Các loại hình kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì? Các hình thức kiểm tra viết trong giáo dục hiện nay là gì?

Cách thức đánh giá trong kiểm tra viết

  • 1. Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết
    • 1.1 Đánh giá quá trình
    • 1.2 Đánh giá tổng kết
  • 2. Khái niệm phương pháp kiểm tra viết
  • 3. Hình thức kiểm tra viết
    • 3.1 Kiểm tra viết dạng tự luận
    • 3.2 Dạng trắc nghiệm khách quan

1. Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết

Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

1.1 Đánh giá quá trình

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. Đánh giá quá trình thường được thực hiện trong quá trình giảng dạy môn học/hay khoá học/lớp học. Đánh giá quá trình, còn được gọi là "Đánh giá giáo dục" được thực hiện để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá quá trình có thể do giáo viên hoặc đồng nghiệp hay do người học cùng thực hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học và không nhất thiết được sử dụng cho mục đích xếp hạng, phân loại.

Trong đánh giá quá trình, việc thu thập thông tin hoặc dữ liệu về hoạt động học tập của người học trong lớp được sử dụng để cải thiện hoạt động dạy và hoạt động học. Đánh giá quá trình không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng học sinh mà tập trung vào việc tìm ra những nhân tố tác động đến kết quả giáo dục của học sinh để có những giải pháp kịp thời, đúng lúc, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học.

Đánh giá quá trình còn giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của học sinh nhằm xác định hoặc điều chỉnh một chương trình học tương lai cho phù hợp.

Đặc điểm của đánh giá quá trình:

- Việc đề ra mục tiêu ngắn hạn [nếu có thể thì kết hợp với người học] được thực sự hiểu rõ vả có kèm theo hướng dẫn phù họp;

- Các nhiệm vụ được đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt động học tập;

- Việc chấm điểm /cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo [ngay trước mắt] thông qua đối thoại thường xuyên;

- Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mửc độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

Cách thức đánh giá quá trình:

- Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu hỏi, bảng kiểm, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.

- Cách khích lệ tự định hướng, như tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi của bạn bè vả học tập hợp tác;

- Cách giám sát sự tiến bộ, như dự giờ, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập;

- Cách KT sự hiểu biết, như hồ sơ học tập, phiếu KT, phiếu quan sát, chuyên san, phỏng vấn, và chất vấn

1.2 Đánh giá tổng kết

Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
  • Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
  • Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
  • Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
  • Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
  • Thế nào là đánh giá định kỳ?
  • Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
  • Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề