Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.

Lượt xem: 4,518

  1. ...

    Xem thêm các chủ đề cùng chuyên mục

  2. > bạn có dung phần mềm chỉnh sủa file nào đặc biệt để edit code không ?
  3. > mình đang dùng blog và 1 site tự code cũng lỗi font do dùng pphdesigner 8 nhưng file trước đó lại dùng dreamwaver nên lỗi sau đó edit lại bằng dreamwaver lại hết
  4. > Thật ra mình trước dùng dreamwaver code từ A-Z mệt quá nên qua Worldpress làm nhưng bị lỗi.Mò mãi hơn 1 ngày mới phát hiện do lúc import database bị lỗi charset.Sau đó úp lên host lại bị lỗi 500 vãi sống chung với lỗi, giờ thì đã fix ok hết rồi

Ủng hộ diễn đàn

Khi bạn cài đặt và chỉnh sửa xong cấu hình Website trên LocalHost. Bạn Upload lên Hosting, Server nhưng ấn đâu bạn cũng bị trở lại phần chạy Localhost chứ không chuyển link sang tên miền của mình. Bạn không biết phải làm gì? Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn nhanh các bước để khắc phục nó.

Bước 1: Mở file wp-config.php của dự án WordPress sau đó bạn thêm 2 dòng dưới đây lên trên cùng của file:

define('WP_HOME','https://bkasoft.com');define('WP_SITEURL','https://bkasoft.com');

(Hãy thay https://bkasoft.com bằng đường link trang web của bạn với tên miền của bạn)

Bước 2: Mở file function.php trong giao diện (Theme) mà bạn đang sử dụng và cũng thêm 2 dòng này lên trên đầu:

update_option('siteurl','https://bkasoft.com');update_option('home','https://bkasoft.com');

Bước 3: Nếu bạn muốn thiết lập fix cứng một số đường link trên menu thì bạn vào phân Menu (Trình đơn) để chủ động sửa.

Bước 4: Nếu bạn lỡ sử dụng link localhost cho ảnh và các bài viết trong phần content (nội dung) của Post / Page thì bạn phải vào trực tiếp từng nội dung để sửa hoặc có thể sử dụng lệnh Update của MySQL.

Như vậy là mình đã hướng dẫn bạn xong cách khắc phục nó rồi đấy. Trong Case Study Hoc WordPress của mình cũng có bài Hướng dẫn cài đặt WordPress trên localhost, Hướng dẫn cài đặt localhost trên máy tính với XAMPP và AppServ mà bạn có thể tham khảo.

Hôm trước có một bạn hỏi tôi về cách khắc phục lỗi CSS trên trang của bạn ý, bạn ý cài WordPress trên hosting của Mắt Bão, nhưng tôi nghiên cứu và đã từng dùng hosting của bên này, hoàn toàn không bị các lỗi trên nên tôi tò mò, có thể do chính bản thân WordPress các bạn cài bị sai nên mới ra tình trạng như vậy.

Cách khắc phục thì cực kỳ đơn giản, do hosting khi không có gì sẽ tự động tạo ra một file .htaccess và một file khác nữa, chính file htaccess là nguyên nhân không cho website chạy, các bạn chỉ cần upload file lên sau đó tìm và xóa toàn bộ các file htaccess đã có trong các thư mục đi là được !

Lỗi thứ hai có thể do các bạn cài trên một folder, xảy ra lỗi 404 khi vào theo đường dẫn CSS, hoặc nếu các bạn chuyển toàn bộ file và các dữ liệu từ local host lên là dính chưởng, để chữa lỗi này các bạn dùng hằng để định nghĩa siteurl trong WordPress mới xong !

define('WP_SITEURL', 'http://example.com/wordpress'); define('WP_HOME', 'http://example.com/wordpress');

Lỗi thường gặp nhất vẫn là lỗi các bạn chưa xóa file htaccess, các bạn có thể đơn giản là vào admin, chuyển đường dẫn của trang “permalink” sang dạng khác là WordPress sẽ tự cập nhật file htaccess mới nên cũng có thể dùng cách này để sửa lỗi, nhưng bạn phải dùng admin dưới chế độ “không css” nhìn rất khó.

Thiết kế website Wordpress trên localhost sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ phát triển và dễ dàng chỉnh sửa file cũng như hình ảnh. Nếu bạn đã xác định trước tên miền cho website thì bạn nên tạo một virtual host trong Apache để sau này khi upload lên hosting bạn không cần phải thay đổi lại tên miền còn nếu chưa xác định trước tên miền tức bạn dùng tên miền localhost việc upload lên server sẽ có phần phức tạp hơn đôi chút. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách upload một website Wordpress từ localhost lên webhosting.

Các bước chuẩn bị:

Để đưa một website từ localhost lên hosting bạn cần phải chuẩn bị:

  • Một webhosting, bạn có thể đăng ký một Wordpress hosting tại StableHost, Godaddy, HostGator.
  • Một tên miền, bạn có thể đăng ký tại Namesilo để được miễn phí Whois Privacy
  • Phần mềm FTP Client, bạn có thể download phần mềm File Zilla tại đây

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu di chuyển website lên hosting nhé.

Bước 1: Xuất CSDL sang file .sql. Bạn truy cập vào http://localhost/phpmyadmin, sau khi chọn CSDL bạn bấm vào menu export, sau đó bấm GO để xuất CSDL ra file .sql. Trong trường hợp CSDL quá lớn bạn nên nén lại dưới dạng .gzip để có thể upload lên hosting. Nếu CSDL của bạn lên đến vài GB bạn có thể gửi cho nhà cung cấp dịch vụ hosting họ sẽ import giúp bạn.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bước 2: Import CSDL vào hosting. Bạn truy cập vào Cpanel của webhosting và bấm vào mục MySQL Databases để tạo CSDL và user quản lý CSDL.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bạn đặt tên cho CSDL

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Sau đó bạn kéo xuống để tạo user quản lý CSDL, lúc này user vẫn chưa có quyền hạn thao tác với CSDL, bạn sẽ phải cấp quyền hạn cho user sau đó.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bạn kéo xuống dưới cùng và chọn user và CSDL mình vừa tạo sau đó cấp quyền thao tác trên CSDL cho user vừa tạo. Bạn nên chọn tất cả các quyền.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bạn quay trở lại trang chủ của cpanel và chọn vào PHP MyAdmin để import CSDL vào như hình bên dưới. Trong phpMyAdmin bạn bấm vào tab Import. Trong trường hợp CSDL quá lớn bạn có thể upload CSDL dưới các định dạng gzip, bzip2 hoặc zip.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bước 3: Cập nhật site URL. Trong PHP MyAdmin bạn tìm đến bảng wp_options. Nếu bạn đã thay đổi prefix cho bảng thì bạn sẽ tìm đến bảng tenprefix_options. Sau đó ở cột options_name bạn cần tìm đến 2 giá trị là siteurl và home, click vào edit và tiến hành đổi tên sang tên miền của bạn (ví dụ http://localhost/wordpres bạn đổi sang http://hoclaptrinhweb.org). Bấm vào nút Go để lưu lại.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bước 4: Upload mã nguồn website Wordpress lên hosting. Bạn mở FileZilla lên và nhập các thông số tài khoản FTP sau đó bấm Quickconnect để kết nối vào FTP server.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Ở bên trái bạn bấm CTR+A để chọn hết tất cả file ở localhost sau đó click phải và bấm vào upload để di chuyển file lên hosting. Trong trường hợp file trên website của bạn quá nhiều bạn có thể nén lại dưới dạng .zip để upload lên cho nhanh. Sau đó bạn vào trình quản lý file trong Cpanel để giải nén.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Bước 5: Thay đổi thông tin cấu hình kết nối đến CSDL. Trên FileZilla ở panel bên phải bạn tìm đến file wp-config.php và thay đổi các thông số theo thông tin tài khoản CSDL mà bạn đã tạo.

define('DB_NAME', 'hoclaptrinhweb_org'); / MySQL database username */ define('DB_USER', 'ecode'); / MySQL database password / define('DB_PASSWORD', '123456'); /* MySQL hostname */ define('DB_HOST', 'localhost');

Ở đây bạn cần thay đổi lại tên CSDL, user truy cập CSDL, mật khẩu của user quản lý CSDL. DB_HOST bạn để là localhost, thông số này có thể thay đổi tùy theo các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Ở đây tôi đang sử dụng StableHost.

Bước 7: Thay đổi lại đường dẫn trong file .htaccess. Đây là một bước mà đôi lúc chúng ta dễ bỏ qua. Nếu bạn cài đặt Wordpress trong một thư mục bên trong htdocs thì file .htaccess của bạn sẽ có nội dung như sau:

BEGIN WordPress

RewriteEngine On RewriteBase /ten_folder_cai_wordpres/ RewriteRule ^index.php$ - [L] RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d RewriteRule . /wordpress/index.php [L]

END WordPress

Sau khi upload lên hosting bạn sẽ cần phải thay đổi lại RewriteBase /wordpress sang RewriteBase /. Nếu bạn bỏ qua bước này bạn sẽ gặp phải lỗi 500 internal server khi chạy wordpress.

Bước 7: Cập nhật Permalink. Bạn truy cập vào trong Wordpress Admin và bấm vào Settings » General và click save options để đảm bảo các url được cập nhật lại. Sau đó bạn vào Settings » Permalink và click save để đảm bảo tất cả link của bài post sẽ được cập nhật lại.

Bước 8: Trong trường hợp các link hình ảnh và link trong bài viết vẫn là localhost bạn cần vào lại PHP MyAdmin và chạy câu lệnh SQL sau để câp nhật lại tên miền cho các bài viết của Wordpress.

UPDATE wp_posts SET post_content = REPLACE(post_content, 'localhost/wordpress/', 'www.tenmiencuaban.com/');

Bạn bấm vào tab SQL và paste câu lệnh SQL trên đây vào (nhớ thay đổi cho phù hợp website của bạn nhé). Sau đó click GO và kiểm tra lại website của bạn.

Biị lỗi css khi upload từ localhost lên hosting năm 2024

Chúc các bạn di chuyển website của mình thành công. Nếu gặp vấn đề gì khi di chuyển site bạn vui lòng để lại comment bên dưới nhé.