Caần có hóa đơn khi ghi nhận 242 khôgn năm 2024

Thời điểm cuối năm (2021), Công ty sẽ thực hiện trích trước các khoản chi phí thực sự phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn, chưa thanh toán,… để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này phải được thanh toán đầy đủ vào quý 1 năm sau (năm 2022) và trước thời điểm nộp quyết toán năm (trước ngày 30/03/2022) như vậy:

Về kê khai, khấu trừ thuế:

Đối với các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó (Công ty được kê khai, khấu trừ vào quý 1 năm sau) theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính .

Về trích trước các khoản chi phí:

Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96 ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

1. Chi phí trích trước bao gồm:

Theo Thông tư 200, TT 133 Quy định: chi phí phải trả (hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích) là tài khoản dùng để phản ánh:

Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.

Các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:

  • Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
  • Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).
  • Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán.
  • Trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ
  • Các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền)
  • Các khoản trích trước khác
    Có thể bạn cần: Dịch vụ kế toán trọn gói bao gồm báo cáo thuế giá rẻ

2. Hạch toán chi phí trích trước

Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh.

Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.

Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số tích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này.

Chi phí trả trước là một khoản chi phí đã phát sinh mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua tài sản, công cụ dụng cụ,… và sử dụng trong một thời gian dài nên không đủ điều kiện để tính hết vào chi phí sản xuất hay kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp. Lúc này, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện phân bổ chi phí trả trước. Vậy cách thức phân bổ và hạch toán chi phí trả trước như thế nào? Hãy cùng ACMan tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Caần có hóa đơn khi ghi nhận 242 khôgn năm 2024
Theo Khoản 1 Điều 47 Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp trong nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.

Một số khoản chi phí trả trước trong doanh nghiệp có thể kể đến như:

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động. Thời gian phân bổ: không quá 3 năm.

– Chi phí mua bảo hiểm và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán.

– Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Thời gian phân bổ: không quá 3 năm.

2. Một số nguyên tắc phân bổ chi phí trả trước

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc phân bổ chi phí trả trước đó là kế toán doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp, tiêu thức cho việc tính và phân bổ vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải được thực hiện dựa trên căn cứ vào tính chất, mức độ của từng loại chi phí.

Bên cạnh đó, kế toán doanh nghiệp cũng cần theo dõi chi tiết đối với từng quản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn (đã phát sinh, đã phân bổ, số còn lại chưa phân bổ). Việc theo dõi chi tiết sẽ giúp kế toán đảm bảo đã phân bổ đúng thời hạn và số lượng.

Một nguyên tắc đối với chi phí trả trước được chi trả bằng ngoại tệ đó là chi phí sẽ được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo nếu tại thời điểm lập báo cáo, doanh nghiệp có bằng chứng chắc chắn về việc người bán hàng sẽ không thể cung cấp hàng hóa và doanh nghiệp sẽ nhận lại khoản trả trước bằng ngoại tệ đó.

3. Cách hạch toán phân bổ chi phí trả trước

a. Hạch toán chi phí trả trước, phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhiều kỳ

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111/112/153/331/334/338/…

Định kỳ kế toán ghi nhận bút toán phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD:

  • Nợ TK 623/627/635/641/642
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

b. Hạch toán chi phí trả trước khi doanh nghiệp trả trước tiền thuê nhà, thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều kỳ

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111/112,…

c. Hạch toán chi phí trả trước khi doanh nghiệp mua công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ

Khi xuất ra để sử dụng hoặc cho thuê:

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Định kỳ kế toán doanh nghiệp thực hiện bút toán phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê đã xuất kho theo tiêu thức hợp lý. Bút toán ghi nhận:

  • Nợ TK 623/627/641/642,…
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

\>>> Xem thêm:

Hướng dẫn hạch toán chi phí mua hàng (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ…)

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

d. Hạch toán chi phí trả trước đối với trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh lớn, doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều kỳ kế toán

Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào tài khoản chi phí trả trước:

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước.
  • Có TK 241 – XDCB dở dang.

Định kỳ, kế toán doanh nghiệp tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ:

  • Nợ TK 623/627/641/642,…
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

e. Hạch toán chi phí trả trước đối với trường hợp doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay

Khi trả trước lãi tiền vay:

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
  • Có TK 111/112.

Định kỳ, khi kế toán thực hiện phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dở dang:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD trong kỳ)
  • Nợ TK 241 – XDCB dở dang (nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang)
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Hiện nay, các phần mềm như phần mềm kế ACMan sẽ giúp kế toán hạn chế tối đa các sai sót khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán nhất là những nghiệp vụ phức tạp như phân bổ chi phí trả trước, giúp kế toán viên tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả so với việc thực hiện các thao tác thủ công như trước đây.

Phần mềm kế toán online ACMan tích hợp hóa đơn điện tử có tính năng tự động phân bổ chi phí trả trước, giúp kế toán doanh nghiệp quản lý tự động các chi phí trả trước được phân bổ cho nhiều kỳ, mang đến nhiều sự tiện lợi và hiệu quả trong công việc.