Phiếu bài tập tiếng việt lớp 5 tuần 7 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Giải câu 1, 2 bài Chính tả - Tuần 7: Dòng kinh quê hương trang 40, 41 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Điền một vần thích hợp với cả 3 chỗ trống dưới đây :

Xem lời giải

Em sắp xếp các sự việc sau sao cho đúng thứ tự các sự việc diễn ra trong câu chuyện Những người bạn tốt?

(1) A-ri-ôn là một nghệ nổi tiếng ở Hy Lạp. Trong một cuộc thi ca hát, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá.

(2) Trên con thuyền trở về đất liền, ông không may bị bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật rồi đòi giết ông.

(3) Bọn thủy thủ trở về, bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo, đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra, vua liền sai quân trị tội bọn cướp và thả tự do cho A-ri-ôn

(4) Đàn cá heo nghe thấy tiếng hát mê say liền bơi tới thưởng thức, khi nghệ sĩ nhảy xuống biển chúng cứu ông rồi đưa về đất liền.

(5) Trước khi từ giã cõi đời, A-ri-ôn xin bọn chúng được hát bài hát ông yêu thích, đến đoạn say mê nhất ông nhảy xuống biển.

(6) A-ri-ôn trở về đất liền tâu với đức vua toàn bộ sự việc, vua không tin liền sai giam ông lại.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà? Khoanh tròn vào chữ cái trước những đáp án mà em cho là đúng?

  1. Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình
  1. Sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông.
  1. Sự gắn bó, hòa quện giữa con người với thiên nhiên.
  1. Tiếng đàn ba-la-lai ca rất hay và cô gái Nga đánh đàn cũng rất xinh

Câu 3:

Gạch dưới tiếng đánh sai dấu thanh trong câu sau và sửa lại cho đúng:

  1. Người dân không nên lấn chíêm viả hè
  1. Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi

Câu 4:

Dấu thanh được đánh trên đầu chữ cái i trong trường hợp nào

  1. mia
  1. tai
  1. tươi
  1. tiên

Câu 5:

Ý nghĩa của câu chuyện Cây cỏ nước Nam?

  1. Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
  1. Khuyên người ta nên giữ gìn vệ sinh môi trường
  1. Khuyên người ta nên dùng thuốc Nam chữa bệnh, không nên dùng thuốc Tây
  1. Cả A và B đều đúng

Câu 6:

Khoanh tròn vào từ có nghĩa gốc trong mỗi nhóm sau đây:

  1. bút lưỡi gà, trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu.
  1. mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm, mũi chỉ, mũi giày.
  1. đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc.
  1. tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai.

Câu 7:

Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A

B

1. Khai giảng

  1. Lời mở đầu cho một buổi lễ

2. Khai bút

  1. Ngày đầu tiên của một năm học

3. Khai xuân

  1. Bắt đầu viết lần đầu tiên vào năm mới

4. Khai mạc

  1. Ngày làm việc đầu tiên của một năm

Câu 8:

Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc

  1. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân
  1. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng
  1. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ
  1. Chiếc xe đạp này, phanh ăn thật đấy

Câu 9:

Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa gốc?

  1. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi ra ngoài.
  1. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
  1. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
  1. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ

Câu 10:

Lập dàn ý miêu tả cảnh một vùng biển

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Thứ tự đúng của câu chuyện là

(1) A-ri-ôn là một nghệ nổi tiếng ở Hy Lạp. Trong một cuộc thi ca hát, ông đạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá.

(5) Trước khi từ giã cõi đời, A-ri-ôn xin bọn chúng được hát bài hát ông yêu thích, đến đoạn say mê nhất ông nhảy xuống biển.

(2) Trên con thuyền trở về đất liền, ông không may bị bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật rồi đòi giết ông.

(4) Đàn cá heo nghe thấy tiếng hát mê say liền bơi tới thưởng thức, khi nghệ sĩ nhảy xuống biển chúng cứu ông rồi đưa về đất liền.

(6) A-ri-ôn trở về đất liền tâu với đức vua toàn bộ sự việc, vua không tin liền sai giam ông lại.

(3) Bọn thủy thủ trở về, bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo, đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra, vua liền sai quân trị tội bọn cướp và thả tự do cho A-ri-ôn

Đáp án đúng là: (1), (5), (2), (4), (6), (3)

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà:

  1. Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình
  1. Sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông.
  1. Sự gắn bó, hòa quện giữa con người với thiên nhiên.

Câu 3:

  1. Người dân không nên lấn chíêm viả hè.

Sửa lỗi: chíêm -> chiếm; viả -> vỉa

  1. Mùa hè này tôi sẽ được đi bỉên chơi.

Sửa lỗi: bỉên -> biển

Câu 4:

Dấu thanh được đánh trên đầu chữ cái i trong trường hợp của tiếng mia

Đáp án đúng: A. mia

Câu 5:

Ý nghĩa của câu chuyện Cây cỏ nước Nam: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

Đáp án đúng: A.

Câu 6:

Những từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm đó là:

  1. lưỡi lợn
  1. mũi lõ
  1. đầu tóc, đầu bạc
  1. tai thính, nem tai

Câu 7:

1 - b: Khai giảng - Ngày đầu tiên của một năm học

2 - c: Khai bút - Bắt đầu viết lần đầu tiên vào năm mới

3 - d: Khai xuân - Ngày làm việc đầu tiên của một năm

4 - a: Khai mạc - Lời mở đầu cho một buổi lễ

Câu 8:

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật là:

Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa chuyển, là các câu

+Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân

+Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng

+Chiếc xe đạp này, phanh ăn thật đấy

Đáp án đúng: C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ

Câu 9:

Câu mà từ đi được dùng với nghĩa gốc là: Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.

Đáp án đúng: C.

Câu 10:

(Dàn ý lựa chọn miêu tả cảnh biển vào buổi sáng)

MB

- Giới thiệu cảnh biển em định tả

- Em được tới đó vào dịp nào? Cùng với ai

TB

- Tả bao quát: Cảnh biển có điều gì đáng chú ý, mặt biển, bầu trời, bãi cát

- Tả từng chi tiết: Vào từng thời điểm cảnh biển có gì đặc biệt

+Buổi sáng

Khi mặt trời còn chưa ló rạng: Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt? Có thấy xuất hiện con người không?

Khi mặt trời dần dần xuất hiện: Mặt trời ra sao? Bầu trời như thế nào? Mặt nước biển có gì đặc biệt không? các sự vật và con người có sự thay đổi gì?

Khi mặt trời đã lên cao: Bầu trời lúc này ra sao? Hoạt động của con người trở nên nhộn nhịp như thế nào?