Bảng đánh giá trẻ tăng động năm 2024

Không phải tất cả các triệu chứng này sẽ dễ thấy với người khác Người mắc ADHD thường sẽ có cách để che giấu các triệu chứng của họ, và khi làm vậy thì họ sẽ rất mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ.

Điểm mạnh của ADHD

Có thể hữu ích nếu nghĩ đến ADHD không chỉ như sự thiếu hụt hay rối loạn, mà là một “sự khác biệt”. Một số người xem một số khía cạnh trong vấn đề ADHD của họ như là điểm mạnh trong một số tình huống hoặc hoàn cảnh nhất định:

  • Tập trung cao - Một số người mắc ADHD thấy rằng họ có thể “siêu tập trung” vào những thứ họ quan tâm đến. Điều này có thể có nghĩa rằng họ rất hiểu biết về những chủ đề nhất định, hoặc làm việc rất năng suất khi họ cảm thấy có động lực và đam mê về vấn đề nào đó.
  • Ứng phó với khủng hoảng - Những người mắc ADHD khác nhận thấy họ ứng phó tốt hơn với khủng hoảng khi tình huống yêu cầu sự tập trung hoàn toàn của họ.
  • Sáng tạo - Khuynh hướng bị phân tâm có thể có nghĩa rằng người mắc ADHD khám phá ra các phương pháp tiếp cận thay thế và sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Một số người mắc ADHD có thể sử dụng những đặc điểm này làm lợi thế của họ. Những người khác có thể cần cơ chế hỗ trợ để phát triển trên những điểm mạnh này.

“Tôi đã quá chán với việc bị nói rằng tôi quậy phá, tôi thô lỗ, tôi luôn chen ngang. Mà không phải thực tế rằng tôi háo hức. Tôi quan tâm. Tôi hào hứng. Một cô giáo mà tôi nhớ là tuyệt vời lúc tôi đang ở trung học, đã nói rằng cô thích sự hăng hái của tôi, nhưng hãy kìm lại 5 phút . Điều đó đã khiến tôi cảm thấy dễ chịu”. Hameed

Làm thế nào để tôi biết liệu người quen của mình mắc ADHD không?

Bạn bè và gia đình có thể nhận ra các dấu hiệu của ADHD ở một người mà họ biết. Liên minh Nguồn lực ADHD Canada (CADDRA) có một danh sách hữu ích có thể chỉ ra người mà bạn biết mắc ADHD không được hỗ trợ:

  • Có khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp. Ví dụ, không quản lý tốt về thời gian, lỡ các cuộc hẹn, thường xuyên trễ và không hoàn thành các dự án.
  • Kết quả công việc hoặc học tập thất thường
  • Có khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận
  • Có khó khăn trong hôn nhân hoặc gia đình
  • Thiếu nề nếp sinh hoạt. Ví dụ, giờ ngủ thất thường
  • Khó khăn trong quản lý tài chính
  • Các hành vi nghiện như sử dụng các chất gây nghiện, nghiện mua sắm hoặc cờ bạc
  • Thường xuyên bị tai nạn do bất cẩn hoặc thiếu tập trung
  • Có vấn đề với việc lái xe, chẳng hạn như bị phạt quá tốc độ, tai nạn nghiêm trọng, hoặc bị tịch thu bằng lái
  • Phải giảm lượng công việc, hoặc có khó khăn trong việc hoàn thành hết các bài tập trong việc học.
  • Lòng tự trọng thấp, hoặc thành tích kém kinh niên

Người có người thân trực hệ mắc ADHD thì chính họ cũng có khả năng mắc ADHD hơn.

“Tôi tôn vinh bộ não của mình nhiều như tôi vật vã với nó. Sự cân bằng ở đây, đối với tôi, là quan trọng. Tôi phải mất nhiều năm, nhưng tôi có thể nhận ra các điểm mạnh của bản thân nhờ vào kiểu thần kinh của mình. Tôi sẽ không bị giới hạn ở “khiếm khuyết” Sự khác biệt của tôi là kinh nghiệm CỦA TÔI có được”. Clare

Có phải ADHD đang trở nên phổ biến hơn không?

Trong những năm gần đây, số lượng người được giới thiệu đến các dịch vụ liên quan đến ADHD khắp UK đã tăng lên. Có nhiều lý do có thể dẫn đến việc này, bao gồm:

  • nhận thức rộng rãi hơn trong quần chúng và giới chuyên môn y tế về ADHD
  • đại dịch COVID-19, nghĩa là môi trường làm việc và học tập đã thay đổi. Điều này có thể đã khiến các hành vi ADHD dễ nhận thấy hơn.

Nhiều người được giới thiệu đến đánh giá ADHD hơn là một điều tích cực, bởi vì điều đó có nghĩa là những người mắc ADHD có thể nhận được sự hỗ trợ mà họ cần. Những người có kết quả không mắc ADHD, nhưng lại có những nhu cầu hỗ trợ liên quan, cũng có thể nhận được sự giúp đỡ.

Một số người sai lầm cho rằng ADHD là “mốt” hoặc “tô điểm”. Thực ra, sự mô tả đầu tiên của bác sĩ về một chứng rối loạn giống với ADHD là vào thế kỷ 18. Tên gọi của chứng rối loạn đã thay đổi theo thời gian, nhưng những khó khăn giống vậy đã được mô tả mà chúng ta ngày nay nhận ra đó là ADHD.

Có sự thống nhất giữa các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khắp thế giới rằng ADHD là một chẩn đoán hợp lệ. Có các hướng dẫn rõ ràng mô tả cách chẩn đoán ADHD, và cách đánh giá, hỗ trợ và điều trị ADHD.

ADHD bắt đầu khi nào và nó thay đổi thế nào theo thời gian?

Trong thời thơ ấu

ADHD có thể bắt đầu bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và thường được chú ý lần đầu tiên đi học ở trường. Tuy nhiên, một số người có thể không trải nghiệm các khó khăn này cho tới tuổi trưởng thành, hoặc những khó khăn này có thể không được chú ý cho tới khi họ lớn hơn nhiều.

Mặc dù những người mắc ADHD có chung những triệu chứng phổ biến và “điển hình”, nhưng ADHD có thể trông khác nhau ở mỗi người. ADHD trông như thế nào có thể tùy thuộc vào những đặc điểm sau của từng người:

  • hoàn cảnh
  • tính cách
  • sự phù hợp với môi trường xung quanh
  • mức độ hỗ trợ và cơ chế
  • những trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống
  • giai đoạn trong cuộc đời.

Các triệu chứng tăng động và bốc đồng có khuynh hướng phổ biến hơn trong thời thơ ấu, và qua thời gian sẽ ít gây khó khăn hơn đối với một số người. Các triệu chứng giảm chú ý có khuynh hướng trở thành vấn đề ở tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Lớn lên

Thông thường khi người trẻ tuổi lớn lên, họ gặp nhiều khó khăn thử thách hơn và nhận được ít sự hỗ trợ hơn. Ví dụ, nếu một người nào đó sống ở nhà và nhận được nhiều sự hỗ trợ, thì chứng ADHD của họ có thể không gây ra vấn đề gì cho họ, cho tới khi họ chuyển ra khỏi nhà.

Người lớn trẻ tuổi mắc ADHD thường gặp những khó khăn thử thách mới, như là:

  • công việc và học tập
  • sống tự lập
  • các mối quan hệ
  • tài chính.

Ở tuổi trưởng thành

Trong suốt cuộc đời, những thử thách mới như việc làm cha làm mẹ có thể làm tăng thêm mức độ căng thẳng chung cho một người. Điều này có thể có nghĩa là chứng ADHD của họ gây ra nhiều thách thức hơn khi họ càng lớn tuổi.

Khi mức độ về nhu cầu và căng thẳng tổng thể tăng lên, những người mắc ADHD có khả năng gặp khó khăn hơn để theo kịp. Khi điều này xảy ra, họ có thể trở nên bị quá tải và không được khỏe. Có thể tránh được điều này bằng sự hỗ trợ thích hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin này ở mục hỗ thêm trong tài liệu này.

“Bác sĩ của tôi vừa mới báo cho tôi biết hôm qua...và bà ấy giới thiệu tôi đi thẩm định. Ngay bây giờ tôi đang xử lý những cảm xúc của mình về việc này. Tôi 38 tuổi - vấn đề này đã bị bỏ qua suốt cả cuộc đời tôi. Tôi chưa bao giờ có thể nói lên được cảm giác của mình cho tới bây giờ”. Rachael

Điều gì gây ra ADHD?

Đối với hầu hết người mắc ADHD, trạng bệnh gây ra bởi sự phối hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường.

  • Di truyền - Các yếu tố di truyền dẫn đến việc phát triển ADHD ở một người nào đó thường được hình thành từ nhiều khác biệt gen nhỏ chứ không phải từ chỉ một gen duy nhất.
  • Các yếu tố môi trường - các yếu tố môi trường có thể bao gồm những yếu tố như:
    • những khó khăn lúc còn trong bụng mẹ
    • biến chứng khi sinh
    • phơi nhiễm độc tố
    • thiếu dinh dưỡng
    • tổn thương não.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố di truyền và môi trường dẫn đến ADHD cũng được tìm thấy ở các bệnh trạng sức khỏe tâm thần và thể chất.

Có phải người mắc ADHD thì có khả năng mắc các bệnh trạng khác cao hơn không?

Nghiên cứu cho thấy các bệnh trạng về sức khỏe tâm thần và thể chất khác phổ biến hơn ở những người mắc ADHD. Các trị liệu này bao gồm:

  • lo âu
  • trầm cảm
  • rối loạn lưỡng cực

rối loạn sử dụng chất gây nghiện

  • béo phì
  • rối loạn ăn uống
  • dị ứng
  • hen suyễn
  • rối loạn giấc ngủ
  • tiểu đường
  • rối loạn tự miễn dịch, như là viêm khớp, vảy nến
  • tăng vận động khớp.

Làm thế nào để tôi có thể nhận được sự giúp đỡ nếu tôi nghĩ rằng tôi mắc ADHD?

Nếu bạn nghĩ rằng mình mắc ADHD và điều đó đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình, họ sẽ có thể giới thiệu bạn đến dịch vụ phù hợp nhất cho bạn. Thường đây sẽ là Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng, hoặc Dịch vụ Phát triển thần kinh chuyên biệt.

Đáng tiếc, chúng tôi biết một số người gặp khó khăn để được giới thiệu đi đánh giá ADHD. Điều này có thể là do thiếu kiến thức về ADHD ở người trưởng thành, hoặc do những khó khăn của họ được cho là do vấn đề khác gây ra. Ví dụ, một số người được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, hoặc rối loại sử dụng chất gây nghiện, trong khi điều này chỉ giải thích một phần khó khăn của họ. Khi điều này xảy ra, thì vấn đề ADHD cơ bản bị bỏ qua.

Chúng ta cũng biết rằng danh sách chờ được đánh giá có thể rất dài, có nghĩa là một số người phải chờ đợi một thời gian dài để được chẩn đoán. Phải chờ bao lâu thì còn phụ thuộc vào nơi bạn đang sinh sống.

ADHD được chẩn đoán như thế nào?

Bạn có thể đã sử dụng bảng câu hỏi hoặc bài kiểm tra để tìm hiểu xem mình có mắc ADHD không. Bảng câu hỏi có thể giúp ích trong quá trình đánh giá, nhưng ADHD chỉ có thể được chẩn đoán chính xác bằng:

  • một cuộc phỏng vấn toàn diện
  • một cuộc đánh giá dựa trên tham vấn

NICE (Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh) có hướng dẫnchẩn đoán ADHD. Bất kể bạn bạn đang ở đâu trong nước , việc đánh giá của bạn đều phải tuân theo các hướng dẫn này.

Một bảng báo cáo đánh giá kỹ lưỡng sẽ bao gồm tối thiểu những thông tin sau:

  • vai trò, bằng cấp, và kinh nghiệm của người đánh giá bạn
  • thảo luận về các triệu chứng ADHD của bạn và liệu các triệu chứng này có đáp ứng các tiêu chí để được chẩn đoán hay không. Điều này thường được hỗ trợ bởi các công cụ đánh giá và bảng hỏi đánh giá có hệ thống
  • một bảng đánh giá đầy đủ về sức khỏe tâm thần của bạn
  • thông tin về thời thơ ấu, sự phát triển, đi học, và khả năng thực hiện các chức năng trong các lĩnh vực đời sống hằng ngày của bạn.
  • đánh giá về bất kỳ các vấn đề nào về sức khỏe thể chất
  • thông về bạn từ những người biết bạn, đặc biệt là bạn đã như thế nào khi còn nhỏ, nếu có.

Các đánh giá tư nhân

Ngoài các dịch vụ của NHS, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đánh giá ADHD tư nhân.

Nếu bạn thực hiện việc đánh giá ở nơi khác, các dịch vụ ADHD Người lớn của NHS sẽ kiểm tra xem báo cáo đánh giá của bạn có bao gồm tất cả các chi tiết ở trên hay không trước khi nhận bạn vào dịch vụ NHS. Đó là do người kê đơn thuốc ADHD cần đảm bảo rằng họ có tất cả thông tin cần thiết để kê đơn an toàn và đúng trạng bệnh.

Vì ly do này, trước khi thực hiện đánh giá ở một nhà cung cấp dịch vụ, bạn nên đảm bảo rằng đánh giá đó sẽ được dịch vụ NHS tại địa phương bạn chấp nhận.

Tôi nên mong đợi điều gì sau khi phát hiện ra mình mắc ADHD?

Sau khi được chẩn đoán mắc ADHD, bạn có thể trải qua giai đoạn điều chỉnh. Bạn có thể trải qua các cảm xúc khác nhau, bao gồm:

  • Nhẹ nhõm khi nhận được lời giải thích về một số các khó khăn của bạn, và biết rằng không phải một mình bạn có các khó khăn đó. Bạn cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng bạn không “lười biếng”, “thiếu nhiệt tình”, “bừa bộn”, hoặc bất kỳ nhãn mác nào khác mà bạn có thể đã bị gán cho trong quá khứ.
  • Bực tức vì bệnh trạng của bạn đã không được chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Bạn thậm chí có thể thấy tức giận với bố mẹ, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế, những người đã không nhận ra điều đó sớm hơn.
  • Buồn bã vì những cơ hội bị đánh mất và tác động mà chứng ADHD không được chữa trị đã ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn, và cuộc sống của những người bạn biết.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ADHD, thì sự chẩn đoán này có thể trở thành một phần quan trọng trong cách bạn nhìn nhận bản thân. Có thể khó có được sự cân bằng giữa việc:

  • xem mình là người có cuộc sống bị ADHD ảnh hưởng đến nhiều mặt
  • không coi ADHD là thứ quan trọng nhất đối với bạn.

Cách tiếp cận tập trung vào giải pháp, tức là xem xét những khó khăn trong cuộc sống của bạn và những gì có thể làm để khiến mọi thứ bớt khó khăn hơn, có thể giúp bạn có được sự cân bằng này.

“Hiện tại tôi đang ở trong một chuyến tàu lượn siêu tốc đầy cảm xúc. Tôi ước gì vấn đề được phát hiện sớm hơn. Tôi chỉ cân nhắc sau khi lắng nghe các kinh nghiệm thực chứ không phải định kiến kỳ thị” - Rachael

Sau chẩn đoán

Nếu bạn đã nhận kết quả chẩn đoán mắc ADHD, thì người thực hiện đánh giá bạn nên nói cho bạn biết về:

  • ADHD ảnh hưởng bạn ra sao
  • các mục tiêu của bạn
  • những điều hữu ích cho bạn trong quá khứ
  • bất kỳ bệnh trạng nào khác mà bạn mắc phải và liệu chúng có thể ảnh hưởng đến ADHD của bạn hay không

Họ cũng nên giới thiệu bạn đến bất kỳ dịch vụ hoặc thông tin nào mà có thể giúp ích cho bạn.

Trước khi bắt đầu chữa trị y tế

Trước khi bắt đầu chữa trị, người đã thực hiện đánh giá bạn nên nói với bạn về:

  • sự điều chỉnh về môi trường ở nhà, nơi làm việc và học tập
  • các thay đổi lối sống có ích
  • lợi ích và các tác dụng phụ của việc chữa trị
  • lựa chọn điều trị của bạn
  • bất kỳ quan ngại nào bạn có.

Nếu mắc ADHD thì tôi nhận được sự hỗ trợ nào?

Điều có thể tạo sự khác biệt lớn nhất là ở cạnh những người hiểu biết về ADHD, và ở trong môi trường mà bạn thể hiện mình tốt nhất. Điều này có thể có nghĩa là được cho phép các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc, hoặc được Chuyên viên Trị liệu Nghề nghiệp giúp bạn xây dựng một lịch trình nề nếp sinh hoạt ở nhà thành công.

Chúng ta khám khá những điều này chi tiết hơn ở phần phần dưới đây, nhưng hãy nhớ rằng sự điều chỉnh về môi trường có thể là một trong những phần hỗ trợ quan trọng nhất mà bạn nhận được cho vấn đề ADHD.

Điều quan trọng là phải nhớ rằng không có một giải pháp nào khiến mọi triệu chứng ADHD biến mất được. Khi bạn đọc qua thông tin này, có thể là hữu ích khi nghĩ đến việc các triệu chứng này sẽ ảnh thưởng như thế nào đến các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn.

“Mặc dù ADHD có thể cực kỳ khó kiểm soát, nhưng với sự giúp đỡ thì tôi đã có thể học cách chìm đắm trong những hoạt động mà mình yêu thích, và sử dụng điểm này theo cách mang tính xây dựng”. James

Hiểu chứng ADHD của bạn

Các nhóm hỗ trợ người cùng cảnh ngộ

Các nhóm hỗ trợ người cùng cảnh ngộ cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp, mà ở đó những người mắc ADHD có thể lắng nghe và chia sẻ với nhau về các kinh nghiệm, tư vấn, chiến lược, và các bí quyết. Họ cũng có cơ hội để giao tiếp xã hội Các buổi họp nhóm có thể trực tuyến hoặc trực tiếp Sự có mặt và chất lượng của nhóm hỗ trợ đồng bệnh sẽ thay đổi tùy theo nơi bạn đang sinh sống.

Thông tin trực tuyến

Học hỏi thêm về một bệnh trạng sức khỏe có thể hữu ích, và nhiều thông tin về ADHD có thể được tìm thấy trực tuyến. Điều quan trọng là phải nhớ rằng chất lượng của thông tin trực tuyến khác nhau. Đáng tiếc, thông tin trực tuyến có thể không chính xác, gây hiểu nhầm, hoặc thậm chí là sai. Chúng tôi đã đưa ra một số trang mạng hữu ích ở cuối tài liệu này.

Trị liệu Nghề nghiệp (OT)

Chuyên viên Trị liệu Nghề nghiệp có thể làm việc với những người mắc ADHD để giúp họ:

  • sắp xếp môi trường vật chất và xã hội của họ
  • phát triển kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • xây dựng lịch trình kế hoạch hiểu quả để giúp đáp ứng các yêu cầu công việc
  • phát triển tính kỷ luật để bám sát các hoạt động đã lên kế hoạch mặc dù có sự phân tâm đồng thời cũng giữ linh động với những thay đổi.

Mục tiêu của trị liệu nghề nghiệp là để giúp mọi người sống tự lập nhất có thể và tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa.

Bạn có thể được giới thiệu đến dịch vụ trị liệu nghề nghiệp miễn phí từ NHS hoặc các dịch vụ xã hội. Điều này sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Bạn cũng có thể chọn trả tiền cho một chuyên viên trị liệu nghề nghiệp độc lập. Trường Cao đẳng Trị liệu Nghề nghiệp Hoàng gia có danh sách các chuyên viên trị liệu nghề nghiệp có trình độ và đã đăng ký.

“Nếu tôi biết rằng người mắc ADHD bắt bầu rất nhiều việc và không hoàn thành chúng ...đó chắc chắn chính là tôi. Và nếu tôi đã biết rằng đó là do ADHD thì tôi hẳn đã cẩn trọng hơn khi làm nhiều thứ bốc đồng mà không suy nghĩ”. Hameed

Việc làm và giáo dục

Những điều chỉnh hợp lý

Theo Luật Bình đẳng 2010, nhà sử dụng lao động, trường cao đẳng, đại học phải thực hiện những “điều chỉnh hợp lý” sao cho những người có đặc điểm được bảo vệ không phải chịu những bất lợi lớn. Các đặc điểm được bảo vệ bao gồm khuyết tật, trong đó có ADHD. Bạn có thể tìm hiểu thêm về khuyết tật và luật pháptrên trang mạng chính phủ.

Loại điều chỉnh hợp lý mà người mắc ADHD sẽ nhận được tùy thuộc vào:

  • trạng bệnh của họ ảnh hưởng đếnbệnh ra sao
  • tính thiết thực
  • qui mô của tổ chức
  • tài chính và các nguồn lực sẵn có
  • liệu việc điều chỉnh có khắc phục được điều bất lợi mà bạn gặp phải hay không.

Một vài ví dụ về các điều chỉnh hợp lý bao gồm:

  • sắp xếp một bàn làm việc ở góc tĩnh lặng của văn phòng
  • đưa ra các hướng dẫn bằng văn bản cũng như bằng lời
  • giao việc khi thích hợp
  • trợ giúp thiết kế công.việc

Hiệp hội Dịch vụ Tư vấn Nghề nghiệp cho sinh viên sau đại học đưa ra nhiều ví dụ hơn.

Tiếp cận Công việc

Tiếp cận Công việc là một dịch vụ được Sở Công việc và Lương hưu cung cấp. Dịch vụ này cung cấp hỗ trợ thiết thực và tài chính cho những người khuyết tật. Dịch vụ này dành cho những người có công việc, tự kinh doanh, hoặc đang tìm việc.

Nó chỉ dành cho những người cần sự hỗ trợ hoặc thích nghi vượt ngoài những “điều chỉnh hợp lý” mà nhà sử dụng lao động được yêu cầu phải cung cấp một cách hợp pháp. Ví dụ, Tiếp cân Công việc có thể giúp chi trả cho người huấn luyện công việc hoặc cung cấp tập huấn bổ sung.

Thông tin thêm về điều kiện hợp lệ và qui trình nộp đơn có sẵn tại trang mạng Chính phủ Anh.

Các trị liệu tâm lý

Một số trị liệu tâm lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ADHD. Các trị liệu này bao gồm:

  • Các khóa giáo dục tâm lý
  • Luyện tập tỉnh thức
  • Trị liệu Hành vi nhận thức (CBT)

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các trị liệu có thể hữu ích cho ADHD tại trang mạng của NHS.

Khi bạn tìm kiếm một nhà trị liệu, hãy tìm xem họ có kiến thức về ADHD không, hoặc có sẵn lòng học thêm không. Việc này sẽ giúp bạn nhận được sự chăm sóc hỗ trợ tích cực. Điều này cũng quan trọng bởi vì một số các khó khăn đi cùng với ADHD có thể ảnh hưởng đến việc trị liệu của bạn. Ví dụ, sự đãng trí có thể có nghĩa rằng bạn quên hoặc trễ buổi hẹn, hoặc bạn có thể khó khăn để thực hiện các công việc đã định ngoài các buổi hẹn trị liệu.

Tìm một dịch vụ trị liệu bằng trò chuyện gần nơi bạn ở tại trang mạng NHS.

Trị liệu Hành vi nhận thức (CBT)

CBT là một chương trình trị liệu được thiết kế để giúp mọi người xác định các kiểu tư duy không hữu ích và phát triển các kỹ thuật để khắc phục chúng.

Nếu bạn mắc ADHD, CBT có thể giúp bạn:

  • các kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • kiểm soát và điều tiết cảm xúc
  • phát triển sự đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của người khác
  • các chiến lược cải thiện sự tập trung và kiểm soát sự bốc đồng.

Với chứng ADHD, CBT có khuynh hướng hiệu quả hơn khi được kết hợp với việc dùng thuốc.

Hướng và tư vấn

Các hướng dẫn viên và tư vấn viên có thể giúp xây dựng các kỹ năng sống hằng ngày như quản lý thời gian, và thực các điều chỉnh về môi trường xung quanh. Có nhiều hướng dẫn viên chuyên giúp đỡ những người mắc ADHD.

Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy nhớ rằng hướng dẫn và tư vấn là những nghề tự quản lý không có các tiêu chuẩn pháp lý qui định Các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn khác nhau về chất lượng và chuyên môn. ADHD Châu âu có một danh sách các câu hỏi có thể giúp chọn một hướng dẫn viên phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn đã thử điều chỉnh môi trường xung quanh mà vẫn gặp khó khăn, bạn có thể thấy điều trị bằng thuốc có tác dụng.

Trước khi bằng đầu điều trị bằng thuốc, người điều trị cho bạn nên kiểm tra sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Họ nên thông báo cho bạn biết các rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị có tính kích thích nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác, và nên hỗ trợ bạn trong việc theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào. Một khi bạn đã điều trị bằng thuốc mà có hiệu quả với bạn, thì nên xem lại loại thuốc đó ít nhất một năm 1 lần.

Hiện có một vài loại thuốc khác nhau để điều trị ADHD. Chúng rơi vào 2 nhóm:

Thuốc kích thích:

  • methylphenidate
  • dexamfetamine

Thuốc kích thích làm tăng sự xuất hiện của các chất dẫn truyền thần kinh Dopamine và Noradrenaline trong các vùng não giúp kiểm soát sự chú ý và hành vi. Có bằng chứng tốt về việc sử dụng thuốc kích thích để điều trị ADHD, chúng có hiệu quả, an toàn và dung nạp tốt ở hầu hết mọi người. Bạn thường sẽ có thể nhanh chóng biết được liệu thuốc có hiệu quả hay không.

Thuốc cần được điều chỉnh từ từ để giảm thiểu bất kỳ các tác dụng phụ nào và để tìm ra liều lượng thích hợp cho bạn. Hầu hết mọi người đều nhận thấy lợi ích đáng chú ý ngay từ loại thuốc đầu tiên mà họ thử. Những người khác có thể cần thử loại thuốc khác để có kết quả tốt nhất.

Nhiều người thắc mắc tại sao thuốc kích thích được dùng để điều trị trạng bệnh gây ra bởi tăng động. Các thuốc này làm tăng cường một phần của não có thể giúp kiểm soát các vùng não gây ra sự tăng động.

Thuốc không kích thích:

  • atomoxetine
  • guanfacine

Các thuốc không kích thích làm tăng sự xuất hiện của Noradrenaline hoặc mô phỏng tác dụng của nó. Chúng thường mất thời gian hơn để bắt đầu có tác dụng so với các thuốc kích thích. Chúng thường được sử dụng nếu thuốc kích thích không hiệu quả đối với bạn hoặc nếu bạn thấy khó uống.

Nhiều người mắc ADHD sử dụng thuốc để điều trị thì thấy thuốc rất hữu ích, nhưng cũng có những người không chọn uống thuốc hoặc họ không thể uống. Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, và một số người thấy rõ những tác dụng phụ này hơn so với những người khác.

Thuốc không được kê đơn

Một số người sẽ mua thuốc ADHD mà không cần kê toa. Đó có thể do họ nghi ngờ họ mắc ADHD nhưng họ không muốn hoặc không thể được làm đánh giá. Những lý do khác khi dùng thuốc ADHD không kê toa bao gồm:

  • cải thiện kết quả học tập và làm việc
  • tiệc tùng và giao tiếp xã hội
  • giảm cân.

Việc mua thuốc ADHD qua mạng hoặc mua nó mà không được kê toa có thể nguy hiểm, bởi vì bạn:

  • sẽ không nhất thiết sẽ nhận được thuốc mà bạn đặt
  • sẽ không có sự hỗ trợ của bác sĩ để biết được liệu thuốc có hiệu quả cho bạn không, hoặc cách sử dụng thuốc đúng.
  • sẽ không thể nhận được sự giám sát cần thiết.

Không có bằng chứng thuyết phục rằng việc sử dụng thuốc ADHD sẽ cải thiện hiệu suất ở những người không mắc ADHD.

“Có các trang web thị trường chợ đen ngoài kia bán nhiều thứ, nhưng chúng không được qui định và bạn không nhất thiết biết bạn sẽ mua được gì, điều đó rất rủi ro”. James

Tôi có thể làm gì để hỗ trợ mình?

Có nhiều thứ mà người mắc ADHD có thể làm để hỗ trợ sức khỏe và phúc lợi tổng thể của họ.

1. Nói với những người xung quanh bạn họ có thể giúp bạn như thế nào

Giống như bất kỳ tình sức khỏe nào, người ta thường muốn giúp đỡ nhưng họ không biết cách, và cuối cùng dẫn đến việc cho lời khuyên không hữu ích. Hãy nói với những người trong cuộc sống của bạn về những điều bạn thấy hữu ích và không hữu ích.

2. Cố gắng tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn tốt cho tất cả mọi người. Ở những người mắc ADHD, việc tập thể dục đều đặn đã được chứng minh làm giảm đáng kể các triệu chứng liên quan tới lo âu và trầm cảm, những thứ có thể làm cho các triệu chứng ADHD tồi tệ hơn. Tập thể dục chưa được chứng minh cho thấy có tác động tích cực lên các triệu chứng tăng động, bốc đồng, hoặc giảm chú ý.

3. Ngủ ngon và đủ giấc

Việc ngủ không ngon có thể khiến các triệu chứng ADHD tồi tệ hơn. Việc phát triển thói quen ngủ tốt có thể khó khăn nhưng bạn thể thử một số điều cách sau:

  • Phát triển và duy nề nếp giờ ngủ thoải mái, ví dụ như đi tắm, nghe nhạc
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả các ngày cuối tuần
  • Tránh nhìn vào màn hình ít nhất một tiếng trước khi đi ngủ
  • Khôngdùng đường, cafein hoặc cồn trong vòng vài tiếng trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục đủ trong ngày
  • Giữ phòng ngủ tối và yên tĩnh Nếu có thể, bạn hãy để cửa sổ mở để lấy không khí trong lành

4. Hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng và điều độ

Một nghiên cứu lớn đã cho thấy có mối liên quan giữa các triệu chứng giảm chú ý với thói quen ăn uống không lành mạnh, bao gồm ăn các thực phẩm nhiều đường bổ sung. Một chế độ ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và có thể là tính khí, khiến việc quản lý các triệu chứng ADHD khó khăn hơn.

5. Lái xe

Theo luật, bạn phải báo với Cơ quan Cấp giấy phép Lái xe và Phương tiện (DVLA) về bất kỳ tình trạng nào có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe an toàn của bạn.

Nếu bạn không chắc chắn liệu tình trạng ADHD của bạn hoặc thuốc ADHD của bạn có ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của bạn hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Nếu chứng ADHD có ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn và bạn không báo cho DVLA, bạn có thể bị phạt lên đến £1,000. Nếu bạn bị liên đới trong một tai nạn, bạn có thể bị truy tố.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc nàynày trên trang web của DVLA.

Tôi có thể hỗ trợ một người mà tôi biết mắc ADHD bằng cách nào?

Nếu bạn biết ai đó mắc ADHD, bạn có thể làm một số điều để giúp cuộc sống của họ và của bạn dễ dàng hơn

1. Tìm hiểu về trạng bệnh

Chỉ vì bạn đã gặp một người mắc ADHD không có nghĩa là bạn đã gặp hết những người mắc ADHD. Tìm hiểu thêm về trạng bệnh có thể giúp bạn có được sự hiểu biết vững chắc hơn về ADHD. Điều đó cũng sẽ cho người đó thấy rằng bạn quan tâm đến họ.

“Kiệt sức, hay thay đổi và tức giận nhiều lần trong một ngày. Điều đó có thể tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn và nhiều trong số đó bị giấu, đặc biệt là với gánh nặng về tinh thần của phụ nữ khi phải xoay sở việc nhà, công việc, gia đình. Mọi người không biết về những điều đó”. Margaret

2. Tham gia vào nhóm hỗ trợ đồng bệnh

Một số nhóm hỗ trợ đồng bệnh ADHD người lớn điều hành các nhóm riêng cho bạn đời và vợ/chồng của người bệnh, hoặc cho phép họ tham gia vào các nhóm ADHD. Kiểm tra với nhóm trước khi tham gia. Thông thường bạn sẽ có thể tìm hiểu thêm về nhóm hỗ trợ đồng bệnh trên mạng.

3. Nói chuyện với người bạn biết

Hỏi người bạn biết xem bạn có thể giúp gì cho họ. Nếu họ chưa có thể nghĩ ra được việc gì ngay bây giờ, hãy cho họ biết nếu họ cần ai để nói chuyện sau này thì bạn sẽ sẵn sàng.

4. Hãy ý thức về sự sỉ nhục

Có nhiều quan niệm sai lầm về chứng ADHD và về người mắc chứng này. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách cập nhật cho mình và người khác về thực tế của ADHD.

5. Kiểm soát cơn tức giận của bạn

Nếu bạn thấy hành vi của người bạn quen gây khó chịu hoặc bực bội, hãy nói ra cảm xúc của bạn với người mà bạn tin tưởng. Nếu có các vấn đề bạn muốn trình bày, hãy cố gắng giải thích rõ ràng đó là vấn đề là gì và điều gì bạn nghĩ có thể giúp ích được. Có thể có nhiều điều mà cả hai bạn có thể làm để giải quyết vấn đề.

“Thỉnh thoảng khi chúng tôi nói về khuyết tật, chúng tôi đưa ra mặc định rằng nó phải là thứ gì đó có thể nhìn thấy. Và khi bạn mắc ADHD thì nó không dễ nhìn thấy, và người ta chỉ coi đó là tính cách của bạn”. Hameed

Các thông thêm và sự hỗ trợ

Hướng dẫn NICE về ADHD

Các hướng dẫn này bao gồm việc nhận biết, chẩn đoán và quản lý ADHD ở trẻ em, người trẻ và người lớn. Chúng nhằm mục đích cải thiện sự nhận biết và chẩn đoán cũng như chất lượng chăm sóc và hỗ trợ cho những người mắc ADHD.

  • Thông tin cho công chúng | Rối loạn tăng động giảm chú ý: chẩn đoán và quản lý| Hướng dẫn | NICE – Thông tin được viết cho công chúng về những gì bạn có thể mong đợi nếu bạn được chẩn đoán mắc ADHD.
  • Tổng quan | Rối loạn tăng động giảm chú ý: chẩn đoán và quản lý| Hướng dẫn | NICE – Hướng dẫn lâm sàng đầy đủ về điều trị và chẩn đoán ADHD.

Thông tin về ADHD

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - NHS (www.nhs.uk) – Thông tin từ NHS về ADHD, chẩn đoán và điều trị.
  • ADHD và sức khỏe tâm thần - Tâm trí – Thông tin từ tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Mind về ADHD và sức khỏe tâm thần.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và việc lái xe - GOV.UK (www.gov.uk) – Thông tin từ Chính phủ về ADHD và việc lái xe.
  • Hướng dẫn cho người sử dụng lao động về ADHD tại nơi làm việc – Liên minh ADHD Scotland đã thực hiện thông tin để giúp người sử dụng lao động hỗ trợ người mắc ADHD tại nơi làm việc.

Các tổ chức từ thiện về ADHD

Dưới đây chúng tôi đưa ra chi tiết của một số tổ chức từ thiện làm việc với và làm việc vì những người mắc ADHD:

  • ADHD Aware - Hỗ trợ cho ADD, ADHD ở người lớn - ADHD Aware – Một tổ chức từ thiện được điều hành bởi các tình nguyện viên, một số trong họ mắc ADHD, là những người cung cấp thông tin và các cuộc gặp hỗ trợ.
  • Trang chủ - Quỹ ADHD: Quỹ ADHD - Một tổ chức từ thiện ủng hộ những người mắc chứng ADHD và các tình trạng sức khỏe thể chất và tâm lý khác.
  • Liên minh ADHD Scotland - Liên minh ADHD Scotland - Một tổ chức từ thiện cung cấp sự hỗ trợ cho người lớn và trẻ em mắc ADHD ở Scotland, cũng như cha mẹ, người chăm sóc và gia đình của họ.

Các nhóm hỗ trợ người cùng cảnh ngộ

  • Hỗ trợ | ADHD UK – ADHD UK tổ chức các nhóm hỗ trợ đồng bệnh, các buổi giảng cung cấp thông tin và các mục Hỏi & Đáp.
  • Các cuộc họp nhóm hỗ trợ ADHD - ADHD Aware - ADHD Aware tổ chức các cuộc họp nhóm hỗ trợ đồng bệnh để cung cấp một không gian an toàn. Các nhóm này dành cho những người mắc ADHD cũng như bạn bè và gia đình của họ.

Thông tin sức khỏe

  • Sống tốt - NHS (www.nhs.uk) – Thông tin từ NHS về đời sống lành mạnh.
  • Tỉnh thức - NHS (www.nhs.uk) – Thông tin từ NHS về sự tỉnh thức.
  • Giấc ngủ và sự mệt mỏi - NHS (www.nhs.uk) – Thông tin từ NHS về giấc ngủ và sự mệt mỏi.

Công trạng

Thông tin này được biên soạn bởi Ban biên tập Tương tác Công chúng của Đại học Tâm thần học Hoàng gia (PEEB). Nó phản ánh những bằng chứng tốt nhất có sẵn tại thời điểm viết bài.

Các tác giả chuyên gia: Dr Dietmar Hank và Dr Kate Franklin

Cảm ơn những người có kinh nghiệm thực tế về ADHD đã giúp phát triển nguồn tài liệu này, và đã vui lòng đồng ý chia sẻ kinh nghiệm của họ dưới dạng các trích dẫn.

Đặc biệt cảm ơn đến Susan Dunn Morua, sáng lập viên và điều phối viên của nhóm Hỗ trợ ADHD dành cho người lớn ở Bristol.

Làm thế nào để biết trẻ bị tăng động?

Biểu hiện tăng động của trẻ có thể bao gồm: Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối; Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc ở những nơi khác; Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động, kể cả ở những nơi không cho phép; Gặp khó khăn khi phải chơi mà giữ yên lặng; Thường xuyên di chuyển, hoạt động; Nói nhiều, ...

Chẩn đoán F90 là gì?

BÀI 16 HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD – F90) Rối loạn Tăng động giảm chú ý (ADHD) đặc trưng bởi sự giảm duy trì chú ý và tăng mức độ xung động ở trẻ em hoặc vị thành niên so với trẻ cùng lứa tuổi và mức độ phát triển.

Mắc ADHD là gì?

ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh. Rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng về thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường là trước khi bắt đầu đi học và làm suy giảm sự phát triển của các chức năng cá nhân, xã hội, học tập và/hoặc nghề nghiệp.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Share: Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn (ADHD) là một rối loạn bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy như giảm hiệu suất làm việc, học tập kém và lòng tự trọng thấp.