Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024

Phụ nữ có kế hoạch mang thai và đang mang thai được khuyến cáo bổ sung các loại vitamin cho bà bầu cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy trong thai kỳ bà bầu cần bổ sung những loại vitamin nào? ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Thông tin Y khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024

Vitamin cho bà bầu là gì?

Vitamin cho bà bầu là thực phẩm bổ sung dành cho phụ nữ đang mang thai nhằm cung cấp cho cơ thể những vitamin và khoáng chất quan trọng đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia Sản khoa khuyến khích nên bắt đầu bổ sung vitamin cho bà bầu từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như khi đang mang thai.

So với các loại vitamin tổng hợp thông thường, vitamin cho bầu sẽ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu sẽ sử dụng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ chế độ ăn uống để khỏe mạnh. Thai nhi trong bụng cũng sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn so với mang đơn thai. (1)

Một chế độ ăn uống khoa học đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vitamin và khoáng chất trong thai kỳ, nhưng mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, để việc sử dụng vitamin cho bà bầu đúng cách và hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ thực phẩm chức năng nào trong thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Có bầu không nên ăn gì?

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024
Vitamin bầu giúp mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng còn thiếu hụt từ chế độ ăn uống để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh

Lợi ích của việc bổ sung vitamin cho bà bầu

Trong thai kỳ, vitamin không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu, mà còn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ duy trì được chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm thực phẩm, cơ thể sẽ được cung cấp lượng vitamin bầu cần thiết để thai nhi phát triển.

Nhưng nếu mẹ có chế độ ăn uống không cân đối, nghèo nàn các nhóm chất, lượng vitamin hấp thu từ thực phẩm thấp sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất, gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai kỳ. Do đó, bổ sung thêm vitamin cho mẹ bầu là việc làm cần thiết để bù đắp lại những thiếu hụt dưỡng chất từ chế độ ăn uống.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bác sĩ Duy Tùng chia sẻ, vitamin cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để quá trình chuyển hóa được duy trì ổn định, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Việc bổ sung vitamin trong thai kỳ đúng cách sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi hơn, phòng tránh được các biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai như viêm nhiễm, thai chậm phát triển, sinh non…

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024

Đồng thời, bổ sung vitamin cho bà bầu cũng sẽ mang lại cho thai nhi sự phát triển toàn diện, ngăn ngừa được các dị tật bẩm sinh, tạo ra nền tảng cho thai nhi phát triển trí não khi sinh ra và lớn lên. Vì thế, các chuyên gia Sản khoa luôn khuyến khích mẹ bầu bổ sung một số loại vitamin cần thiết trong thai kỳ.

Những khoáng chất và vitamin bầu quan trọng nhất

Dưới đây là một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ và ngay cả khi có kế hoạch mang thai: (2)

1. Acid folic

Acid folic (còn gọi là vitamin B9) là một loại vitamin nhóm B mà mọi tế bào trong cơ thể cần có để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bổ sung acid folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống của thai nhi, gọi là dị tật ống thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy mẹ bầu bổ sung acid folic sẽ giúp ngăn ngừa dị tật tim và dị tật bẩm sinh ở miệng của thai nhi (sứt môi và vòm miệng).

Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, chị em hãy bổ sung acid folic với liều lượng 400 microgam (mcg) mỗi ngày, lý tưởng nhất là bắt đầu bổ sung ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. ()

Khi mang thai, hãy uống vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa 600 mcg acid folic. Đọc kỹ thành phần sản phẩm vitamin tổng hợp để biết hàm lượng của acid folic trong viên thuốc.

Trường hợp có tiền sử hoặc có nguy cơ cao sinh con bị dị tật ống thần kinh, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng acid folic phù hợp. Một số trường hợp có thể bổ sung lên đến 4.000 mcg acid folic mỗi ngày để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

2. Sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần có để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin – một loại protein giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Mẹ bầu sẽ cần lượng sắt gấp đôi so với trước khi mang thai để tạo ra nhiều máu hơn và mang oxy đến cho thai nhi. Thai nhi trong bụng cũng cần sắt để tạo ra máu của chính mình.

Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu, khiến thai nhi chậm phát triển, sinh non, trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh thấp, nguy hiểm hơn là tăng tỷ lệ tử vong ở mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ khoáng chất này.

Khi mang thai, mẹ sẽ cần đến 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày. Ở điều kiện Việt Nam, tình trạng thiếu máu thiếu sắt cao hơn, do đó Bộ Y Tế khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 60mg sắt ngay khi có thai. Hầu hết các vitamin cho bà bầu đều có lượng sắt này. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm chất sắt từ các nguồn thực phẩm.

3. Canxi

Canxi cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ tránh bị mất mật độ xương vì thai nhi sẽ sử dụng canxi để phát triển xương của chính mình. Thai nhi cũng sử dụng canxi để phát triển răng, tim, cơ và dây thần kinh.

Nếu mẹ bị thiếu hụt canxi khi mang thai sẽ tăng nguy cơ bị loãng xương, hư răng, tiền sản giật…; thai nhi bị ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, tăng nguy cơ còi xương…

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung 1.200 mg canxi mỗi ngày bằng cách uống vitamin bầu và hấp thụ từ các loại thực phẩm giàu canxi.

4. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể mẹ hấp thu canxi, nếu không có vitamin này dù mẹ có ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hoặc uống thuốc bổ sung không cũng đủ lượng canxi cần thiết. Vitamin D còn giúp các dây thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ hoạt động tốt, chống lại sự nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, vitamin D cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Nếu thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ bị còi xương khi còn trong bụng mẹ.

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung 800 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày. Một số loại thực phẩm chứa vitamin D tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên lượng vitamin trong thực phẩm rất ít. Mẹ nên bổ sung loại vitamin này bằng thuốc và các thực phẩm chức năng.

Các chất bổ sung khác trong thai kỳ

Một số chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện sức khỏe thai kỳ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn mẹ cần thêm chất bổ sung nào, chẳng hạn như: (3)

1. Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 bao gồm Docosahexaenoic acid (DHA) và Eicosapentaenoic acid (EPA) cần thiết trong thai kỳ để phát triển trí não và mắt của thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể làm giảm nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Vì thế, nếu mẹ không ăn nhiều loại thực phẩm giàu omega-3 hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, không phải loại vitamin bầu nào cũng chứa DHA. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sản phẩm bổ sung phù hợp.

2. I-ốt

I-ốt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần để tạo ra hormone tuyến giáp, giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Khi mang thai, mẹ cần bổ sung i-ốt để giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Thiếu i-ốt có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu, thai nhi tăng nguy cơ bị chậm phát triển thể chất, khuyết tật tâm thần nặng hoặc mất thính lực (điếc).

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung 220 mcg i-ốt mỗi ngày. Không phải tất cả các loại vitamin cho bà bầu đều chứa i-ốt, vì vậy mẹ nên hấp thu thêm từ nguồn thực phẩm có chứa i-ốt. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn trong trường hợp mẹ cần bổ sung thêm i-ốt.

3. Choline

Choline là dưỡng chất cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ để thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Mặc dù cơ thể mẹ có thể tự tạo ra một lượng choline, nhưng phần lớn chất dinh dưỡng này được hấp thu từ thực phẩm.

Choline không có trong tất cả các loại vitamin cho mẹ bầu. Nếu mẹ lo lắng chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến không hấp thu đủ lượng choline cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung thích hợp.

4. Protein

Protein (còn gọi là chất đạm) rất cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của thai nhi, đặc biệt là não bộ; tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Ngoài ra, protein còn giúp phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) là mẹ nên bổ sung tối thiểu khoảng 60 – 90 gram (g) protein mỗi ngày.

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung vitamin bầu đúng cách và an toàn

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi bổ sung vitamin

Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu đối với có thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Việc hấp thu dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm thường không đủ, do đó phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm các loại vitamin cho mẹ bầu. (4)

Tuy nhiên, việc lạm dụng vitamin, thiếu hay thừa các vi chất đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Liều cao của một số loại vitamin có thể gây hại, chẳng hạn như bổ sung dư thừa vitamin A khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi.

“Thai phụ không nên tự mua các sản phẩm vitamin về sử dụng, cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn bổ sung vitamin với liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như ở từng giai đoạn phát triển của thai nhi, tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra”, bác sĩ Duy Tùng khuyến cáo.

Có nên uống vitamin bầu tổng hợp không?

Câu trả lời là CÓ. Vitamin tổng hợp là sự kết hợp của nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, thường ở dạng viên nén. Một số loại vitamin bầu tổng hợp sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu vitamin của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vitamin tổng hợp không thể thay thế cho một chế độ ăn uống khoa học. Vì thế, mẹ cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ngay cả khi bổ sung vitamin tổng hợp.

Một số loại vitamin bầu tổng hợp có thể gây buồn nôn, nôn ở mẹ bầu vốn đã có triệu chứng ốm nghén. Khi gặp tình trạng này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn đổi sang loại vitamin khác phù hợp hơn.

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào lúc nào năm 2024
Bên cạnh việc bổ sung vitamin cho bà bầu, mẹ cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng

Hướng dẫn bà bầu uống vitamin đúng cách và an toàn

Uống vitamin bầu khi nào tốt nhất là vấn đề được đông đảo mẹ bầu quan tâm. Bác sĩ Duy Tùng cho biết, mỗi loại vitamin sẽ có thời điểm sử dụng để cơ thể hấp thu tốt nhất. Chẳng hạn như:

  • Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống vitamin B là buổi sáng sau khi thức dậy. Uống vitamin lúc đói sẽ giúp hấp thu dưỡng chất này tốt hơn. Vitamin B có xu hướng làm tăng năng lượng, do đó mẹ không nên uống quá muộn trong ngày bởi có thể gây khó ngủ.
  • Các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K được dự trữ trong gan và mô mỡ của cơ thể, do đó không cần phải bổ sung thường xuyên.
  • Vitamin C khá an toàn khi sử dụng với liều lượng được khuyến cáo. Vì cơ thể không dự trữ vitamin C, nên mẹ có thể bổ sung vitamin C hàng ngày với lượng nhỏ trong suốt cả ngày.
  • Chất sắt có thể gây táo bón trong thai kỳ. Để phòng ngừa tình trạng táo bón, mẹ nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây như chuối, táo, quả mọng… và uống nhiều nước. Đồng thời, nên tập thể dục với cường độ vừa phải khoảng 2,5 giờ mỗi tuần. Trong trường hợp cần thiết có thể uống thêm thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung vitamin bầu đúng liều lượng, đảm bảo việc bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kỳ đúng cách và an toàn.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát quan trọng được bác sĩ chỉ định, bổ sung đúng cách vitamin và các dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ, tiêm ngừa các mũi vắc xin quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây nhiễm cho thai nhi…

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia – bác sĩ Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là những thông tin tổng quan về vitamin cho bà bầu. Tóm lại, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung vitamin bầu đúng cách và an toàn nhất, đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ và sự phát triển của thai nhi!

Vitamin tổng hợp Blackmore cho bà bầu uống khi nào?

Bổ sung vitamin, dưỡng chất, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Người lớn: Dùng 2 viên/ngày sau bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Không dùng quá lượng axit folic được chỉ định.

Vitamin bầu uống lúc mấy giờ?

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, mẹ bầu nên uống các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa canxi vào sáng sớm, tốt nhất là sau khi ăn sáng từ 1 - 2 tiếng.

Nên bổ sung sắt và axit folic khi nào?

Ví dụ, axit folic và sắt thường nên uống sau bữa ăn để giảm nguy cơ gây kích ứng dạ dày và tăng khả năng hấp thu. Hạn chế việc nằm hay ngủ ngay trong vòng 30 phút sau khi uống viên sắt và axit folic để tối ưu hóa quá trình hấp thụ và sử dụng dưỡng chất.

Elevit cho bà bầu nên uống khi nào?

– Theo các chuyên gia y tế thì đối với vitamin Elevit mẹ bầu nên uống vào buổi sáng sau khi ăn sáng ít nhất 1 tiếng. Đây là khoảng thời gian cơ thể người mẹ có thể hấp thụ được đầy đủ các chất có trong Elevit giúp đạt hiệu quả tối đa. – Tránh uống thuốc Elevit khi đói vì có thể gây hại cho dạ dày.