Chánh văn phòng ban điều hành là gì năm 2024

Chánh văn phòng là chức vụ làm việc trong nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội. Người giữ chức vụ này giữ nhiệm vụ quan trọng và phải đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật.

Một trong những thuật ngữ thường gặp trong bộ máy nhà nước Việt Nam là chánh văn phòng. Thuật ngữ này được gặp ở nhiều bộ máy, từ trung ương, đến tỉnh và huyện. Vậy, chánh văn phòng là chức năng như thế nào? Để trở thành chánh văn phòng thì phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chức danh nào?

Tham khảo thêm bài viết Trao quyết định Bộ Chính trị phân công Chánh văn phòng Trung ương Đảng

Chánh văn phòng là gì?

Mục lục

Chánh văn phòng còn được gọi với tên tiếng anh là Chief of Staff. Chức danh này nói đến người đứng đầu và chịu trách nhiệm về các công việc của văn phòng trong cơ quan nhà nước. Chánh văn phòng cũng chịu trách nhiệm với văn phòng các tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.

Chức vụ chánh văn phòng có vai trò rất quan trọng ở các tổ chức, các cơ quan nhà nước, đoàn thể. Chức danh này được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo quy định pháp luật trong cơ quan nhà nước. Trường hợp không phải cơ quan nhà nước thì chức danh này được bổ nhiệm theo điều lệ, nội quy của một tổ chức.

Chánh văn phòng thường có một số Phó chánh văn phòng hỗ trợ và giúp đỡ công việc. Tùy theo quy mô, chức năng của văn phòng mà số lượng chánh văn phòng có sự khác biệt. Thông thường, khi chánh văn phòng đi công tác thì sẽ ủy quyền lại cho các Phó chánh. Phó chánh văn phòng khi nhận được ủy quyền phải đại diện chánh văn phòng để giải quyết công việc.

Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm với những công việc mà người đại diện thực hiện. Tuy nhiên, chánh văn phòng chỉ chịu trách nhiệm với những công việc trong phạm vi ủy quyền.

Nhiệm vụ chính của chánh văn phòng

Chánh văn phòng ban điều hành là gì năm 2024

Như đã nói ở trên, chánh văn phòng đóng nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nhìn chung, chức danh nghề nghiệp này có những nhiệm vụ quan trọng sau:

  • Tổ chức, chỉ đạo và quản lý những công việc chính của Văn phòng theo quy định của pháp luật
  • Phân công những công việc dành cho Phó chánh văn phòng cùng với những nhân viên thuộc văn phòng
  • Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc những công việc của nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của mình
  • Tổ chức và phối hợp công tác với các phòng chuyên môn trong tổ chức tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trong địa bàn
  • Tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện những hoạt động phối hợp với cơ quan, tổ chức, cơ quan hữu quan
  • Chỉ đạo, đôn đốc nhân viên soạn thảo, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội quy, quy định của tổ chức
  • Kiểm soát việc tuân thủ và chấp hành những quy định của pháp luật, Đảng và Nhà nước đối với công chức, những nhân viên làm việc trong Văn phòng trong quá trình thực hiện những công việc được giao
  • Hỗ trợ Cục trưởng, trưởng cơ quan tổ chức giám sát việc thực hiện nội quy làm việc, chấp hành các nội quy, quy định của tổ chức
  • Thực hiện một số công việc thuộc chuyên môn theo sự phân công của cấp trên, Thủ trưởng đơn vị.

Quyền hạn:

Chánh văn phòng ban điều hành là gì năm 2024

Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

Chánh văn phòng phải đạt được những tiêu chuẩn chức danh nào?

Chánh văn phòng ban điều hành là gì năm 2024

Có thể thấy rằng, chánh văn phòng là chức vụ được tuyển dụng theo cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm. Để được tuyển dụng, chánh văn phòng phải đạt được một số tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Trình độ cử nhân Luật trở lên

Người được bổ nhiệm vào vị trí chánh văn phòng phải có trình độ cử nhân Luật trở lên. Trình độ này phải được đào tạo ở bậc Đại học, Học viện.

Đang làm việc ở ngạch Chuyên viên trở lên

Khi được bổ nhiệm tại vị trí chánh văn phòng thì người được bổ nhiệm phải làm việc trong cơ quan nhà nước. Chức vụ trong cơ quan nhà nước của người này phải từ ngạch Chuyên viên trở lên.

Người được bổ nhiệm ở chức chánh văn phòng phải có khả năng và kinh nghiệm. Những điều này sẽ giúp chánh văn phòng thực hiện được những công việc, nhiệm vụ được giao.

Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc trình độ tương đương trở lên

Ngoài kinh nghiệm làm việc thì chánh văn phòng phải có được trình độ về lý luận chính trị. Những người được bổ nhiệm phải có được tư tưởng chính trị rõ ràng và vững vàng.

Họ phải tránh được những dụ dỗ từ thế lực thù địch. Do vậy, họ phải có trình độ trung cấp về lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.

Có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn theo quy định

Chánh văn phòng phải có trình độ ngoại ngữ tương đương với bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, những người này phải đạt được chứng chỉ tin học theo quy định của Bộ thông tin Truyền thông.

Những người làm việc tại khu vực dân tộc thiểu số mà có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thì không cần chứng chỉ ngoại ngữ. Chứng chỉ này phải được cấp bởi cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.

Ngoài ra, những người là dân tộc thiểu số mà làm việc tại vùng dân tộc thiểu số cũng không cần chứng chỉ này.

Là chức danh nghề nghiệp quan trọng trong cơ quan nhà nước. Ngoài cơ quan nhà nước thì chức danh này còn có ở tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

Người nắm giữ chức vụ này phải thực hiện những công việc liên quan đến đối nội, đối ngoại của tổ chức. Đồng thời, người nắm giữ chức Chánh văn phòng phải đáp ứng được những điều kiện của pháp luật.