Cây cam trồng bao nhiêu năm thì thu hoạch năm 2024

Hiện nay, cây cam là cây trồng nằm trong định hướng phát triển cây trồng mới của tỉnh với các vùng tập trung như Bản Giang, Bản Hon, Nùng Nàng huyện Tam Đường … với diện tích trồng năm 2013 trên 60 ha, năm 2014 trên 50 ha. Để vùng cam phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, bà con cần lưu ý một số điểm sau:

1. Mật độ trồng cam, kỹ thuật làm đất và chọn cây xen canh

- Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng).

- Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là 4m x 5m.

- Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha, với khoảng cách khoảng 4m x 2m, 3m x 3m, 3m x 4m.

- Có thể làm thành các mô đất để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80 cm, cao 20-30 cm. Phần giữa mô nên trộn với 100-200 g phân lân và 5-10 kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu.

- Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cm x 40cm x 40cm hoặc 60cm x 60cm x 60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cm x 70cm x 70cm. Lớp đất đào lên được trộ đều với 30 kg phân chuồng hoai mục loại tốt, trộn với 0,2-0,5 kg phân Văn Điển, với 0,1-0,2 kg sulfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

2. Kỹ thuật bón phân

- Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Thông thường sẽ bón phân theo công thức như sau:

+ Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300 g ure; 100-300 g DAP và 100 g clorua kali (KCl).

+ Cây 4-6 tuổi bón: 350-450 g ure; 450-550 g DAP và 250 g clorua kali/cây.

+ Cây 7-9 tuổi bón: 600-750 g ure; 650-850 gDAP; 350 g clorua kali/cây

+ Cây 10 tuổi bón: 800-1700 g ure; 900-1100 g DAP, 450 g clorua kali/cây.

- Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây. Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:

+ Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm.

+ Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali.

+ Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali.

+ Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm

Bón thêm phân hữu cơ với lượng 20 kg/cây.

3. Chăm sóc

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

- Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống, loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.

Đến thôn 7, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) không khó để tìm đến nhà anh Minh- “Triệu phú cam sành” là cái tên thân thương người dân địa phương thường gọi anh. Bởi anh chính là người đầu tiên chinh phục giống cam miền Tây trên đất Đại Lào và đã thành công với nó.

Ghé vườn cây trái của gia đình anh Minh, chúng tôi không khỏi bất ngờ với vườn cam sành rộng 1,5 ha xanh tốt, trĩu quả. Vừa hái những trái cam anh Minh vừa vui vẻ chia sẻ, đây là năm thứ 2 vườn cam nhà anh cho thu hoạch. Vườn cam này, mỗi năm cho thu 2 vụ.

“Năm nay, ước tính cả 2 vụ thu được khoảng trên 60 tấn quả. Bình quân, cam được bán với giá từ 20 - 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, tính sơ sơ gia đình tôi thu về được khoảng 1 tỷ đồng”, anh Minh cho biết thêm.

Theo anh Minh, cam sành trồng được trên rất nhiều loại đất, kể cả đất pha cát. Điều quan trọng là phải chủ động được nguồn nước để tưới cho cam. Tất cả các yếu tố từ thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước ở vùng đất này đều rất thuận lợi để cây cam phát triển.

Là người miền Tây, nên từ nhỏ anh đã được làm quen với nghề trồng cam sành, vốn đã nổi tiếng của vùng đất Cái Bè. Từ cách chọn giống, đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, anh đều nắm rất kỹ lưỡng.

Cây cam trồng bao nhiêu năm thì thu hoạch năm 2024

Nhờ nắm bắt kỹ thuật tốt nên vườn cam nhà anh Minh luôn đạt năng suất cao

Được biết, năm 2009, sau khi lập gia đình, anh “khăn gói” về quê vợ ở xã Đại Lào (TP Bảo Lộc) lập nghiệp. Sau khi vay mượn hai bên gia đình, vợ chồng anh mua được 1,5 ha đất sản xuất và anh chọn cây cam để trồng. Từ đó, anh bắt tay vào làm đất, lên luống rồi quay trở lại miền Tây mua giống cam.

Hiện nay, vườn cam của anh có khoảng 4.000 gốc. Trong đó, 1 ha (với 2.700 gốc) đã cho thu hoạch, 5 sào còn lại bắt đầu cho quả bói.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng cam anh Minh cho biết: “Trồng cam sành không khó, nhưng để thành công đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật, từ cách chọn giống đến các khâu chăm sóc, bón phân, xịt thuốc… làm sao để cam cho trái đều, quả không bị sâu bệnh”.

“Để phòng bệnh cho cam có hiệu quả, ngoài việc xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng cho cam theo định kỳ, thì cần tưới nước thường xuyên để rửa các loại nấm bệnh, côn trùng bám đậu trên lá. Đặc biệt, từ khi cây ra hoa kết trái đến khi thu hoạch cần phải bón đủ phân và đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên 2 lần/ngày cho cam. Ngoài ra, trước khi trồng cam cần phải lên luống sẵn, sau đó mới đào hố để trồng. Thông thường, trồng hàng cách hàng 2 mét và cây cách cây 1,5 mét”, anh Minh nói thêm.

Từ hiệu quả mang lại của vườn cam này, một số hộ dân trong xã Đại Lào đã chủ động tìm đến học hỏi kinh nghiệm về để nhân rộng mô hình. Vì vậy, cùng với việc ngày ngày chăm sóc vườn cam, anh Minh còn sản xuất cây giống để cung cấp cho những người có nhu cầu tại địa phương.

Chỉ tính riêng năm 2014, anh đã xuất bán được hơn 10.000 cây giống cam, với giá từ 12 - 14 ngàn đồng/cây. Ngoài ra, anh còn tận tình tư vấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam cho người dân quanh vùng khi muốn phát triển loài cây này.

Bà Đoàn Thị Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Lào (TP Bảo Lộc), cho biết : Mô hình trồng cam của anh Minh là mô hình phát triển kinh tế “điểm” và có hiệu quả cao của xã.

“Anh Minh đã giúp đỡ rất nhiều hộ trong xã cùng phát triển cây cam. Với sự hỗ trợ này, đến nay, toàn xã Đại Lào đã có 6 hộ đầu tư trồng cam, với diện tích từ 3 - 5 sào/1 hộ. Từ hiệu quả thực tế này, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có phương án để vận động bà con nông dân kết hợp trồng thêm cam sành để tăng thu nhập ”, bà Thuận chia sẻ thêm.

Cam sành trồng hạt bao lâu có trái?

I./ Đặc tính giống: Cam sành được nhân giống từ nguồn sạch bệnh, Trái dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.

Cây cam bao nhiêu năm có trái?

Cam được trồng mật độ dày, trung bình khoảng 5.000 cây/ha (2m2/cây) nên kiểu canh tác này còn được người dân gọi là “cam rẫy” hay “cam rau”. Cam bắt đầu ra trái khi cây được 18 - 22 tháng tuổi và thu hoạch vụ đầu tiên rất sớm, khoảng 2 năm rưỡi sau khi trồng. Trồng cam sành trên đất lúa được lên liếp như trồng rau màu.

Cây cam sống được bao nhiêu năm?

Cây cam thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, sống lâu năm đến 60 năm. Cam có tên tiếng Anh Orange, tên khoa học Citrus sinensis, xuất xứ từ Đông Nam Á, Ấn Độ.

1 cây cam thu hoạch được bao nhiêu kg?

Một trong những ưu điểm của giống cam ruột đỏ là tuổi thọ cao - khoảng 40 đến 50 năm và cho thu hoạch quanh năm. “Nếu chăm sóc tốt, đến năm thứ 3, một cây cam cara có thể cho khoảng 50 kg, đến năm thứ 4 có thể lên đến 1 tạ/cây”, bà Nghĩa nói.