Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

Để chọn mua được một chiếc laptop phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ có rất nhiều yếu tố bạn cần tìm hiểu, quan tâm. Trong đó không thể không kể đến các thông tin về RAM, ổ cứng, vi xử lý, card đồ họa, bàn phím

1. RAM

RAM là thành phần rất quan trọng trên máy tính, nó đóng vai trò bộ nhớ đệm, tạo không gian khi bạn chạy ứng dụng. Dù là bạn duyệt web, xem phim hay nghe nhạc cũng đều khá “ngốn” RAM và nếu RAM bị đầy thì máy sẽ dễ bị giật, lag.

Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, tốt nhất bạn nên chọn mua máy có từ 4GB RAM trở lên. Thậm chí nếu bạn làm đồ họa hay chơi game thì nên chọn máy có 8GB RAM. Bạn cũng nên để ý mua máy có RAM DDR4, đây là chuẩn RAM mới, tốt hơn DDR3 cũ.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

2. Vi xử lý

Vi xử lý ( thường quen gọi là chip) là một trong những yếu tố chính quyết định tốc độ của máy. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn bộ vi xử lý phù hợp. Một số lưu ý bạn cần để ý khi xem chip trên máy như sau. Một con chip laptop thông thường sẽ có 4 số và một chữ, ví dụ 7100U. Trong đó con số đầu tiên chính là đời chip. Nếu yêu cầu một chiếc laptop chạy mượt mà bạn nên cố gắng mua máy đời càng mới càng tốt.

Bên cạnh đó, chữ U chính là dòng chip mà Intel đặt tên. Hiện tại đang có các dòng phổ biến trên laptop là U, M, H, HQ. Theo thứ tự thì dòng U là dòng chip yếu nhất nhưng tiết kiệm năng lượng nhất, còn dòng HQ là dòng chip mạnh nhất nhưng tiêu thụ nhiều điện năng, tỏa nhiều nhiệt nhất. Nếu bạn sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, giải trí nhẹ nhàng thì chip U là đủ, còn nếu làm đồ họa hay chơi nhiều game thì nên mua chip H hoặc HQ.

Tiếp theo, một điểm nữa mà chắc bạn đã nghe nhắc đến rất nhiều khi chọn mua laptop đó là Core i3, Core i5 hay Core i7? Tất nhiên Core i7 sẽ mạnh nhất, rồi đến i5 và i3, nhưng so sánh này chỉ áp dụng với chip cùng dòng, cùng đời. Vì thế, khi mua laptop, bạn nên chú ý đến chip là dòng chip gì trước, rồi mới chú ý đến Core i, và cuối cùng là đời chip. Ví dụ một chiếc laptop chip Core i5 H nhưng vẫn mạnh hơn Core i7 U cùng đời, hay chip Core i3 U đời 7 thậm chí còn mạnh hơn Core i5 U đời 4.

Nhìn chung, nếu chỉ làm những công việc văn phòng thì có thể lựa chọn một con chip Core i3 U hoặc có điều kiện hơn thì Core i5 U. Còn nếu làm đồ họa hoặc chơi game cấu hình cao tốt nhất bạn nên chọn mua chip H trở lên.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

3. Ổ cứng

Ổ cứng cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi chọn mua laptop. Hiện nay, ổ cứng laptop thường được biết đến với 2 loại: SSD và HDD. Ổ cứng SSD cho tốc độ chạy ứng dụng, đọc, ghi, khả năng truy xuất dữ liệu và truyền dữ liệu nhanh gấp nhiều lần so với ổ HDD, đồng thời tuổi thọ cũng cao hơn. Hội tụ nhiều ưu điểm nổi trội nên chi phí bỏ ra để sở hữu ổ cứng SSD cũng cao hơn, bạn nên cân nhắc khi chọn giữa 2 loại ổ cứng này.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

4. Card đồ họa

Nếu chỉ dùng máy tính để thực hiện các công việc cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản hay tính toán đơn giản trên Excel thì không nhất thiết phải trang bị một chiếc laptop có card đồ hoạ rời do bộ vi xử lý đã đủ sức mạnh để đảm đương.

Nhưng nếu bạn thực hiện các tác vụ nặng hơn trên máy tính như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh bằng các công cụ chuyên dụng như Photoshop, hay chơi các tựa game cấu hình cao, đòi hỏi nhiều sự xử lý thì khi đó chắc chắn laptop của bạn sẽ cần đến một chiếc card đồ hoạ rời để bổ sung sức mạnh.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

5. Bàn phím

Khi chọn mua laptop, tốt nhất bạn nên chọn những chiếc máy thiết kế bàn phím có độ nảy tốt sẽ giúp việc soạn thảo và nhập dữ liệu dễ dàng hơn. Cùng với đó, chọn mua máy có đèn bàn phím sẽ rất hiệu quả cho việc sử dụng ở nơi thiếu ánh sáng nhất là về ban đêm.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024

Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về sản phẩm máy tính xách tay. Nếu vẫn còn băn khoăn khi lựa chọn, bạn có thể liên hệ với Siêu thị Điện máy HC để được tư vấn chi tiết hơn và chọn mua được model laptop phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

So sánh CPU là một công việc quan trọng giúp người dùng lựa chọn loại CPU phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dòng CPU nổi bật từ các hãng nổi tiếng. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích dưới đây của Khóa Vàng để có sự lựa chọn thông minh cho máy tính của bạn.

1. CPU là gì? Các hãng CPU hiện nay

CPU (Central Processing Unit), còn gọi là bộ xử lý trung tâm, là thành phần đầu não quan trọng trong máy tính, chịu trách nhiệm xử lý lệnh từ phần cứng và phần mềm. Với chức năng chính là thực thi lệnh trong chương trình, đảm bảo ứng dụng chạy mượt và nhanh hơn.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Hai hãng CPU nổi tiếng hiện nay

Và để tiến hành so sánh CPU, bạn đọc phải biết các hãng CPU được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ máy vi tính và nổi tiếng nhất trên thị trường là Intel và AMD:

  • CPU Intel: Đặc điểm của CPU Intel thường là hiệu năng mạnh mẽ trong việc xử lý luồng đơn (single-core performance), điều này giúp các ứng dụng đòi hỏi sức mạnh xử lý cao trên mỗi nhân hoạt động tốt hơn.
  • CPU AMD: Đặc điểm của CPU AMD thường là hiệu năng mạnh mẽ trong việc xử lý đa luồng (multi-core performance), điều này giúp các ứng dụng đa nhiệm và các tác vụ yêu cầu nhiều nhân xử lý hoạt động hiệu quả hơn.
    Tìm hiểu: Dàn PC bao nhiêu tiền tại Khoavang.vn

2. Các dòng CPU Intel

Từ khi ra mắt, Intel đã sản xuất ra các dòng CPU sau đây:

2.1 Intel Core

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU Intel Core

CPU Intel Core là dòng chip nổi tiếng của Intel, phổ biến trên laptop và PC. Tùy vào phân khúc, Intel sản xuất các dòng chip như Core i3, i5, i7, i9 và X-series. Ngoài ra còn có Core Solo và Core Duo cũng thuộc dòng Intel Core. Hiện tại, đã có thế hệ thứ 11 của dòng chip này.

2.2 Intel Pentium

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU Intel Pentium

CPU Intel Pentium là dòng chip tầm trung của Intel, ra đời từ năm 1993 và được phát triển liên tục. Sản xuất trên quy trình 22nm, chip Pentium có 2 hoặc 4 nhân xử lý nhưng không trang bị Hyper Threading và Turbo Boost. Thiết bị sử dụng Pentium có hiệu năng ổn định, tiết kiệm pin, mượt mà. Sau đó có chip Pentium IV, ra mắt năm 2000, đạt xung nhịp 1.4-1.5GHz, nổi bật trong phân khúc tầm trung. Tuy nhiên, dòng Pentium đã ngừng sản xuất vào năm 2015.

2.3 Intel Celeron

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU Intel Celeron​​​​

Intel Celeron ra mắt năm 1998, là phiên bản rút gọn của Pentium với giá thành rẻ hơn. Có hiệu suất thấp, tốc độ xử lý hạn chế và không sở hữu công nghệ hiện đại như Turbo Boost và Hyper Threading. Thường được trang bị trên laptop học tập, văn phòng giá rẻ. Chip Intel Celeron Haswell có hiệu năng ổn định hơn. Các thế hệ sau sản xuất dựa trên cấu trúc của Intel Core i, Pentium III, Pentium IV, nhưng sử dụng ít bộ nhớ Cache và bóng bán dẫn hơn.

2.4 Intel Xeon

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU Intel Xeon

Intel Xeon ra đời năm 2013, ứng dụng cho máy tính doanh nghiệp, máy trạm và máy chủ server. Sử dụng nhiều lõi CPU (đến 56 lõi), bộ nhớ đệm L3 cache cao, công nghệ phân luồng và RAM ECC để phát hiện, sửa lỗi tự động. Gồm 4 dòng phổ biến: Xeon E, Xeon D, Xeon W và Xeon mở rộng.

3. Các dòng CPU AMD

AMD có các dòng CPU sau đây:

3.1 AMD Ryzen

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU AMD Ryzen

AMD Ryzen là dòng CPU được phát triển dựa trên kiến trúc Zen, với tiến trình sản xuất từ 14nm đến 7nm, giúp tối ưu hóa hiệu năng và tiết kiệm điện năng. Các dòng chip Ryzen có tới 16 lõi và 32 luồng, mang lại khả năng xử lý đa nhiệm mạnh mẽ. Ryzen chia thành các phân khúc: Ryzen 3 (thấp), Ryzen 5 (trung), Ryzen 7 (cao) và Ryzen 9 (cao cấp nhất), phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng từ công việc hàng ngày đến chuyên nghiệp.

3.2 AMD FX

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU AMD FX

CPU AMD FX là dòng chip đời đầu của AMD, gồm 8 nhân và 8 luồng, mang lại hiệu năng ổn định cho phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên, điện năng tiêu thụ cao dẫn đến nhiều bất tiện và phản ứng tiêu cực từ người dùng, do đó mà AMD ngừng sản xuất dòng này.

3.3 AMD Athlon

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU AMD Athlon

CPU AMD Athlon thuộc phân khúc giá rẻ, dành cho máy tính cùng phân khúc. Sản xuất trên kiến trúc Zen với 2 nhân, 4 luồng và xung nhịp 3,2GHz, Athlon phù hợp cho công việc văn phòng cơ bản và chơi game cấu hình nhẹ.

3.4 AMD Threadripper

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU AMD Threedripper

CPU AMD Threadripper là chip cao cấp nhất của AMD, hỗ trợ 16 nhân, 32 luồng. Kết hợp công nghệ AMD SenseMI để tăng hiệu suất và AMD Ryzen Master để tối ưu hóa điện năng sử dụng.

3.5 AMD Epyc

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Dòng CPU AMD Epyc

CPU AMD Epyc là con chip mạnh mẽ với 24 nhân và 48 luồng, thường được sử dụng cho máy chủ. Phát triển trên kiến trúc AMD Infinity Architecture, bao gồm 8 luồng cho lỗi bộ xử lý và 1 luồng cho bảo mật và giao tiếp bên ngoài.

4. Cách so sánh chip CPU máy tính

4.1 Cách so sánh CPU cùng hãng

Để so sánh CPU cùng hãng, hãy xem xét các yếu tố sau:

  • Kiến trúc, tiến trình sản xuất, số nhân, số luồng và xung nhịp, cho biết hiệu năng và tốc độ xử lý.
  • Công suất tiêu thụ, ảnh hưởng đến điện năng và nhiệt độ khi hoạt động.
  • Các hậu tố (U, G, H, HQ, T, K) thể hiện đặc điểm và mục đích sử dụng của chip (tiết kiệm năng lượng, đồ họa, gaming, làm việc chuyên nghiệp).
  • Giá thành và hiệu năng của các chip cùng gen hoặc khác gen. Để so sánh CPU, tìm hiểu thông tin từ các kênh Youtube, bài viết uy tín, trang chủ của nhà sản xuất và bảng xếp hạng.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Hình ảnh so sánh CPU thông số kỹ thuật của Intel Core i5-10400 và Intel Core i5-10600K

Lưu ý: không phải cùng gen thì hiệu năng giống nhau và Intel đã nghiên cứu và sản xuất nhiều biến thể cùng gen để phục vụ nhu cầu người dùng.

Ví dụ: So sánh chip của 2 dòng CPU cùng hãng Intel: Intel Core i5-10400 và Intel Core i5-10600K.

Thông số kỹ thuật

Intel Core i5-10400

Intel Core i5-10600K

Kiến trúc

Comet Lake

Comet Lake

Tiến trình sản xuất

14nm

14nm

Số nhân

6

6

Số luồng

12

12

Xung nhịp cơ bản

2.9 GHz

4.1 GHz

Xung nhịp tối đa

4.3 GHz

4.8 GHz

TDP (Công suất tiêu thụ)

65W

125W

Hậu tố

Không có

K (ép xung)

Giá thành

~ 4 triệu

~ 7 triệu

Từ ví dụ này, bạn có thể thấy Intel Core i5-10600K có hiệu năng cao hơn so với i5-10400 nhờ vào xung nhịp cao hơn và khả năng ép xung. Tuy nhiên, nó cũng tiêu thụ nhiều điện năng hơn và có giá thành cao hơn. Việc lựa chọn giữa hai CPU này phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn.

4.2 Cách so sánh CPU khác hãng

Để so sánh CPU của các hãng khác nhau, chúng ta thường so sánh các dòng có chức năng tương tự nhau, ví dụ như Intel Core i và AMD Ryzen. Để so sánh, cần xem xét các thông số kỹ thuật như số nhân, số luồng, xung nhịp, cung nhịp đồ họa tối đa, TDP. Có thể tham khảo các kênh YouTube, bảng xếp hạng và trang thông tin uy tín để có điểm chính xác nhất.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
So sánh Intel Core i và AMD Ryzen

Một ví dụ về việc so sánh CPU Intel Core i5 12500H và AMD Ryzen 7 5800H:

Thông số kỹ thuật

Intel Core i5 12500H

CPU AMD Ryzen 7 5800H

Số nhân / luồng

12 nhân 16 luồng

8 nhân 16 luồng

Tiến trình sản xuất

10 nm

TSMC 7nm FinFET

Xung nhịp cơ bản

2.5 GHz (lõi P) và 1.8 GHz (lõi E)

3.2 GHz

Xung nhịp tối đa

4.5 GHz (lõi P) và 3.3 GHz (lõi E)

4.4 GHz

Card đồ họa

Intel Iris Xe Graphics

Radeon Graphics

Cung nhịp đồ họa tối đa

1.3 GHz

2000 MHz

TDP

45 W

35W - 54W

Từ ví dụ này, bạn có thể thấy Intel Core i5 12500H có hiệu năng tốt hơn và hiệu quả năng lượng cao hơn so với AMD Ryzen 7 5800H. Việc lựa chọn giữa hai CPU này phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn.

5. Hướng dẫn so sánh CPU máy tính bằng phần mềm

So sánh CPU máy tính bằng phần mềm là một cách phổ biến để đánh giá hiệu năng của các loại CPU. Dưới đây là hướng dẫn so sánh CPU bằng 3 phần mềm phổ biến:

5.1 UserBenchmark (www.userbenchmark.com)

Trang web này cung cấp thông tin chi tiết về hiệu năng của CPU thông qua các bài đánh giá và bảng xếp hạng dựa trên dữ liệu thực tế từ người dùng. Bạn có thể dễ dàng so sánh hiệu năng giữa các CPU khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.

Để so sánh CPU trên UserBenchmark, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Truy cập trang web UserBenchmark

Bước 2: Chọn “Compare” trên góc phải trang chủ

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Chọn nút “So Sánh” bên góc phải

Bước 3: Sử dụng công cụ tìm kiếm để nhập tên CPU đầu tiên.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Nhập tên Chip muốn so sánh đầu tiên

Bước 4: Nhập tên CPU thứ hai vào ô tìm kiếm phía dưới mục "ADD UP TO 3 MORE" (Thêm tối đa 3 sản phẩm nữa).

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Nhập tên Chip muốn so sánh thứ 2

Bước 5: Xem và so sánh thông tin hiệu năng, điểm số và xếp hạng của hai CPU.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Kết quả so sánh CPU trên website UserBenchmark

5.2 CPU Benchmark (www.cpubenchmark.net)

CPUBenchmark là một phần mềm đánh giá hiệu năng của CPU được phát triển bởi PassMark Software. CPUBenchmark sử dụng PassMark Rating, một hệ thống đánh giá hiệu năng dựa trên các bài kiểm tra đa dạng, để đo hiệu năng của các bộ vi xử lý khác nhau. Phần mềm này thường được sử dụng để so sánh hiệu năng giữa các CPU khác nhau và giúp người dùng có cái nhìn tổng quát về hiệu năng của CPU trước khi mua sắm máy tính mới hoặc nâng cấp hệ thống hiện tại.

Để sử dụng CPU Benchmark, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập CPUBenchmark.

Bước 2: Tìm kiếm CPU thứ nhất và chọn nó vào danh sách so sánh.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Chọn CPU thứ nhất muốn so sánh

Bước 3: Tìm kiếm và chọn CPU thứ hai chọn nó vào danh sách so sánh.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Chọn CPU thứ 2 muốn so sánh

Bước 4: Nhấp vào nút "Compare" để xem kết quả so sánh.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Nhấn nút “Compare”

Bước 5: Đánh giá kết quả dựa trên thông tin hiệu năng và thông số kỹ thuật.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Kết quả so sánh CPU trên website CPUBenchmark

5.3 CPU-World (www.cpu-world.com)

CPU-World là một trang web cung cấp thông tin về các loại vi xử lý (CPU) của nhiều hãng khác nhau như Intel, AMD, VIA, Transmeta, Cyrix, IDT, IBM, Motorola, HP, Sun, NEC, Fujitsu, ARM, Qualcomm, Samsung, Apple, Nvidia và một số hãng khác. CPU-World cung cấp các thông tin về các thế hệ, kiến trúc, cấu hình và thông số kỹ thuật của các CPU. Ngoài ra, trang web còn cung cấp các bài viết về công nghệ CPU, bảng giá và các thông tin liên quan đến CPU.

Để so sánh CPU trên CPU-World, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của CPU-World

Bước 2: Nhập tên của CPU cần so sánh vào ô tìm kiếm trên trang chủ.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Nhập tên CPU cần so sánh vào ô tìm kiếm

Bước 3: Chọn CPU bạn muốn so sánh từ danh sách kết quả tìm kiếm.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Chọn CPU muốn biết thông tin trong danh sách hiện ra

Bước 4: Tại trang thông tin chi tiết của CPU, bạn có thể xem các thông số kỹ thuật của CPU và so sánh với các CPU khác bằng cách chọn các tab tương ứng.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Kết quả của CPU bạn tìm kiếm

Bước 5: Nếu muốn so sánh nhiều CPU cùng lúc, bạn có thể chọn các CPU cần so sánh và bấm nút "Compare" ở phía trên của trang thông tin chi tiết CPU để tạo ra bảng so sánh.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Sử dụng Compare để so sánh nhiều CPU

Bước 6: Tại bảng so sánh, bạn có thể thấy các thông số kỹ thuật và hiệu năng của các CPU được so sánh và so sánh chúng với nhau.

Cách so sánh cấu hình laptop năm 2024
Kết quả so sánh CPU trên trang web CPU-World

Lưu ý: CPU-World cung cấp nhiều thông tin về CPU, tuy nhiên, đôi khi các thông tin này có thể không được cập nhật mới nhất. Bạn nên tham khảo thêm các nguồn thông tin khác để đưa ra quyết định chính xác hơn.

6. Tổng kết

Qua bài viết, những kiến thức về CPU và các hãng CPU hàng đầu hiện nay bao gồm Intel và AMD, cũng như các dòng sản phẩm nổi bật của họ đã được cung cấp đầy đủ đến bạn đọc. Bên cạnh đó, Khóa Vàng cũng đã khám phá giúp bạn các phương pháp so sánh CPU đơn giản, nhanh chóng, từ việc so sánh cùng hãng đến so sánh giữa các hãng khác nhau. Và cách so sánh chip máy tính nhanh chóng hiệu quả nhất chính là nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba, từ các phần mềm miễn phí, nhanh chóng, đơn giản.

Hy vọng rằng, với những kiến thức và hướng dẫn so sánh CPU trên đây mà Khóa Vàng đã tổng hợp, bạn sẽ có được những lựa chọn phù hợp và thông minh cho máy tính của mình. Hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ để có được sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của bạn.

Làm sao để xem cấu hình laptop?

Kiểm tra thông tin laptop bằng lệnh “msinfo32”.

Bạn nhấn phím “Windows” + R. ... .

Nhập lệnh“msinfo32”.

Bảng thông tin cấu hình laptop sẽ hiện ra. ... .

Chọn Properties..

Bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ thông tin của hệ điều hành Windows như hình bên dưới. ... .

Cửa sổ RUN hiện ra bạn gõ tiếp vào "dxdiag" sau đó Enter. ... .

Thông tin của máy..

Xem cấu hình máy laptop ở đâu?

Rất đơn giản, chỉ cần nhấn tổ hợp phím “Cửa sổ Windows +R”. Sau đó 1 hộp thoại hiện ra các bạn gãy gõ “msinfo32” để toàn bộ thông tin máy tính hiện ra. Ngoài thông số về cấu hình, các bạn còn có thể xem được nhiều thông tin khác về phần cứng, phần mềm đang chạy trên máy.

Cấu hình của máy tính là gì?

Cấu hình máy tính là gì? Cấu hình máy tính được hiểu là tất cả các thông số kỹ thuật của phấn cứng được tích hợp trên máy bao gồm loại chip xủ lý, thông số Card màn hình, Card mạng cũng như dung lượng RAM, kích thước màn hình, trọng lượng của máy,…

Thông tin máy tính xem ở đâu?

Bước 1: Bạn click chuột phải vào "My Computer" hoặc "This PC" > chọn "Properties". Bước 2: Hộp thoại "System Properties" xuất hiện, đến đây là bạn có thể xem những thông tin của cấu hình máy tính như sau: Thông số CPU, RAM, hệ điều hành đang dùng (Win 7, Win 8 hay Win 10), trạng thái bản quyền Windows.