Cách nấu cơm đúng cách

Cách nấu cơm đúng chuẩn không phải ai cũng biết

Cách đo tỷ lệ gạo - nước

Mỗi loại gạo cần một tỷ lệ nước nhất định khi nấu. Thường thì chúng ta thường đo mức độ nước bằng mắt hoặc áng chừng theo công thức “một đốt ngón tay”. Tuy nhiên, để có cơm ngon chuẩn vị thì khâu đong nước cũng cần phải chuẩn.

Cách nấu cơm đúng chuẩn không phải ai cũng biết

Gạo trắng cần nước theo tỷ lệ 1,5 chén nước/1 chén cơm.

Công thức chung là 1,5-2 chén chất lỏng cho mỗi chén gạo. Chất lỏng ở đây có thể là nước, nước cốt dừa, nước xương hầm, thậm chí là trà.

Với gạo lứt, công thức chuẩn là 2 chén chất lỏng/1 chén gạo. Còn với gạo trắng bình thường thì 1,5 chén chất lỏng/1 chén gạo.

Gạo lứt cần nhiều nước hơn gạo thường bởi gạo lứt vẫn còn cám hoặc vỏ ngoài cần nhiều nước để làm mềm.

Vo gạo thế nào mới chuẩn?

Vo gạo trước khi nấu cơm không thực sự cần thiết, tuy nhiên nếu bạn muốn hạt cơm không bị dính bết vào nhau và có màu sắc đẹp mắt thì vo gạo là cần thiết.

Cách nấu cơm đúng cách

Nên dùng rổ để vo gạo.

Chúng ta thường có thói quen cho gạo vào ruột rồi cơm rồi vo luôn trong đó cho tiện. Nhưng cách chuẩn nhất là cho gạo vào rổ chuyên dụng rồi vo dưới vòi nước chảy trong khoảng 2 phút. Cách vo này giúp loại bỏ phần bột cám giúp hạt cơm không bị dính bết.

Cho cơm nghỉ khoảng 5 - 10 phút

Cách nấu cơm đúng cách

Không dùng cơm ngay sau khi chín, cũng không nên để cơm trong nồi quá lâu.

Sau khi cơm chín, đừng vội xới cơm ra dùng luôn mà hãy đảo đều cho tơi cơm rồi đậy nắp nồi lại cho cơm nghỉ khoảng 5-10 phút. Đoạn nghỉ 5-10 phút này giúp các hạt cơm chín đều, lúc này là cơm ở trạng thái ngon nhất. Nếu để cơm quá lâu trong nồi sau khi cơm đã chín, hạt cơm sẽ bị khô dù hạt cơm vẫn nóng nhờ chế độ giữ ấm.

Theo vietnamnet.vn

Nhiều bà nội trợ cứ tưởng mình đã nấu cơm “chuẩn chỉnh” cho tới khi biết các mẹo này.

  • Khám phá bí quyết của cô vợ nấu cơm ngon tới mức "anh xã cứ hết giờ làm là về thẳng nhà ăn cơm"
  • Học ngay cách nấu cơm gà cực hot chỉ bằng nồi cơm điện: Cực dễ nên vụng mấy cũng làm được!
  • Học cách nấu cơm gà mới toanh, bữa trưa hay bữa tối chỉ nấu 1 nồi là xong!

Nấu cơm là công việc đơn giản hàng ngày nhưng đâu phải ai nấu cũng ngon, cũng chuẩn đâu.

Bạn cho rằng chỉ cần có gạo ngon là sẽ cho ra một nồi cơm tuyệt hảo ư? Không đâu nhé, bởi mặc dù bạn có sở hữu đượcloại gạo ngon nhất thế giới ST25mà không bỏ túi được mẹo nấu thì cũng thành công cốc.

Một số bí quyết sau sẽ giúp bạn cách để nấu cơm ngon dẻo hấp dẫn khiến cả gia đình thích mê!

1. Vo gạo đúng cách

Những tưởng việc vo gạo chỉ cần vo vo chút là xong nhưng sự thật là việc vo gạo cũng rất quan trọng mà bạn cần lưu ý.

Cách nấu cơm đúng cách

Cụ thể, khi vo gạo các bạn cần xả nước vào nồi rồi dùng tay khuấy đều để làm sạch bụi bẩn, sạn hay trấu bám trên hạt gạo. Bạn tránh chà xát mạnh vì sẽ làm giảm lượng vitamin và khoáng chất bám bên ngoài hạt gạo.

Bạn có thể vo gạo 2 lần và đổ nước đi để gạo được sạch sẽ, như vậy cơm sẽ trắng và dẻo hơn.

2. Ngâm gạo trước khi nấu

Sau khi vo gạo xong bạn nên đo lượng nước sao cho vừa đủ với loại gạo cần nấu rồi ngâm ít nhất là 15 phút đến 30 phút (nếu có lỡ ngâm lâu hơn một chút cũng không sao).

Cách nấu cơm đúng cách

Việc ngâm gạo sẽ giúp cơm nhanh chín và tơi xốp hơn đó!

3. Công thức thêm nước nấu cơm chuẩn

Tùy vào từng loại gạo mà bạn có thể gia giảm lượng nước nấu trong nồi. Tuy nhiên, công thức chuẩn để đong nước thổi cơm đó là: số bát gạo = số bát nước + thêm 1/2 bát.

Ví dụ: bạn nấu 1 bát gạo sẽ thêm 1,5 bát nước.

4. Thêm đá viên vào nồi cơm trước khi nấu

Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo.

Cách nấu cơm đúng cách

Bên cạnh đó, việc bạn bỏ viên đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.

5. Bỏ muối vào cơm để lâu thiu

Cách nấu cơm đúng cách

Bạn có biết việc bỏ thêm một chút muối có thể giữ cho cơm lâu thiu hơn? Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh đấy nhé!

Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, nếu bạn cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.

6. Nấu cơm bằng nước sôi

Khai thật đi, có phải là chỉ khi quá cấp bách bạn mới nấu cơm bằng nước sôi cho nhanh phải không? Nhưng thực tế, đây lại là cách nấu khoa học nhất.

Lý do là bởi khi nấu bằng nước sôi, lượng vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm lại ngon hơn đấy!