Cách cúng vái ông táo

Văn khấn ông Công ông Táo 2022 được báo VietNamNet tổng hợp lại theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.

Cách cúng vái ông táo
 

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Ngày nay, sự tích đó được gọi nôm na là sự tích “2 ông 1 bà” - vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (ngày Táo Quân lên chầu trời), ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Chính vì thế, vào ngày này, các gia đình thường làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách chu đáo với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn. Các gia đình sẽ chuẩn bị nghi lễ tươm tất với bài cúng ông Táo và các lễ vật khác nhau.

Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin, độc giả có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Đăng Dương

Cách cúng vái ông táo

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 theo gợi ý của chuyên giaNghệ nhân Ánh Tuyết cho rằng, khi làm mâm cơm cúng Rằm tháng 7, các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí.

Cách cúng vái ông táo

Bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt NamRằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Vào ngày này, nhiều gia đình làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng.

Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính. Dù thế, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.

Cách cúng vái ông táo

Ảnh minh họa: Fb Hải Vân

Sau đây, là hai bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo phổ biến của người Việt:

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Cách cúng vái ông táo

Mâm cúng ông Công, ông Táo

Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo dường như đơn giản hơn nhiều, do các bà nội trợ không có thời gian, hoặc muốn làm đơn giản, nhưng vẫn đầy đủ.

Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:

- Thịt luộc

- Gà luộc

- Đĩa xào thập cẩm

- Xôi (hoặc bánh chưng)

- Giò

- Canh măng, nấm, mọc

Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn: hoa quả, trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu... Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

- Miền Bắc: Người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

- Miền Trung: Thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 âm lịch.

- Miền Nam: Người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h - 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!