Ca dao thân yêu thương tình nghĩa: những ca khúc trữ tình về yêu thương, tình nghĩa trong cuộc sống

Ca dao thân thương, yêu thương, tình nghĩa là một chùm ca dao có nội dung về tình yêu và tình cảm của người bình dân trong xã hội cũ. Nó cũng lên án và tố cáo các thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống và hạnh phúc của con người. Những câu ca dao này thường sử dụng hình ảnh so sánh và ẩn dụ từ trong cuộc sống đời thường và thiên nhiên để diễn tả tình cảm của người viết. Ca dao là một thể loại thơ dân gian Việt Nam, thường được diễn xướng với âm nhạc và được sáng tác để diễn tả cuộc sống tinh thần, tình cảm và tư tưởng của người dân trong các quan hệ gia đình, đôi lứa, quê hương và đất nước. Nó cũng có giá trị lịch sử và văn hóa bởi nó ghi lại những khó khăn và thách thức mà người dân đã trải qua trong quá trình phát triển của xã hội.

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa 

Đôi nét về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

II Dàn ý phân tích Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

- Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…

- Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…

- “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây không phải để nói về một người phụ nữ cụ thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính

    + “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.

        ⇒ Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông chênh, vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình. Đồng thời, qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc của con người và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.

- Mô-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất tiếng lời tự than cho số phận của mình.

    + Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên ngoài họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất.

- Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ ấu gai của cô gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình.

        ⇒ Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Mô-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây khế nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm trạng thất thần, vẩn vơ, không thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh “tương tư”.

- Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”: Câu hỏi tư từ cũng chính là lời bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ dã chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng ngậm ngùi, chua xót của chàng trai khi bị chia cắt tình duyên.

        → Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.

    + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời" như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.

        ⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của chàng trai. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng trai: thủy chung, son sắt.

        • Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn quýt với người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm

        → Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao trùm, phủ kín, bủa vây khắp không gian.

        ⇒ Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cô gái.

        → Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã khắc họa thành công những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu.

        → Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng sẽ đến được hôn nhân.

        ⇒ Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

        ⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng tình, ủng hộ với những khát vọng tình yêu mãnh liệt, táo bạo của người phụ nữa. Đồng thời, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa, chủ động, táo bạo trong tình yêu nhưng vẫn không kém phần duyên dáng, tế nhị.

        • Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó còn là vị thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người.

        → Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện sự thủy chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó còn thể hiện những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua.

    + “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người. Nhấn mạnh tình yêu, sự thủy chung của hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau.

        ⇒ Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ chồng khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời.

  • Thái độ, tình cảm của bản thân: Ca dao là nét đẹp văn hóa, tinh thần của con người, đất nước Việt Nam. Qua những câu ca dao làm chúng ta thêm yêu, thêm quý những giá trị văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc.

Những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

1. Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy?
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Đêm khuya thức dậy xem trời
Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông
Làm sao cho hiệp vợ chồng?
Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây?

. Đã giàu thì lại giàu thêm
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.

4. Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!
 
5. Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
 
6. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
 

1. Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

2. Trèo cây lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!

3. Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

4. Ngang lưng thì thắt bao vàng

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài

Một tay thì cắp hỏa mai

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền

Tùng tùng trống đánh ngũ liên

Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.

5. Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ khô tham dày.

6. Phận em con gái chờ anh trở về

Thân em vất vả trăm bề

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu

Có lược chẳng kịp chải đầu

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

7. Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

8. Bút đi thì dạ không đành,

Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan.

9. Thân em như xoài trên cây,

Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,

Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

10. Người ta đi đôi về đôi

Thân em đi lẻ về côi một mình.

11. Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày.

12. Thân em như trái sầu riêng

Kẻ thì nói dở người thì khen ngon.

13. Người ta rượu sớm trà trưa

Thân em đi sớm về trưa cả đời

Lạy trời ứng nghiệm một lời

Cho em gặp được một người em thương.

14. Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

15. Ngày xưa anh bủng anh xanh

Tay nâng chén thuốc, tay đèo múi ve

Bây giờ anh khỏi anh lành

Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.

16. Thân em như đóa hoa rơi,

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

17. Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

18. Thương mẹ nhớ nha như kim châm vào dạ,

Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi

Thuyền không bánh lái thuyền quầy

Con không cha mẹ ai bày con nên.

19. Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

20. Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

21. Thân em như hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

22. Đã giàu thì lại giàu thêm

Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.

23. Thân em như rau muống dưới hồ,

Nay chìm mai nổi ngày mô cho thành?

24. Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

25. Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

26. Thân em như cành hoa hồng,

Lấy phải thằng chồng như đống cứt khô.

27. Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

28. Thân em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

29. Đem thân vào chốn cát lầm

Cho thân lấm láp như mầm ngó sen.

Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn

Than thân với bóng, giải phiền với hoa.

30. Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

31. Thân em như cỏ ngoài đồng,

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.

32. Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mối

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

33. Thân em như cánh chuồn chuồn

Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

34. Muối ba năm muối vẫn còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa.

35. Thân em như giọt nắng xuân,

Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.

36. Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

37. Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa.

38. Thân em vất vả trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

39. Thân em như cột đình trung,

Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

40. Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

41. Thân em như cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

42. Từ ngày tôi ở với anh

Cha mẹ đánh mắng anh tình phụ tôi

Có thịt anh tình phụ xôi

Có cam phụ quýt, có người phụ ta

Có quán tình phụ cây đa

Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn.