gradien khí áp lớn và gió bão. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng có tỷ lệ không lớn, nhưng các xoắn ốc sâu, sinh ra động năng lớn, gradien khí áp trong xoáy thuận nhiệt đới đã phát triển là lớn nhất so với các hệ thống khí áp khác và theo nó tốc độ gió cũng mạnh nhất. Ở nước ta, xoáy thuận nhiệt đới còn được gọi là bão nhiệt đới. Còn ở nhiều nước khác chúng được gọi bằng nhiều tên địa phương khác nhau. Như ở Trung Quốc có tên là đài phong (Typhoon), ở Australia là Willy Willy, ở vùng biển Caribê là Hurricane... Những tên gọi đó đ ược quy tụ lại dưới một tên chung là "áp thấp nhiệt đới" (tropical depression). Từ "xoáy thuận nhiệt đới " để dùng chỉ tất cả những dạng gió xoáy có áp suất thấp nhất ở tâm.

2. Sự hình thành xoáy thuận nhiệt đới Cho đến nay, nguyên nhân hình thành xoáy thuận nhiệt đới ch ưa hoàn toàn được hiểu rõ, song qua các nghiên cứu liên tục và một số điều kiện phù hợp đã được biết đến cho ta thấy rằng xoáy thuận nhiệt đới hình thành và phát triển được cần: Nhiệt độ bề mặt nước biển cao 26-27°C trở nên, làm nước bốc hơi mạnh tạo ra một vùng áp thấp. Điều này chỉ có thể xảy ra ở các vĩ độ thấp và trong mùa nóng của năm. - Phải tạo ra được một độ xoáy cần thiết để hình thành hoàn l ưu xoáy thuận. Tức là phải có sự giao nhau của hai khối khí có nhiệt độ chênh lệch nhau đáng kể, tạo điều kiện cho đối lưu phát triển. - Phải có sự làm lệch hướng của các dòng khí (lực côriôlic) do sự quay của trái đất. Lực đó phải đủ lớn để tạo nên xoáy thuận (vĩ độ không nhỏ hơn 50 bắc hoặc nam). Đối với các xoáy thuận nhiệt đới hoàn thiện, khí áp ở tâm thường xuống thấp 980-950mb, có một số trường hợp dưới 930mb. Đường kính xoáy thuận vào khoảng 100-300NM, song đôi khi lớn hơn. Gradien khí áp ở vùng gần trung tâm xoáy thuận có thể lớn tới 20-25mb/1° kinh tuyến. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện gió bão, đạt tới 60-80m/s, thỉnh thoảng lớn hơn 100m/s. Như trong Typhoon "Iđa" (ở tây Thái bình dương ngày 23/9/1958) đã đo được tốc độ gió tới 113m/s.

3. Vùng phát sinh xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở cả hai bán cầu, trong vành đai vĩ độ giữa 50 và 20° vĩ bắc (hoặc nam), chủ yếu là trên biển và đại dương; nơi mà nhiệt độ nước bề mặt cao, sự bốc hơi mạnh, tạo ra được vùng nhiễu động áp thấp. Đôi khi xoáy thuận nhiệt đới hình thành trên lục địa. Nh ư theo số liệu quan trắc của vệ tinh nhân tạo cho biết, có sự phát sinh xoáy thuận nhiệt đới ở châu Phi. Nhưng để phát triển thành bão mạnh thì chỉ có ở trên bề mặt biển. Phần lớn xoáy thuận nhiệt đới hình thành trong mùa nóng của năm, từ tháng 4 đến tháng 11, vẫn quan sát thấy xoáy thuận nhiệt đới trong mùa lạnh, nhưng thường có cường độ yếu hơn. Sau đây dẫn ra một số vùng biển (đại dương) hàng năm thường xuyên quan sát thấy xoáy thuận nhiệt đới và tên địa phương của chúng.

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024
Các vùng biển hay có xoáy thuận nhiệt đới và tên riêng của chúng

4. Đường đi chính và tốc độ dịch chuyển trung bình của xoáy thuận nhiệt đới Xoáy thuận nhiệt đới, ban đầu thường dịch chuyển về phía tây, rồi tây bắc, với tốc độ không lớn (10á20km/h). Hướng này được chế ngự bởi dòng dẫn của không khí miền nhiệt đới đều từ h ướng đông. Về sau, ở các vĩ độ lớn hơn tốc độ chuyển động của xoáy thuận nhiệt đới tăng lên đến 30-40km/h và lớn hơn. Trong vành đai vĩ độ khoảng 15-30° xoáy thuận nhiệt đới thay đổihướng dịch chuyển, lệch sang bắc và thậm chí sang đông bắc, ở bắc bán cầu hoặc nam rồi đông nam, ở nam bán cầu. Đây chỉ là sơ đồ tổng quát h ướng đi của tâm xoáy thuận nhiệt đới. Trên thực tế, không phải bao giờ cũng đúng như vậy, mà rất thất thường. Sự chuyển hướng phức tạp của xoáy thuận nhiệt đới phụ thuộc vào sự phân bố khí áp chung, tồn tại trong thời gian đó. Hướng dịch chuyển này thường có xu thế uốn cong xung quanh một xoáy nghịch phó nhiệt đới. Một vùng khí áp cao, có thể làm trở ngại đến sự dịch chuyển của xoáy thuận nhiệt đới, khi cường độ của nó đủ lớn có thể làm cho h ướng đi thay đổi. Sự di trú theo mùa của các vùng áp cao phó nhiệt đới là nguyên nhân làm cho điểm uốn (Vertex) xê dịch một cách phù hợp về phía Bắc hoặc Nam so với vĩ độ trung bình của nó. Trên hình vẽ dẫn ra một số hướng đi thường gặp của xoáy thuận nhiệt đới, mà theo nó có thể nhận rõ các vùng biển (đại d ương) thường phát sinh ra chúng. Khi đến vùng vĩ độ trung bình, xoáy thuận dần dần đ ược làm đầy và chuyển động chậm lại. Tuy nhiên, trong tr ường hợp gặp phải không khí lạnh hơn, nó được hồi sinh, dẫn đến sự xuống sâu của nó, tăng tốc độ chuyển động, mở rộng vùng gió bão... Và cũng nh ư xoáy thuận ngoại nhiệt đới, nó có thể tiến lên các vĩ độ cao hơn. Còn khi vào đến đất liền, thì nó yếu đi nhanh chóng và tắt dần.

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024
Sơ đồ hướng đi chính của tâm xoáy thuận nhiệt đới

5. Thời tiết trong xoáy thuận nhiệt đới Thời gian hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới đ ược tính từ lúc nó mới hình thành, tức là bắt đầu hội tụ của mây tích, mây ti tích, áp suất giảm nhẹ trên một diện rộng, cho đến khi nó tan rã hoàn toàn. Theo từng giai đoạn phát triển của xoáy thuận nhiệt đới, điều kiện thời tiết cũng rất khác nhau. Tuỳ thuộc vào tốc độ gió ở vùng gần tâm, ng ười ta phân chia xoáy thuận nhiệt đới thành 4 loại chính: 1 - áp thấp nhiệt đới (tropical depresion) với tốc độ gió dưới 17m/s (dưới 33 nơ) hoặc dưới cấp 7. 2 - bão nhiệt đới vừa (tropical storm), với tốc độ gió từ 17-24m/s (từ 33-47 nơ) hoặc từ cấp 8 - 9. 3 - bão nhiệt đới mạnh (severe tropical storm) với tốc gió từ 25-32m/s (từ 49-64 nơ) hoặc từ cấp 10-11. 4 - bão nhiệt đới cực mạnh (typhoon, hurricane) với tốc độ gió trên 32m/s ( trên 64 nơ), cấp 12 trở lên. Dưới đây là những biểu hiện về thời tiết trong các giai đoạn phát triển của xoáy thuận nhiệt đới: - Giai đoạn áp thấp nhiệt đới: các khối mây dày đặc thêm, đó là mây vũ tích và mây Ti. Trên bản đồ thời tiết mặt đất thể hiện vài ba đường đẳng áp khép kín. Khu vực miền đông của áp thấp có mưa rào địa phương, tốc độ gió ở đây đạt đến 17m/s, còn miền tây của áp thấp tốc độ gió nhỏ hơn (10-12m/s). - Giai đoạn bão nhiệt đới vừa: tồn tại hệ thống mây vũ tích rất dày đặc. Hệ thống mây dày bắt đầu có một đường hình xoắn ốc, sau đó là một loạt các giải mây xoắn hội tụ lại ở tâm theo những đ ường dòng. Trên bản đồ thời tiết một số đường đẳng áp khép kín đồng tâm, gradien khí áp lớn. Xuất hiện vùng mưa rào, với cường độ lớn ở phần đông và đông bắc của xoáy thuận, có giông tố, vùng gió mạnh và gió bão đ ược mở rộng (tốc độ gió đạt tới 32m/s). - Giai đoạn bão mạnh và cực mạnh: tồn tại một hệ thống mây dày đặc quánh hội tụ dạng đĩa với đường viền mép ngoài rõ nét, các giải xoắn ốc của mây vũ tích được tản ra khỏi khối chính ở vùng tâm. Thông th ường còn thấy được một vùng tối ngay giữa tâm của khối mây, ng ười ta gọi đó là "mắt bão" trời quang mây gió nhẹ. Trên bản đồ thời tiết một hệ các đ ường đẳng áp khép kín đồng tâm (ở gần trung tâm xoáy thuận các đ ường đẳng áp dày sít đến nỗi không thể vẽ rõ được chúng); gradien khí áp rất lớn có thể đạt tới 15-20mb/10 kinh tuyến. Tốc độ gió lớn đến giá trị cực đại. Sóng biển rất dữ dội và vô trật tự. Đặc điểm thời tiết bão (typhoon) có thể kéo dài đến 5 -7 ngày. - Giai đoạn xoáy thuận nhiệt đới tan rã: dần mất đi những đặc điểm đặc trưng trong sự phân bố của mây, mưa và gió. Độ dày của mây Ti giảm, từng phần một biến mất, khối mây trung tâm dạng đĩa tan rã và không cònđường nét rõ ở viền ngoài. Trên bản đồ thời tiết lượng các đường đẳng áp khép kín giảm, gradien khí áp trở lên nhỏ, gió yếu.

6. Các dấu hiệu đến gần của xoáy thuận nhiệt đới Người điều khiển tàu biển khi đang hoạt động ở những vùng biển, nơi có thể gặp xoáy thuận nhiệt đới, cần chú ý theo dõi diễn biến của thời tiết, sao cho sớm khám phá ra được sự đến gần của chúng và dự kiến những phương án cần thiết để giảm thiệt hại cho tàu. Các dấu hiệu đến gần của xoáy thuận nhiệt đới có thể là các hiện t ượng sau đây: 1 - Sự xuất hiện sóng lừng từ hướng không trùng với hướng gió thực. Sóng lừng di chuyển nhanh hơn xoáy thuận nhiệt đới, khi quan sát thấy sóng này, chứng tỏ tâm của xoáy thuận còn cách xa 400 á500NM. Ngoài khơi xa đại dương hướng truyền sóng lừng gần đúng với h ướng tới tâm xoáy thuận. Song, khi có các hải đảo hoặc gần bờ thì h ướng sóng không còn chỉ đúng hướng tới vị trí xoáy thuận nhiệt đới nữa. Càng gần typhoon (bão) thì mặt nước biển càng trở nên dữ dội hơn. 2 - Khí áp ban đầu giảm ít, về sau giảm mạnh hơn. 3 - Xuất hiện các loại mây Ti (Ci), Ti tích (Cc) dồn tụ lại một điểm trên chân trời. Điều này cho biết xoáy thuận nhiệt đới sẽ xuất phát từ đó. Sau mây Ti là mây vũ tích dày xuất hiện. Cường độ gió tăng dần. 4 - Sự phóng điện trong khí quyển mạnh, gây nhiễu lớn trong các máy thu vô tuyến. Cường độ phóng điện mạnh nhất quan sát thấy trong h ướng tới vị trí xoáy thuận. 5 - Màu sắc bầu trời chói lọi vào lúc bình minh và hoàng hôn. Tuy nhiên nên nhớ rằng không phải bao giờ sự đến gần của xoáy thuận nhiệt đới cũng có thể xác định chính xác theo các dấu hiệu kể trên. Ví dụ như, hướng là tốc độ gió trong kết quả của các quá trình đối l ưu, thường có thể khác với sự phân bố hướng và tốc độ gió trong sơ đồ kinh điển của xoáy thuận. Vì thế, cần phải chú ý theo dõi, quan trắc những thay đổi của thời tiết, các bản tin dự báo thời tiết biển, dự báo bão đ ược phát đi từ các cơ sở dịch vụ thời tiết cho tàu biển bằng máy thu thanh, bằng facsimile và các loại máy thu VTĐ khác. Điều đó cũng rất cần, thậm chí khi xoáy thuận nhiệt đới hãy còn rất xa tàu, và nên tính đến khả năng thay đổi h ướng đi, tốc độ dịch chuyển của nó.

7. Hành động của thuyền trưởng khi có dấu hiệu đến gần của xoáy thuận nhiệt đới Mục đích của người đi biển là không để tàu lọt vào gần tâm xoáy thuận nhiệt đới. Bằng các dấu hiệu tự nhiên, nh ư tình trạng mây, sóng lừng, màu sắc bầu trời, cũng như nhờ số chỉ của khí áp kế, các bản tin dự báo thời tiết biển, dự báo bão, thuyền trưởng có thể biết được tàu mình đang ở đâu so với vị trí tâm xoáy thuận. Trước khi quyết định một hành động tránh xoáy thuận, thuyền trưởng cần biết: phương vị và nếu có thể cả khoảng cách đến tâm của nó, bán vòng mà tàu đang nằm, đường di chuyển có thể của xoáy thuận nhiệt đới. Vì mục đích an toàn, vùng ảnh hưởng của thời tiết bão được chia ra làm hai bán vòng: "bán vòng nguy hiểm" và "bán vòng hàng hải". "Bán vòng nguy hiểm"còn được chia ra hai phần tư: "phần tư nguy hiểm nhất "và "phần tư nguy hiểm”.

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024
Sự phân chia các phần tư nguy hiểm trong bão (ở bắc bán cầu). Vòng tròn - ranh giới vùng ảnh hưởng của thời tiết bão. Phần tư I - Phần tư nguy hiểm nhất. Phần tư II - Phần tư nguy hiểm. Phần tư III + IV - Bán vòng ít nguy hiểm (bán vòng thông tàu)

Nằm ở góc bên phải phía trước (đối với bắc bán cầu) và bên trái phía trước (nam bán cầu) được gọi là phần tư nguy hiểm nhất, vì ở đó là nơi mà tàu bè bị sóng, gió đẩy mạnh vào tâm bão; cũng là nơi đón tâm bão sẽ đi tới. Nằm ở bên trái đối với bắc bán cầu và bên phải nam bán cầu so với h ướng đi tâm bão được gọi là bán vòng thông tàu, vì ở đây vị trí tâm bão càng ngày có chiều hướng đi xa vị trí tàu. Khi tàu còn xa bão, có thể xác định vùng có tâm bão theo quy tắc Buy Ballot. Nội dung của quy tắc này nh ư sau: nếu đứng quay lưng về phía gió thổi tới thì vùng có tâm bão nằm ở bên trái phía trước, đối với bắc bán cầu, còn bên phải phía trước, đối với nam bán cầu. Còn để xác định bán vòng mà tàu đang hoạt động, cần thiết phải quan trắc gió (h ướng và tốc độ) và đo khí áp. Kết quả quan trắc cho biết, tàu đang ở một trong các tr ường hợp sau đây : 1. Nếu khí áp giảm, gió tăng lên, hướng gió lệch dần sang phải (theo chiều kim đồng hồ), thì tàu đang đến gần và ở bên phải của đ ường đi tâm bão (hình 45, a, b vị trí I). 2. Cũng các điều kiện như thế, nhưng hướng gió lệch sang trái (ngược chiều kim đồng hồ), chứng tỏ tàu đến gần và ở bên trái đ ường đi tâm bão (hình 45 a, b vị trí II). 3. Nếu hướng gió không đổi, còn khí áp giảm và tốc độ tăng dần, thì tàu đến gần và nằm đúng trên đường đi tâm bão đi (hình 45, a, b, vị trí III). Cần nhớ rằng, hướng gió nghiêng với tiếp tuyến của đ ường đẳng áp tròn ngoài cùng một góc khoảng 450 và càng vào gần tâm bão, góc nghiêng càng nhỏ, đến đường đẳng áp trong cùng, hướng gió gần trùng với tiếp tuyến của nó.

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024
Sơ đồ tránh bão khi sớm phát hiện ra nó

  1. Đối với bắc bán cầu; b) Đối với nam bán cầu

Khi đã biết được tàu đang ở một trong 3 trường hợp trên, có thể áp dụng nguyên tắc chung sau đây để điều động tàu ra xa tâm bão. Đường gạch đứt nét chỉ hướng tàu cần đi tới.

  1. Đối với bắc bán cầu: trường hợp tàu nằm bên trái hoặc đúng hướng đi tâm bão: vị trí II và III, cần thay đổi tiến trình tàu chạy sao cho gió thổichếch phải (lái phải hướng gió). Còn khi tàu nằm bên phải (vị trí I) phải dẫn tàu về hướng sao cho gió thổi vát phải (mũi phải hướng gió).
  2. Đối với nam bán cầu: trường hợp tàu nằm bên phải hoặc đúng hướng đi tâm bão (vị trí I và III), cần thay đổi tiến trình sao cho gió thổi chếch trái (lái trái hướng gió). Còn khi tàu ở bên trái (vị trí II) phải dẫn tàu về hướng, sao cho gió thổi vát trái (mũi trái hướng gió). Trong tất cả các trường hợp kể trên, cứ để tàu đi cho đến khi không còn thấy khí áp tăng lên nữa. Đối với từng trường hợp cụ thể của tàu nằm trong vùng ảnh h ưởng mạnh của thời tiết bão, có thể dùng sơ đồ điều động tàu sau đây.

Bán khí áp là gì kế hiện số năm 2024
Các trường hợp điều động tàu trong ảnh hưởng của thời tiết bão nhiệt đới

Trường hợp A: tàu gần phần tư nguy hiểm nhất (I) và tin chắc có thể cắt ngang qua trước khi tâm bão đến (hình A), cần để gió thổi chếch phải và giữ hướng tàu vuông góc với đường đi tâm bão nhằm vượt hẳn sang bán vòng hàng hải (IV). Trường hợp B: còn nếu khó lòng v ượt trước bão, cần cho tàu đổi hướng chạy để gió thổi vát trái và theo khả năng lùi xa dần khỏi tâm bão (hình B). Trường hợp C: không thể ra xa tâm bão thì phải giữ tàu trong hướng ngược sóng bằng cách cho máy hoạt động hết cỡ (hình C - C'). Trường hợp D: Khi tàu ở phần tư II (bên phải phía sau) nên đổi hướng sang trái và để gió thổi chếch phải (hình D). Trường hợp E: Tàu nằm ở phần IV (bên trái phía trước) cứ cho tàu đi thẳng để xa dần tâm bão, lúc này gió thổi chếch phải (hình E). Trường hợp F: Tàu ở bên trái phía trước IV nhưng gần tâm bão không thể giữ hướng vuông góc với đường bão đi, nên giữ hướng tàu để gió thổi vát phải và giữ tiến trình đó chờ tâm bão đi qua (hình F - F '). Trường hợp G: Tàu ở phần tư III (bên trái phía sau), thay đổi hướng sang phải để gió thổi chếch trái (hình G). Trường hợp H: Tàu bị đẩy ra sau tâm bão, ở trạng thái trôi nổi, để gió thổi vát trái và cứ giữ như thế chờ tâm bão đi xa (hình H). Hiển nhiên là không nên mù quáng tin vào các sơ đồ kinh điển của sự điều động tránh bão được hướng dẫn trong các cẩm nang hàng hải (cũng như các sơ đồ nêu trên đây). Việc điều động tàu tránh bão cần được thực hiện bằng sự kết hợp giữa các điều kiện khí tượng cụ thể, với hoàn cảnh hàng hải hiện tại. Sau khi hoàn thành việc điều động, vẫn phải tiếp tục và cẩn thận quan sát tiến triển của thời tiết ở vùng tàu hoạt động, để kịp thời chỉnh lí và thay đổi cách điều động.