Bố của xi-mông ngữ văn 9 học kì 2

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn tác phẩm "Bố của Xi - Mông" của G.đơ Mô-pa-xăng trong chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 9 nhé!

BỐ CỦA XI-MÔNG

(Trích “Bố của Xi-mông” - G.đơ Mô-pa-xăng)

“- Bác có muốn làm bố cháu không?

Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói”

- Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối. Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa:

- Có chứ, bác muốn chứ.”

G.đơ Mô-pa-xăng

Câu 1:

Bố cục của văn bản:

- Phần 1: (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

Soạn văn "Con chó Bấc"

- Phần 2: (tiếp ... “một ông bố”) Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em 1 ông bố. Phần 3: (tiếp ... “bỏ đi rất nhanh”) Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em

- Phần 4 (còn lại) Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Xi-mông

Câu 2:

- Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.

- Nỗi đau đớn ấy được khắc họa:

  • Xi-mông bỏ nhà ra sông định tử tự
  • Mỗi khi buồn tủi là khóc
  • Nói trong tiếng nấc, tiếng khóc

Câu 3:

Chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông chứ căn bản chị là người tốt:

- Ngôi nhà của chị: nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.

- Thái độ đối với khách - bác Phi-líp: nghiêm nghị.

- Khi nghe con trai bị đánh vì không có bố, “đối má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”.

- Khi nghe Xi-mông hỏi Phi-líp “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì cô “lặng ngắt và quằn quại “ vì hổ thẹn, “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”.

Soạn văn "Bắc Sơn"

Câu 4:

Diễn biến tâm trạng của Phi-líp:

- Khi gặp Xi-mông và đưa Xi-mông về nhà: Sự đau khổ của Xi-mông được bác Phi-líp thấu hiểu và sẵn sàng san sẻ với cậu nỗi niềm: “Thôi nào...đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. => Bác thợ rèn tốt bụng, biết cảm thông và sẻ chia nỗi niềm của con trẻ.

- Khi gặp chị Blăng-sốt: Ban đầu bác cũng có chút nghi ngại bởi vì bác đã nghe đồn thổi về người mẹ trẻ một lần lầm lỡ nhưng khi đứng trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ và đứng trước sự nghiêm nghị của một người đàn bà cao lớn, xanh xao, bác bỗng tắt nụ cười, trở lại trạng thái nghiêm trang, e dè, ấp úng: “Đấy thưa chị, tôi dắt về đưa cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.”

Soạn văn "Tôi và chúng ta"

- Khi đối đáp với Xi-mông: Bác xúc động khi nghe sự giãi bày của đứa trẻ đừng trước người mẹ và lời đề nghị hồn nhiên của Xi-mông, cảm thông trước nỗi đau của người đàn bà đau khổ, bác đổi thái độ để không làm tổn thương đứa trẻ: “Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa: - Có chứ, bác muốn chứ”; “Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”.

Mong rằng bài soạn văn "Bố của Xi - Mông" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.