Cách làm lá dứa sấy khô

Cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu chỉ 2 bước tưởng không dễ mà dễ không tưởng. Rất nhiều người thắc mắc không biết dứa sấy có tác dụng gì mà lại được nhiều người ưa chuộng và tìm mua tới vậy. Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về loại dứa sấy này nhé.

Nhìn chung nó mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cải thiện làn da và tăng sức đề kháng. So với việc ăn dứa trực tiếp thì dứa sấy khô vẫn mang những ưu điểm nổi bật hơn cả. Cùng tìm hiểu cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu ngay thôi!

Cách làm lá dứa sấy khô

Cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu. Ảnh: Internet

Tham khảo thêm: Cách làm cam sấy bằng nồi chiên không dầu dễ không tưởng

Nguyên liệu làm dứa sấy

Nội dung

  1. Nguyên liệu làm dứa sấy
  2. Cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu
    1. Bước 1: Sơ chế dứa
    2. Bước 2: Sấy dứa
  3. Sử dụng và bảo quản dứa sấy ra sao?
  4. Dứa sấy có tác dụng gì cho sức khỏe?
  5. Tạm kết

  • Dứa
  • Chanh: 1 quả
  • Muối: 3 gram
  • Dụng cụ: Nồi chiên không dầu

Kinh nghiệm chọn dứa ngon để sấy:

  • Đối với cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu này, bạn nên chọn những trái dứa chín tới, ngon, ngọt để đảm bảo chất lượng. Dứa càng chín thì độ ngọt càng cao, không nên mua những quả dứa có màu sắc không đều.
  • Không mua những trái dứa có nhiều vết bầm nâu đỏ. Không chọn dứa quá xanh khi sấy lên sẽ không ngon và bị chua.
  • Nên chọn những quả dứa có hình tròn bầu. Những quả có hình ống daì sẽ có nhiều lõi, xơ cứng.
  • Mắt dứa càng thưa càng lớn thì dứa càng ngon. Đặc biệt, dứa có mắt to là những trái chín tự nhiên, không ngâm thuốc.
  • Có thể ngửi để kiểm tra xem dứa có ngon không. Nếu quả dứa toát ra mùi đặc trưng, thơm nhẹ không nồng thì mua. Ngược lại, nếu có mùi hóa học, nấm mốc thì hãy bỏ qua.

Tham khảo thêm: Cách sấy vải bằng nồi chiên không dầu ngon đỉnh của chóp

Cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Sơ chế dứa

Trước tiên, bạn hãy cắt bỏ 2 đầu dứa, gọt bỏ vỏ và nhẹ nhàng cắt chéo, khứa bỏ phần mắt dứa đi. Thái dứa thành những lát thật mỏng, dày khoảng 2 mm.

Pha loãng 500 ml nước cùng với một chút muối, khuấy thật đều cho tan. Sau đó cho dứa vào ngâm chừng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Tiếp theo, pha 500 ml nước với 1 quả chanh, vắt nước cốt chanh vào khuấy đều lên rồi cho dứa vào rửa qua. Cuối cùng, vớt dứa ra ngoài và dùng khăn sạch thấm khô.

Ngoài cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu này ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều công thức món ngon khác tại chuyên mục Món Ngon Với Nồi Chiên Không Dầu của chúng mình. Từ các món bánh, món chiên nướng, mứt hay đồ ăn vặt đều có đủ. Mọi người nhanh nhanh ghé thăm và tuyệt đối đừng bỏ lỡ nhé!

Bước 2: Sấy dứa

Tiếp theo, bạn làm nóng nồi chiên không dầu 180 độ 10 phút. Sau đó cho dứa vào sấy, nên xếp 1 lớp, tránh xếp chồng lên nhau dứa sẽ không khô đều được.

Set nhiệt: 50 – 60 độ 30 phút. Lặp lại công đoạn này 2 lần, nên mở nồi ra để kiểm tra, lật dứa và điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Bởi nhiệt của nồi chiên không dầu khá lớn nên bạn không nên để quá lớn, tránh làm dứa bị cháy.

Khi nào thấy dứa khô hoàn toàn thì bạn có thể lấy ra và cho mẻ mới vào sấy. Làm lần lượt và tương tự cho đến khi hết dứa tươi thì thôi.

Cách làm lá dứa sấy khô

Thành phẩm dứa sau khi sấy xong. Ảnh: Internet

Sử dụng và bảo quản dứa sấy ra sao?

Cách sử dụng dứa sấy mang lại công dụng cho sức khỏe:

  • Với thành phẩm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu, mình hoàn toàn có thể tận dụng nó để pha trà detox, thanh lọc cơ thể. Vừa giúp đẹp dáng, đẹp da lại còn tốt cho sức khỏe nữa. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể thực hiện thành công cách làm dứa sấy bằng nồi chiên không dầu tại nhà, không phải mua dứa ở ngoài hàng nữa. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ thành phẩm với chúng mình nha.

    Cây lá dứa (còn gọi là cây lá nếp) là một loại cây không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam chúng ta, lá có mùi thơm giống với mùi thơm của gạo nếp. Bột lá dứa thường được dùng làm gia vị để chế biến các món ăn và tạo mùi thơm cho các món ăn như xôi, chè, thạch rau câu, bánh kẹo… hoặc dùng để pha trà uống nước cũng rất tốt cho sức khỏe. Bột lá dứa đã được chế biến thành dạng bột rất tiện lợi để sử dụng trong các món ăn hàng ngày.

    Cách làm lá dứa sấy khô
    bột lá nếp – lá dứa

    Cây lá dứa là cây gì?

    Lá dứa có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae). Địa điểm sinh trưởng: là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng. Cây lá dứa mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm, lá dài từ 30-50cm, tụm lại ở gốc như nan quạt, có mùi thơm nếp hương. Cây không có hoa. Cây lá dứa hiện nay được trồng để thu hoạch lá. 

    Cách làm lá dứa sấy khô
    cây lá nếp – lá dứa

    Công dụng của bột lá dứa – lá nếp

    Tác dụng lợi tiểu của lá dứa

    Nguồn tham khảo: https://www.pna.gov.ph/articles/1114205

    Học viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Philippines có nghiên cứu thành công về tác dụng lợi tiểu của lá dứa. Chiết suất thành phần từ lá dứa được sử dụng nhiều trong công nghiệp nước giải khát và ứng dụng trong y học.

    Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

    Theo nhiên cứu tinh dầu lá dứa có chứa alkaliod và glycosides – các chất giúp ích trong trị các bệnh đau khớp. Chính vì thế lá dứa mang lại hiệu quả cao giúp giảm sưng khớp, đau khớp.

    Hỗ trợ điều trị cho người thần kinh yếu

    Alkaloid trong tinh dầu lá dứa có khả năng kích thích hệ thần kinh. Vì thế, người bị thần kinh yếu hoặc lao động trí óc có thể bồi bổ bằng nước lá dứa để giữ cho não bộ minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn.

    Giảm căng thẳng, lo âu

    Theo kết quả nghiên cứu khẳng định hàm lượng tanin trong lá dứa sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả đó, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu do công việc, cuộc sống.

    Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

    Một công dụng phải nhắc đến của lá dứa nữa đó là có tác dụng ổn định huyết áp của cơ thể. Bởi vì loại thực vật này có chứa tanin – chất giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tránh xơ vữa động mạch hiệu quả.

    Tạo cảm giác ngon miệng hơn

    Được biết lá dứa là một trong những nguyên liệu thiên nhiên kích thích sự thèm ăn nhờ vào tinh dầu trong lá dứa. Chính vì thế để cải thiện biếng ăn thường xuyên bổ sung các món ăn có sử dụng lá dứa.

    Tác dụng hạ đường huyết

    Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4329610/

    Đái tháo đường là một trong những bệnh mãn tính hàng đầu trên toàn thế giới. Ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, mức đường huyết cao có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng khác. Cây lá dứa  được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả

    Công dụng cây lá nếp (bột lá nếp) trong chế biến thực phẩm:

    Bột lá dứa, lá nếp được sử dụng như bột tạo màu dùng để tạo màu xanh lá cây và mùi thơm đặc trưng cho các món ăn rất thơm ngon và hấp dẫn lạ mắt.

    Bột lá nếp – lá dứa nấu xôi

    Xôi bột lá nếp, món ăn mang màu xanh cốm nhẹ nhàng, hương vị thơm ngon, dễ ăn phù hợp với khẩu vị của cả gia đình. Với các nguyên liệu đơn giản: 500g gạo nếp, 15g bột lá nếp, đường, nước cốt dừa, dừa tươi, nước lọc.

    Làm bánh trôi bột lá nếp – lá dứa

    Bánh trôi lá dứa thơm ngọt ngào, màu sắc bắt mắt, mang đến cho người thưởng thức cảm giác tuyệt vời, khó tả thành lời. Để có được món bánh trôi hấp dẫn cần đến: 150g bột gạo nếp, 5g bột lá nếp, đường phèn, vừng rang, dừa tươi.

    Làm mứt dừa bột lá nếp – lá dứa

    Tết đến Xuân về hãy làm cho món mứt dừa nhà bạn thêm độc đáo mới lạ bằng bột lá nếp nguyên chất nhé. Mứt dừa màu xanh bột lá nếp cho các tín đồ mê mẩn hương vị dừa chắc chắn không thể bỏ qua. Nguyên liệu để thực hiện món mứt dừa lá nếp: 200g dừa tươi, 8g bột lá nếp, 80g đường, nước lọc.

    Bột lá dứa – lá nếp làm thạch rau câu

    Thạch rau câu bột lá dứa món ăn giải nhiệt thích hợp cho cả gia đình ngày nắng nóng, hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, màu xanh bắt mắt. Thạch rau câu bột lá nếp cần có: 4g bột rau câu, 50g đường, 4g bột lá nếp, nước lọc. Với cách nguyên liệu đã chuẩn bị đầy đủ ta thực hiện cách bước làm thông thường để có được món ăn ngon.

    Bột lá nếp – lá dứa àm bánh trung thu

    Sắc xanh tươi mát từ bột lá nếp chắc chắn sẽ mang đến một món bánh dẻo trung thu hấp dẫn được cho dịp trung thu Rằm tháng Tám. Để có được món bánh dẻo trung thu bột lá dứa cần phải chuẩn bị: 71g nước đường bánh dẻo, 33g bột bánh dẻo, 2g bột lá dứa, 2g dầu ăn.

    Làm bánh da lợn bột lá dứa

    Bánh da lợn bột lá dứa là món ăn khá quen thuộc với mọi người với lớp đậu xanh béo ngọt mềm mịn, hòa quyện cùng hương lá dứa nồng nàn tạo nên một món ăn ấn tượng ngay từ lần đầu tiên. Để làm được món bánh da lợn lá dứa cần: 280g bột năng, 35g bột nếp, 170g đậu xanh không vỏ, 750ml nước cốt dừa, 320g đường, 350ml nước, 6g bột lá dứa.

    Công dụng của bột lá nếp trong đời sống:

    Bản chất của bột lá nếp là có mùi thơm dễ chịu, hương thơm nếp cốm được nhiều lái xe ôtô dùng như một loại hương liệu tạo mùi thơm cho xe mang đến sự dễ chịu cho người ngồi. Hoặc có thể để trong nhà có tác dụng tạo hương thơm trong phòng hoặc đuổi gián hiệu quả mà không cần dùng đến hóa chất độc hại.

    Cách làm xôi màu xanh bột lá dứa – lá nếp

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • Gạo nếp: 500g
    • Bột lá nếp: 10g
    • Nước cốt dừa
    • Đường

    Các bước thực hiện món xôi màu xanh bằng bột lá nếp – lá dứa

    • Bước 1: Bột lá nếp hòa với lượng nước lạnh vừa đủ để trộn với gạo, khuấy đều, lọc qua rây nhiều lần cho sạch cặn, lấy phần nước cốt.
    • Bước 2: Gạo nếp ngâm với nước lạnh khoảng 4-5 tiếng cho gạo mềm, sau đó vo sạch, để ráo.
    • Bước 3: Cho xôi vào xửng đem hấp chín.
    • Bước 4: Xôi hấp được khoảng 20 phút, mở nắp ngửa lên lau khô hết nước đọng trên nắp, dùng đũa xới xôi lên cho xôi được chín đều.
    • Bước 5: Đường + nước cốt dừa cho vào bát, khuấy đều cho phần dừa được tan.
    • Bước 6: Khi xôi chín, đổ từ từ nước cốt bột lá dứa lên xôi, đảo đều cho xôi ngấm đều màu.
    • Bước 7: Cho tiếp hỗn hợp nước cốt dừa + đường lên xôi, đảo đều. Sau đó đậy nắp xửng hấp thêm khoảng 3-4 phút nữa.
    • Bước 8: Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, cho ra đĩa trang trí và có thể thưởng thức.

    Lưu ý khi nấu xôi màu xanh bột lá nếp – lá dứa

    • 100g bột lá nếp nấu được khoảng 4-5kg gạo nếp.
    • Bột lá nếp qua tác dụng của nhiệt có thể bị biến đổi màu vì vậy không nên ngâm gạo với nước cốt bột lá nếp mà sau khi xôi chín mới trộn cùng.
    • Bột lá nếp sau khi sử dụng còn dư có thể cất đi và sử dụng cho lần tiếp theo, nên bảo quản bột lá nếp nơi thoáng mát, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh để tăng thời gian sử dụng.
    • Bạn có thể căn chỉnh lượng bột lá nếp dùng để tạo màu cho xôi cho phù hợp với màu sắc ưng ý theo ý mình.

    Nguồn tham khảo

    https://www.nparks.gov.sg/florafaunaweb/flora/2/2/2299

    https://www.osti.gov/biblio/22488616-modifications-chemical-functional-groups-pandanus-amaryllifolius-roxb-its-effect-towards-biosorption-heavy-metals

    https://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?search_topic=TSN&search_value=500462#null

    https://philjournalsci.dost.gov.ph/images/pdf/pjs_pdf/vol134no1/PDFs/alkaloids_from_Pandanus_amryllifolius_collected_from_Marikina.pdf