Cán bộ không làm việc trong cơ quan nhà nước ở cấp xã có dụng không

Cán bộ, công chức là ai? Pháp luật hiện nay quy định những việc cán bộ, công chức không được làm gồm những nội dung gì? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây

Cán bộ, công chức là ai?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ( đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

– Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định trong Luật cán bộ, công chức

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Văn hóa giao tiếp với nhân dân

Khoản 2 Điều 17 quy định Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Không được bán hàng đa cấp

Điểm đ khoản 2 điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng không được phép tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.

Không được kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý

Theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức không được Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ

Theo đó, vẫn có thể được phép kinh doanh mà không phải là các vị trí như người thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã

Không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản có liên quan, thì cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, Điểm b Khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 cũng quy định cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.

Không được góp vốn vào doanh nghiệp có ngành nghề trực tiếp quản lý

Theo quy định tại khoản 4 điều 20 luật phòng chống tham nhũng năm 2018, đối với cán bộ, công chức là Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 17 Luật luật sư năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012),  những người đang là cán bộ, công chức, viên chức thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Một số công việc khác mà cán bộ, công chức không được làm

Cán bộ, công chức không được làm những việc sau đây:

– Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

– Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Cán bộ, công chức là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

– Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

– Cán bộ công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

Trên đây là nội dung Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Công chức bị án treo có bị kỷ luật buộc thôi việc không?

LƯƠNG HẠNH   -   Chủ nhật, 06/11/2022 14:00 (GMT+7)

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được quy định như sau:

- Cán bộ cấp xã: Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội;

- Công chức cấp xã: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Theo đó, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Cán bộ cấp xã gồm:

1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;

3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;

4. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

5. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

6. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

7. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

8. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã gồm: 

1. Trưởng Công an;

2. Chỉ huy trưởng Quân sự;

3. Văn phòng - thống kê;

4. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

5. Tài chính - kế toán;

6. Tư pháp - hộ tịch;

7. Văn hóa - xã hội.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được phép làm theo quy định mới nhất. Cán bộ nhà nước, công chức, viên chức nhà nước không được phép làm những việc gì?

Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, cán bộ, công chức và viên chức đang không ngừng trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi thêm kinh nghiệm dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Đảng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ quy định của pháp luật, tận tụy trong công việc, tuân thủ quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng như chịu sự thanh tra, kiểm tra của của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Với vai trò quan trọng của mình nên pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định mà cán bộ, công chức và viên chức không được làm để đảm bảo sự khách quan, vô tư và đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện được.

1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức KHÔNG được làm:

Theo quy định của pháp luật tại Điều 19 Luật Viên chức đã nêu rõ những hành vi, việc làm mà viên chức không được làm như sau:

Điều 19. Những việc viên chức không được làm

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Thế nào là cán bộ? Thế nào là viên chức? Thế nào là công chức?

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức không được làm những việc sau:

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 

2. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác:

Thứ nhất, về nhiệm vụ đã được cấp trên giao cho cán bộ, công chức và viên chức cần nghiêm túc thực hiện để hoàn thành tốt công việc. Cấm mọi trường hợp thoái thác, trốn trách nhiệm khiến cho công việc bị ngưng trệ.

Thứ hai, trong môi trường tại nơi làm việc, cán bộ công chức và viên chức không được chia bè phái, nói xấu, thực hiện những hành vi gây mất đoàn kết mọi người tại trụ sở, cơ quan làm việc. Bác Hồ đã từng có câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.” hay trong dân gian của Việt Nam có câu thành ngữ ” Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Điều này khẳng định rằng chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh, những người làm việc trong Nhà nước có sự hỗ trợ lẫn nhau, không đùn đẩy mới tạo nên niềm tin cho nhân dân.

Thứ ba, không tự ý bỏ việc hoặc đình công. Cán bộ, công chức và viên chức được Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức hiện hành điều chỉnh. Nếu như cán bộ không đủ sức khỏe, không đủ năng lực hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục công tác thì có quyền viết đơn xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm. Công chức khi bị hạn chế về năng lực làm việc, do tổ chức sắp xếp, có nguyện vọng thôi việc và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì công chức làm đơn xin thôi việc để gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét và quyết định. Theo Luật viên chức 2010 quy định thì viên chức làm việc dưới hợp đồng làm việc, hợp đồng làm việc của viên chức và hợp đồng lao động của người lao động có những quy định khác nhau, trong đó có về giải quyết chế độ nghỉ việc. Viên chức sẽ nghỉ việc trong ba trường hợp sau đây: hết thời hạn giao kết hợp đồng làm việc có xác định thời hạn, đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, với những quy định pháp luật nêu trên Luật nghiêm cấm những hành vi bỏ việc giữa chừng, không vì lý do chính đáng cũng như thực hiện đình công. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đó cũng như gây mất trật tự ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

Xem thêm: Quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

Thứ tư, sử dụng tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân vào mục đích bất hợp pháp.

Trong quá trình làm việc, cán bộ, công chức, viên chức được quyền sử dụng tài sản công để thực hiện công việc. Tuy nhiên đã là tài sản công thì mọi người không được sử dụng cho mục đích cá nhân cũng như việc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.

Thứ năm, không được lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

Trong quá trình đảm nhiệm công tác, cán bộ, công chức viên chức nếu lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để vụ lợi cho cá nhân thì có thể bị xử lý, nếu đã cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội dưới mọi hình thức.

Việt Nam hiện nay đang phấn đấu để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy trí tuệ cũng như khả năng của bản thân. Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề nhạy cảm khi Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa bản sắc dân tộc đa dạng, khi có 63 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nền văn hóa khác nhau. Nếu tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi phân biệt đối xử nêu trên thì sẽ mất tinh thần đoàn kết.

3. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện liên quan đến bí mật nhà nước:

Thứ nhất, bí mật nhà nước là nguồn thông tin không được truyền ra ngoài dưới bất kì mọi hình thức. Đối với cán bộ, công chức khi nghỉ hưu hoặc thôi việc trong thời hạn 05 năm sẽ không được làm những ngành nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm khi làm việc cho công ty, tổ chức nước ngoài.

Thứ hai, viên chức khi làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập mà nắm giữ được những thông tin liên quan đến công vụ, bí mật của cơ quan, nhà nước thì không được truyền ra bên ngoài, làm lộ bí mật. Luật hiện nay không quy định về thời hạn không được làm ngành nghề mà mình đã đảm nhiệm sau khi thôi việc, nghỉ hưu trí như cán bộ, công chức. Tuy nhiên, bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh tại nơi làm việc là những vấn đề nhạy cảm, không nên lộ thông tin ra ngoài để đảm bảo an toàn, trật tự quốc gia.

Xem thêm: Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã

4. Những công việc khác mà cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện:

Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp;

Thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước không được thành lập và quản lý doanh nghiệp;

Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn thành lập doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:

– Đối với công ty cổ phần: chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn, không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát;

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia góp vốn đối với loại hình doanh nghiệp này;

– Đối với công ty hợp danh: cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia vào loại hình doanh nghiệp này với tư cách là thành viên góp vốn, chứ không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.

Thứ ba, không được lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân, cho phép doanh nghiệp của người thân tham dự các gói thầu do mình quản lý, để vợ chồng, bố mẹ, con của mình kinh doanh ngành nghề mà người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu quản lý.

Như vậy, trên đây là những hành vi, công việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện. Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện công việc, tiếp xúc với nhân dân thì cán bộ, công chức, viên chức không được tỏ ra thái độ hách dịch, cậy quyền, hạch sách không tiếp, không giải quyết công việc mà dân đến làm việc.

Xem thêm: Thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức