Cách trị đau hông trái

Bạn thường xuyên bị đau bên hông trái và băn khoăn không biết đau hông bên trái có phải là biểu hiện của bệnh lý gì nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Nếu có những biểu hiện đau hông bên trái lặp đi lặp lại nhiều lần, có dấu hiệu gia tăng cả về mức độ lẫn tần suất thì bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những cơn đau như vậy, để có biện pháp điều trị kịp thời. Đau hông bên trái thông thường do những nguyên nhân sau:

Do bệnh lý

– Đau bên mạn sườn trái phần nhiều là sỏi thận: Khi đó cơn đau của bạn sẽ khu trú ở vùng mạn sườn trái, bụng bên trái, xuyên ra sau lưng, đau theo cơn, đau quặn, bạn không thể làm được gì, càng đi lại, càng vận động càng đau, nhưng nằm nghỉ thì hết, cơn đau có thể kèm theo tiểu buốt, tiểu đau, tiểu ra máu.

Đau vùng hông bên trái có thể là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp, sỏi thận, dây thần kinh hông… [ảnh minh họa]

– Hội chứng thắt lưng hông khi bạn bị đau ở vùng hông trái phía sau, cơn đau sẽ đi từ cột sống, lan xuống qua mông và mặt sau đùi, khiến bạn khó khăn trong đi lại và rất khó để ngồi xổm vì càng ngồi xổm càng đau… Khi ấn vào chính giữa mông ở phía sau sẽ rất đau là do liên quan đến đau dây thần kinh hông to nằm ở phía sau mông.

– Viêm khớp háng nếu bạn bị đau vùng háng trái: cơn đau có đặc điểm là đau tăng khi vận động, đau rõ hơn khi dạng chân ra, bước chân lên hoặc khép chân vào, thậm chí chỉ cần xoay chân cũng đủ gây đau. Nhưng nếu bạn đứng im hoặc nằm xuống thì hết đau, cơn đau thường rõ vào buổi sáng và cuối buổi chiều, ấn vào vùng hông, mặt ngoài bên trái sẽ thấy rất đau.

– Ngoài ra các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn,… cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau bên hông trái.

Do các yếu tố cơ học

– Chấn thương: Những tai nạn, va chạm gây tổn thương cột sống là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau hông bên trái.

Những chấn thương trong thể thao cũng gây ra những cơn đau bên hông trái [ảnh minh họa]

– Tập luyện và vận động sai cách, sai tư thế: Những vận động viên thể thao hoặc người hay tập thể dục thường xuyên, cần thực hiện đúng động tác với cường độ phù hợp vì nếu không sẽ dẫn tới nguy cơ đau hông bên trái. Mang vác đồ sai cách hay ngồi quá lâu một chỗ, nằm ngủ sai tư thế, hoặc nằm nghiêng bên trái quá lâu… đều có thể dẫn tới nguy cơ đau hông bên trái thậm chí cong vẹo cột sống, gù lưng…

– Lao động nặng: những công việc đặc thù phải thường xuyên bê vác nặng quá sức khiến cột sống dễ tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

– Thừa cân: Cân nặng lớn sẽ gây áp lực đến xương khớp, khiến xương khớp hoạt động quá sức gây ra những cơn đau xương khớp, đau hông bên trái.

Cách xử trí khi bị đau bên hông trái

Khi có những triệu chứng đau bên hông trái kéo dài bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân đau và có biện pháp điều trị kịp thời

Đi khám khi có những triệu chứng đau bên hông trái [ảnh minh họa]

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn, đối với dân văn phòng phải làm việc với cường độ thời gian dài với máy tính hoặc làm những công việc bê vác nhiều bạn cần làm việc đúng tư thế [Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng, không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc] có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

– Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho xương khớp.

– Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học: uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm vitamin, canxi… để giúp bạn tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ giảm những cơn đau nhanh chóng hơn. Hạn chế tối đa thuốc lá, uống nhiều rượu, bia… các chất có cồn, có gas… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau hông trái có thể là do va đập hay mỏi cơ nhưng phần lớn là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Trong trường hợp bạn tự nhiên bị đau hông bên trái và kéo dài nhiều ngày hay lặp lại liên tục trong một thời gian thì hãy cẩn thận rất có thể bạn đã mắc phải 1 trong 5 bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

Hiện tượng đau nhức tại vùng hông bên trái có thể là đau âm ỉ thông thường hay đau đớn dữ dội thành từng cơn. Rất nhiều nguyên nhân gây đau hông trái được chuyên gia xương khớp chỉ ra trong đó phổ biến nhất là:

Trường hợp chấn thương vùng hông bên trái người bệnh có thể nhận biết qua vết sưng đỏ, bầm tím ngay tại hông kèm theo là cơn đau nhức, khó chịu. Chỉ cần sử dụng biện pháp giảm đau thông thường như dùng cao nóng xoa bóp kết hợp nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuỳ vào mức độ chấn thương nặng nhẹ mà thời gian hồi phục nhanh chậm.

Khi mang thai cơ thể có rất nhiều thay đổi kèm theo đó là những thói quen xấu của chị em có thể là nguyên nhân gây đau nhức ở nhiều vị trí khớp khác nhau. Trường hợp bà bầu bị đau hông trái chủ yếu là do cổ tử cung lớn gây áp lực cho dây thần kinh hông nhất là những tháng cuối thai. Điều này khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi.

Ngoài hai nguyên nhân trên thì các yếu tố bệnh lý về đại tràng, sỏi thận hay xương khớp cũng là nguyên nhân gây đau nhức hông trái. Căn cứ vào bệnh lý mà mọi người mắc phải sẽ có biểu hiện khác nhau.

5 bệnh lý thường gặp gây đau hông trái

Do có cùng biểu hiện là đau hông bên trái nên nhiều người nhầm lẫn các bệnh lý với nhau gây ảnh hưởng đến kết quả chữa trị. Chính vì vậy để xác định đúng bệnh mọi người hãy đến các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán, ngoài ra mọi người có thể nhận biết qua một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

1/ Bệnh sỏi thận

Đau hông bên trái là dấu hiệu khá điển hình ở bệnh nhân sỏi thận. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau tức tại mạn xương và hông trái. Mức độ đau thường quặn xuống và đau theo từng cơn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Khi cơn đau xảy ra người bệnh sẽ không thể thực hiện công việc mình đang làm dở, nếu càng gắng sức để làm thì mức độ đau sẽ càng dữ dội hơn.

Đi kèm với cơn đau này người bệnh thường bị tiểu buốt, tiểu đau hay tiểu ra máu.

Người bệnh sỏi thận thường xuyên bị đau vùng bụng trước và hông bên trái

2/Bệnh đại tràng

Trong trường hợp đại tràng người bệnh sẽ thấy cơn đau xuất phát từ hố chậu hai bên hay vùng hạ xương, hông trái hoặc phải. Người bệnh sẽ bị đau dọc theo khung đại tràng với những cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn.

Ngoài hiện tượng đau hông trái, bệnh nhân bị đại tràng còn gặp phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…

3/Hội chứng thắt lưng hông

Một bệnh lý gây đau hông trái nữa được xác định đó chính là hội chứng thắt lưng hông. Nếu mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ bị đau từ cột sống, lan sau mông bên trái và sau đùi. Điều này gây cản trở cho các hoạt động đi đứng, hành động ngồi xổm sẽ càng khiến cơn đau nặng nề hơn.

Để xác định, hiện tượng đau hông trái của mình có phải do bệnh lý này gây ra hay không bạn có thể dùng tay ấn vào giữa hông, trường hợp sau ấn thấy đau thì nhiều khả năng bạn đã mắc hội chứng này cần đi khám ngay.

4/Bệnh đau dây thần kinh toạ

Trường hợp dây thần kinh toạ [dây thần kinh hông to] bị chèn ép, tổn thương dễ gây đau hông bên trái hoặc hông phải. Cơn đau thần kinh toạ thường bắt đầu từ vùng thắt lưng dưới sau đó lan ra hông trái, mông rồi xuống sau đùi, kheo, bắp chân rồi xuống tận gót và ngón chân. Kèm theo đó là tình trạng đau châm chích, tê buồn như kiến bò vô cùng khó chịu.

5/Bệnh viêm khớp háng

Khớp háng bị viêm đau đau nhức 

Đau hông trái có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp háng bên trái. Tại vị trí khớp háng bị viêm sẽ có cảm giác sưng đau và lan ra vùng xung quanh do đó người bệnh thường bị đau hông. Đặc điểm của bệnh viêm khớp háng là đau khi vận động và thực hiện các động tác bước chân lên cầu thang hay dạng chân sang ngang, xoay chân cũng sẽ gây đau nhức.

Đau thường xuất hiện vào sáng sớm và ban đêm khi đi ngủ.

Những điều cần nhớ khi bị đau hông trái

Hiện tượng đau hông trái không hề đơn giản, càng để lâu bệnh càng khó chữa tình trạng đau nhức càng tăng chính vì thế mọi người nên cẩn thận bởi khả năng vận động có thể bị đe doạ. Những điều dưới đây sẽ giúp người bệnh xử lý đúng cách, hiệu quả khi bệnh xảy ra.

Trong trường hợp bị đau hông trái khi chưa xác định được nên làm gì, khám bệnh ở đâu mọi người nên thực hiện các cách giảm đau tạm thời tại nhà, tránh đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc nhất là phụ nữ mang thai.

- Cách giảm đau tại nhà đơn giản nhất là sử dụng biện pháp chườm nóng hoặc đá lạnh để chườm giảm đau.

- Kê gối mềm ở dưới mông khi ngồi hoặc nằm để tạo sự thoải mái.

Người bệnh không tự điều trị tại nhà khi chưa xác định chính xác bệnh mà mình mắc phải.

Khi bị đau nhức dữ dội, kéo dài hãy đến ngay cơ sở uy tín để thăm khám, chụp chiếu chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị.

Tìm đến cơ sở uy tín để điều trị bệnh hiệu quả

Qua kết quả nhận được từ phim chụp và triệu chứng mà người bệnh gặp phải bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết mình bị đau lưng hông do đâu. Cũng căn cứ vào kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất với người bệnh đau hông trái. 

Ngoài phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh đau hông trái nên làm gì và không nên làm gì; nên ăn gì và không nên ăn gì; tập luyện như thế nào để sớm khỏi bệnh. Với các bệnh lý về xương khớp như đau thần kinh toạ mọi người càng phải chú ý nên thực hiện tập luyện môn thể thao nào để tránh gây đau hông trái nặng hơn.

Nguồn: Bệnh xương khớp

Video liên quan

Chủ Đề