Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu

1. Triệu chứng và tiến triển của bệnh lao màng phổi

Bệnh lao màng phổi có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, song đến 70 - 80% bệnh nhân ở độ tuổi thanh niên.

Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu

Lao màng phổi có thể gặp ở nhiều đối tượng

Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau cả về hình thức lẫn mức độ, cụ thể như sau:

1.1. Giai đoạn khởi phát của lao màng phổi

Khoảng 50% trường hợp lao màng phổi khởi phát ở thể cấp tính, biểu hiện tràn dịch màng phổi và có các triệu chứng lâm sàng gồm: đau ngực đột ngột, dữ dội kèm theo sốt nhẹ, sốt vừa, và thường sốt về chiều. Tình trạng ho khan và khó thở cũng có thể xảy ra

Khoảng 30% trường hợp lao màng phổi khởi phát ở thể từ từ, dấu hiệu thường nhẹ hơn nhưng dai dẳng hơn bao gồm: đau ngực liên tục, ho khan, khó thở tăng dần, thường sốt nhẹ về chiều tối,…

Hiếm gặp hơn là thể lao màng phổi tiềm tàng, triệu chứng bệnh rất kín đáo nên hầu hết không phát hiện bệnh ở giai đoạn này trừ khi vô tình thăm khám hoặc kiểm tra X-quang phổi.

1.2. Giai đoạn toàn phát của lao màng phổi

Sau một thời gian ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát gây những triệu chứng nghiêm trọng và mang tính toàn thân hơn, cụ thể gồm:

Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu

Lao màng phổi giai đoạn toàn phát gây nhiều triệu chứng toàn thân

  • Dấu hiệu toàn thân: Cơ thể xanh xao, gầy sút, sốt liên tục từ 38 - 40 độ C kèm theo gai rét, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, đi tiểu ít,…

  • Triệu chứng tại phổi: thường có hội chứng 3 giảm do tràn dịch màng phổi.

Ngoài ra là tình trạng ho khan từng cơn, người bệnh thường bị ho nhiều hơn, thành cơn đột ngột khi thay đổi tư thế.

Khó thở xảy ra ở giai đoạn này rất đặc thù, người bệnh dần cảm thấy khó thở thường xuyên và tăng dần. Dựa trên lượng dịch màng phổi, nếu dịch ít cơ thể người bệnh vẫn có thể hít thở. Nhưng nếu dịch nhiều, bệnh nhân phải nằm nghiêng về bên bệnh hoặc dựa vào tường mới có thể hít thở.

Ngoài ra, lao màng phổi ở các thể lâm sàng hiếm gặp hơn như: tràn dịch phối hợp tràn khí màng phổi do lao, lao màng phổi tràn dịch khu trú, lao màng phổi đi kèm lao phổi, lao màng phổi thể khô,… cũng có thể có triệu chứng khác.

Những điều cần biết về lao màng phổi

Chào bác sĩ! Bác sỹ có thể cho tôi biết điều trị lao phổi mất bao lâu và làm thế nào để rút ngắn thời gian điều trị lao phổi không ạ? Tôi đã mất 2 tháng để điều trị lao phổi nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm nhiều nên thực sự tôi đang rất lo lắng. Rất mong sớm được các bác sĩ tư vấn! ( Hoàng Thanh – Bình Dương)

Chào bạn Hoàng Thanh!

Lao phổi là một trong những loạibệnh hô hấpcực kì nguy hiểm. Quá trình điều trị bệnh lao phổi kéo dài khiến người bệnh rất mệt mỏi và chán nản. Vì vậy, mà có không ít người gửi đến cho chúng tôi thắc mắc:”thời gian điều trị bệnh lao phổi mất bao lâumới khỏi”. Chúng tôi xin được chia sẻ cùng bạn và xin được giải đáp như sau:

1. Thời gian điều trị lao phổi bao lâu?

Theo nghiên cứu, bệnh lao phổi có khả năng lây nhiễm cao và cần phải điều trị đúng liệu trình,thời gian điều trị lao phổiphụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố sau:

Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu

Thời gian điều trị lao phổi mất bao lâu?

Yếu tố 1. Cơ quan và bộ phận bị lao

– Lao màng phổi, lao phổi, lao màng bụng: bệnh nhân cần được điều trị tối thiểu 6 tháng

– Lao hạch: phải điều trị ít nhất 12 tháng.

Yếu tố 2. Tùy theo từng thể lao nặng hoặc nhẹ

– Lao mới mắc: bệnh nhân điều trị tích cực trong 6 tháng

– Lao tái phát: cần được điều trị ít nhất 12 tháng

Yếu tố 3: Thời gian điều trị lao phổi bao lâu tùy vào tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao

– Lao kháng thuốc: bệnh nhân cần được điều trị liên tục trong 18-24 tháng

Yếu tố 4: Tùy thuộc vào tiến triển của tổn thương lao

– Thông thường, đối với những trường hợp lao tiến triển chậm,thời gianđiều trị bệnh lao phổi tại nhàcó thể sẽ phải kéo dài hơn.

Bệnh lao cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh để lại di chứng cũng như những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng.

2. Rút ngắn thời gian điều trị lao phổi với những cách đơn giản

Vi khuẩn lao là một thực thể rất khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn, chính vì thế bạn cần có sự kiên trì trong việc tuân thủ 4 nguyên tắc sau, đây chính là giải pháp rút ngắnthời gian điều trị lao phổinhanh nhất:

Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu

Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sỹ để rút ngắn thời gian điều trị lao phổi

Nguyên tắc 1: Phối hợp các thuốc chống lao:

– Trong giai đoạn đầu, bạn cần phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao, những giai đoạn tiếp theo dùng 2-3 loại để đảm bảo âm hóa đàm.

– Khi sử dụng mỗi loại thuốc bạn cần đảm bảo dùng đúng liều, không được giảm liều hoặc dùng quá liều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Nguyên tắc 2: Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sỹ điều trị

Thời gian điều trịbệnh lao phổibao lâuphụ thuốc rất nhiều vào các dùng thuốc của bạn. Tiêm và uống thuốc phải được thực hiện đồng thời, tránh xa các bữa ăn để đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh vì vi trùng lao sản sinh rất chậm, 20 giờ/lần. Bạn chỉ cần hàng ngày uống thuốc 1 lần trước bữa ăn sáng 1 giờ.

Nguyên tắc 3: Dùng thuốc đủ thời gian

Việc tuân thủ thời gian uống đúng lịch không bỏ sót thời gian nào là yếu tố quyết định không nhỏ đế việc bệnh lao của bạn có được chữa khỏi hẳn hay không. Nhiều trường hợp, bệnh nhân cảm thấy bệnh tình đã thuyên giảm thì không cần uống thuốc nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm và rất dễ khiến vi khuẩn tái phát trở lại, mạnh mẽ hơn lúc ban đầu và sẽ khó điều trị hơn, thời gian kéo dài lâu hơn.

Nguyên tắc 4: Tái khám đúng hẹn và nâng cao sức khỏe trong thời gian điều trị

Bệnh lao thường có những biến thể khác lạ, vì thế bạn cần được bác sĩ theo dõi liên tục, thường xuyên tái khám đúng thời gian bác sĩ quy định. Đồng thời, những bệnh nhân lao do phải dùng quá nhiều thuốc nên dễ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và chán ăn. Bạn cần tích cực nâng cao sức khỏe, tăng cân, điều này cũng giúp bạn mau chóng thoát khỏi căn bệnh quái ác này.

Chắc chắn bạn đã hiểu đượcthời gian điều trị lao phổi bao lâurồi phải không? Hãy xây dựng kế hoạch để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé

Xem thêm

Lao Màng Phổi: “Thủ Phạm” Gây Tràn Dịch Màng Phổi Cần Xử Lý Sớm

Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu
Diệp Anh Trần 11:17 - 16/09/2021

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lao màng phổi là căn bệnh phổ biến chỉ đứng sau lao phổi, lao hạch ở nước ta, chiếm khoảng 25 – 27% trường hợp mắc bệnh lao ngoài phổi. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị và ngăn ngừa bệnh sớm ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên.

Lao màng phổi có tái phát không, có lây không, phòng bệnh ra sao?

Lao màng phổi luôn được xếp đứng hàng đầu trong những bệnh lao ngoài phổi và chúng thường thứ phát chỉ sau lao phổi. Bệnh lao màng phổi tuy không còn nguy hiểm nhưng nếu như người bệnh không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra thì có thể dẫn tới tình trạng bị bệnh lao đa kháng thuốc, lúc này sẽ vô cùng nguy hiểm. Cho nên việc nhiều người lo lắng lao màng phổi có tái phát không là điều hiển nhiên, vậy để tìm hiểu rõ về bệnh này chúng ta cùng đọc những chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. (6)

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông. (4)

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:

  • Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.
  • Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.
  • Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.
  • Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.