Cách trị ngứa chân răng tại nhà

Tình trạng ngứa nướu răng có thể là dấu hiệu cho thấy nướu đang bị viêm, chấn thương hay có mảng bám. Vậy liệu có cách nào giúp bạn điều trị và phòng ngừa tình trạng khó chịu này?

Khi nướu bị viêm hay kích ứng, bạn dễ gặp phải tình trạng ngứa nướu răng gây khó chịu suốt ngày dài. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa nướu răng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này nhé!

Nguyên nhân gây ngứa nướu răng

Nếu có thể tìm ra nguyên nhân gây ngứa nướu răng, bạn sẽ biết cách cải thiện tình hình hiệu quả. Bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra xem mình có mắc phải một trong những nguyên nhân sau không.

Chấn thương nướu:

Chấn thương nướu có thể khiến vùng này bị đau, khó chịu và ngứa. Những chấn thương này có thể do bạn chơi thể thao quá mạnh hay có thói quen nghiến răng. Ngoài nghiến răng, nướu cũng có thể bị tổn thương, kích ứng và ngứa nếu bạn sử dụng thuốc lá điện tử.

Cách trị ngứa chân răng tại nhà
ngứa nướu răng có thể là dấu hiệu cho thấy nướu đang bị viêm

Mảng bám:

Thức ăn thừa trong miệng cùng với vi khuẩn sẽ khiến mảng bám ngày càng tích tụ. Theo thời gian, mảng bám này có thể dẫn đến các bệnh nướu răng. Các triệu chứng cho thấy răng và nướu đang bị tích tụ nhiều mảng bám là nướu nhạy cảm, chảy máu nướu khi đánh răng và ngứa nướu răng.

Viêm nướu:

Ngứa nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu hay còn gọi là bệnh nha chu. Tuy nhiên, đây là một tình trạng răng miệng nhẹ và chưa dẫn tới nhiều biến chứng.

Dị ứng:

Bạn có thể bị ngứa nướu răng nếu nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, một số loại thuốc hay thú cưng. Thậm chí các chứng dị ứng theo mùa như sốt cỏ khô cũng có thể khiến nướu bị ngứa.

Thay đổi hormone:

Các thay đổi nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến nướu. Vậy nên, những ai đang trải qua thời kỳ thay đổi nồng độ hormone như phụ nữ mang thai, trẻ dậy thì, phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể bị ngứa nướu răng thường xuyên hơn. Những đối tượng này cũng có thể gặp các triệu chứng miệng khác như nướu bị đau, nhạy cảm và chảy máu.

Khô miệng:

Miệng có khả năng tự điều chỉnh độ ẩm tự nhiên của mình. Thế nhưng, miệng có thể không sản xuất đủ nước bọt để làm ẩm nướu và lưỡi nếu bạn gặp một số vấn đề sức khỏe hoặc phải uống một số thuốc nhất định. Tình trạng này gọi là chứng khô miệng và có thể dẫn đến tình trạng ngứa nướu.

Răng giả:

Bạn có thể gặp tình trạng ngứa nướu răng nếu đeo răng giả không phù hợp với hàm. Nếu răng giả không vừa vặn, thức ăn có thể kẹt lại ở khoảng cách giữa răng giả và nướu. Điều này sẽ khiến vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh dẫn đến nướu bị nhiễm trùng, viêm, nhạy cảm và ngứa.

Cách chữa chứng ngứa nướu răng phụ thuộc vào nguyên nhân. Đôi khi, bạn có thể tự chữa tại nhà nhưng một số trường hợp có thể đòi hỏi sự can thiệp từ nha sĩ.

Cải thiện ngứa nướu răng tại nhà

Nếu thấy tình trạng chưa quá nặng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện tình hình sau đây.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc dùng thêm các loại nước súc miệng sát trùng không chứa cồn để quy trình vệ sinh răng miệng toàn diện hơn.

Cách trị ngứa chân răng tại nhà
một số phương pháp cải thiện tình hình

Súc miệng nước muối: Bạn hãy hòa 1 muỗng cà phê muối vào khoảng 250ml nước ấm để tự làm nước súc miệng tại nhà. Nước muối có thể giúp giảm kích ứng và ngứa nướu răng rất tốt.

Ngậm đá: Bạn có thể ngậm đá viên để làm mát nướu và chấm dứt cơn ngứa. Nước đá cũng sẽ giúp miệng bớt khô hơn đấy.

Thay đổi lối sống: Bạn cần bỏ thuốc lá và cả thuốc lá điện tử vì đây là những tác nhân gây kích ứng nướu. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thức ăn quá cay, nhiều axit, nhiều tinh bột hay nhiều đường.

Thủ thuật y tế trị ngứa nướu răng

Nếu cách chữa ngứa nướu răng tại nhà không hiệu quả, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây ngứa và có cách chữa hợp lý hơn. Một số cách chữa nha sĩ có thể dùng gồm:

Thuốc kháng histamin: Nếu bạn bị ngứa nướu do dị ứng, nha sĩ có thể kê thuốc kháng histamin để giúp ngăn chặn các triệu chứng.

Đeo miếng bảo hộ răng: Miếng bảo hộ răng giúp hạn chế các tổn hại từ việc chơi thể thao hay nghiến răng ban đêm.

Lấy vôi răng: Nha sĩ sẽ dùng một công cụ đặc biệt để giúp bạn loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ ở răng và nướu. Kỹ thuật lấy vôi răng này sẽ giúp bạn làm sạch những mảng bám mà bàn chải không xử lý được.

Nạo sạch túi nha chu: Đây là kỹ thuật giúp làm sạch sâu hơn những mảng bám trên răng và nướu.

Phương pháo lasering: Thủ thuật y tế này giúp loại bỏ mảng bám và cao răng hiệu quả bên cạnh cách lấy vôi răng và nạo túi nha chu.

Cách phòng ngừa ngứa nướu răng

Cách trị ngứa chân răng tại nhà
cần chăm sóc răng miệng tốt

Để không phải rơi vào tình trạng ngứa nướu răng khó chịu, bạn cần chăm sóc răng miệng tốt để không mắc bệnh nha chu. Bạn có thể áp dụng các cách phòng tránh ngứa theo các lời khuyên sau đây:

Thường xuyên đi khám răng: Bạn nên đến nha sĩ 2 lần/năm để làm sạch sâu các mảng bám trên răng. Khi đi khám, bạn cũng có thể nhờ nha sĩ kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh răng miệng để phòng ngừa kịp thời.

Vệ sinh răng miệng: Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày, bạn cũng nên súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn thừa trong miệng.

Hạn chế thực phẩm gây kích ứng nướu: Nướu sẽ dễ bị kích ứng hơn nếu bạn ăn những thực phẩm có tính axit, tinh bột và đường. Bạn hãy chú ý xem mình có bị ngứa nướu hơn sau khi ăn những món này không để cắt giảm hợp lý.

Tuy tình trạng ngứa nướu răng khá khó chịu nhưng bạn có thể cải thiện và phòng ngừa sớm bằng cách giữ vệ sinh răng miệng tốt và tập bỏ dần những thói quen xấu. Sức khỏe răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào từng thói quen nhỏ mỗi ngày đấy!

Tại sao lại bị ngứa chân răng?

Việc thức ăn thừa bám dính tại các kẽ răng cùng với vi khuẩn sẽ khiến mảng bám ngày càng tích tụ. Theo thời gian, mảng bám này có thể dẫn đến các bệnh nướu răng. Các triệu chứng cho thấy răng và nướu đang bị tích tụ nhiều mảng bám đen là nướu nhạy cảm, chảy máu nướu khi đánh răngngứa nướu răng.

Bị viêm chân răng phải làm thế nào?

Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả.
Cạo vôi răng: loại bỏ mảng bám cũng như vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu răng..
Chà chân răng: làm nhẵn bề mặt chân răng với mục đích ngăn chặn vôi răng và vi khuẩn bám trở lại..
Uống thuốc kháng sinh: có thể giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn..

Làm sao để hết mủ chân răng?

Một số các thủ thuật thường được sử dụng để xử lý ổ viêm chân răng có mủ:.
Chích rạch ổ mủ..
Loại bỏ dị vật ở lợi..
Vệ sinh răng miệng để điều trị bệnh viêm quanh răng..
Cắt cuống răng để loại bỏ nhiễm trùng..
Nhổ răng nếu tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng..

Viêm chân răng ngậm gì?

Nước muối: pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày. Tính sát khuẩn của muối có tác dụng giảm sưng và sát khuẩn khi bị viêm chân răng. Gừng tươi: thái sợi gừng tươi và đun với nưới sôi trong vòng 15-20 phút và súc miệng hàng ngày. Tính cay, nóng của gừng giúp tiêu viêm và giảm sưng, đau rất hiệu quả.