Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

1.Truyện Kiều nói mãi không cùng. Vậy cho nên chỉ một vấn đề nhỏ là tuổi của ba chị em Kiều cũng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và biên khảo tham gia tranh luận. Tựu trung có hai quan điểm.

 

Quan điểm thứ nhất căn cứ vào thiên Nội tắc trong Kinh Lễ: “Nữ tử thập hựu ngũ niên nhi kê” 女子十有五年而笄 (Con gái 15 tuổi thì cài trâm), và cho rằng Thuý Kiều “gần 15 tuổi” (tức nhiều nhất là 14). Hầu hết các nhà biên khảo Truyện Kiều xưa nay khi chú giải câu Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê đều hiểu rằng hai chị em Kiều gần tới tuổi “cập kê” 及笄, tức là gần 15 tuổi. Ủng hộ quan điểm này là hầu hết các nhà biên khảo: Bùi Kỉ và Trần Trọng Kim [1925, tr. 55], Bùi Khánh Diễn [1926, tr. 23], Tản Đà [1941, tr. 15]… Lê Văn Hòe [1952, tr. 16] cũng chấp nhận quan điểm “Kiều gần 15 tuổi”, để từ đó phê phán Nguyễn Du:

 

“Kiều mới gần 15 tuổi; cách Thúy-Vân rồi mới đến Vương-Quan. Nghĩa là Vương-Quan tuổi mới độ 11, 12 là cùng. Vậy mà Vương-Quan lại hiểu truyện Đạm-Tiên kỹ càng, tỉ mỉ như thế. Còn Kiều thì không biết tí gì. Đó cũng là một điều khó tin, nhất là Kiều lại không phải người vô học. Nhà chép truyện sắp đặt chưa được khéo” [1952, tr. 20].

 

Quan điểm thứ hai bắt đầu từ Lê Thước [1942], trên tạp chí Tri Tân, căn cứ vào phân tích tâm lí và hành động nhân vật, vào nguyên truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mô tả cái tuổi “niên phương nhược quán” (theo Kinh Lễ là 20 tuổi) của Kim Trọng lúc gặp Nhị Kiều, rồi ông cho rằng Thúy Kiều lúc ấy “phỏng độ 20 tuổi”. Để củng cố lập luận của mình, Lê Thước lại dẫn sách Từ hải 辭海 cho rằng: “Nữ-tử hứa giá, kê nhi tự chi; kỳ vị hứa giá, nhị thập tắc kê” (Con gái đã hứa gả chồng thì cài trâm và đặt tên chữ; còn con gái chưa hứa gả chồng thì hai mươi tuổi cũng cài trâm) [1942, tr. 4]. Ở đây, Từ hải đã dẫn chú giải của Trịnh Huyền cho đoạn “Nữ tử thập hựu ngũ niên nhi kê” trong thiên Nội tắc: “Vị ứng niên hứa giá giả. Nữ tử hứa giá, kê nhi tự chi. Kì vị hứa giá, nhị thập tắc kê” 謂應年許嫁者.女子許嫁, 笄而字之. 其未許嫁, 二十則笄 (Nói việc thuận theo tuổi mà hứa gả chồng. Con gái đã hứa gả chồng thì cài trâm và đặt tên chữ. Chưa hứa gả chồng, thì hai mươi tuổi cũng cài trâm). Trong bài trên, Lê Thước cũng đã chứng minh Kiều và Vân không thể là chị em song sinh, do có người hiểu lầm câu Đầu lòng hai ả tố nga. Sau này Nguyễn Hùng Vĩ [2012] cũng bổ sung thêm một số chứng cứ. Quan điểm của Lê Thước ngay lập tức vấp phải phản biện của Nguyễn Văn Nho [1942], tác giả này cho rằng nếu hiểu Kiều “phỏng độ 20 tuổi” thì đã trở thành cô gái quá lứa lỡ thì, những phân tích của Lê Thước về “màu sắc quê hương”, “màu sắc lịch sử”, “màu sắc tâm lí” là những quan niệm của Tây phương đem lại, không phù hợp với trường hợp này trong thơ Nguyễn Du.

 

“Kiều mới gần 15 tuổi; cách Thúy-Vân rồi mới đến Vương-Quan. Nghĩa là Vương-Quan tuổi mới độ 11, 12 là cùng. Vậy mà Vương-Quan lại hiểu truyện Đạm-Tiên kỹ càng, tỉ mỉ như thế. Còn Kiều thì không biết tí gì. Đó cũng là một điều khó tin, nhất là Kiều lại không phải người vô học. Nhà chép truyện sắp đặt chưa được khéo” [1952, tr. 20].

 

Quan điểm thứ hai bắt đầu từ Lê Thước [1942], trên tạp chí Tri Tân, căn cứ vào phân tích tâm lí và hành động nhân vật, vào nguyên truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mô tả cái tuổi “niên phương nhược quán” (theo Kinh Lễ là 20 tuổi) của Kim Trọng lúc gặp Nhị Kiều, rồi ông cho rằng Thúy Kiều lúc ấy “phỏng độ 20 tuổi”. Để củng cố lập luận của mình, Lê Thước lại dẫn sách Từ hải 辭海 cho rằng: “Nữ-tử hứa giá, kê nhi tự chi; kỳ vị hứa giá, nhị thập tắc kê” (Con gái đã hứa gả chồng thì cài trâm và đặt tên chữ; còn con gái chưa hứa gả chồng thì hai mươi tuổi cũng cài trâm) [1942, tr. 4]. Ở đây, Từ hải đã dẫn chú giải của Trịnh Huyền cho đoạn “Nữ tử thập hựu ngũ niên nhi kê” trong thiên Nội tắc: “Vị ứng niên hứa giá giả. Nữ tử hứa giá, kê nhi tự chi. Kì vị hứa giá, nhị thập tắc kê” 謂應年許嫁者.女子許嫁, 笄而字之. 其未許嫁, 二十則笄 (Nói việc thuận theo tuổi mà hứa gả chồng. Con gái đã hứa gả chồng thì cài trâm và đặt tên chữ. Chưa hứa gả chồng, thì hai mươi tuổi cũng cài trâm). Trong bài trên, Lê Thước cũng đã chứng minh Kiều và Vân không thể là chị em song sinh, do có người hiểu lầm câu Đầu lòng hai ả tố nga. Sau này Nguyễn Hùng Vĩ [2012] cũng bổ sung thêm một số chứng cứ. Quan điểm của Lê Thước ngay lập tức vấp phải phản biện của Nguyễn Văn Nho [1942], tác giả này cho rằng nếu hiểu Kiều “phỏng độ 20 tuổi” thì đã trở thành cô gái quá lứa lỡ thì, những phân tích của Lê Thước về “màu sắc quê hương”, “màu sắc lịch sử”, “màu sắc tâm lí” là những quan niệm của Tây phương đem lại, không phù hợp với trường hợp này trong thơ Nguyễn Du.

 

Gần đây, Nguyễn Tài Cẩn [2004, 2011] qua các phân tích độc lập với Lê Thước cũng ngả về quan niệm thứ hai: “Thúy Kiều sẽ vào khoảng 18, 19; Thúy Vân sẽ vào khoảng 17, 18, và Vương Quan sẽ vào khoảng 16, 17: có vẻ hợp lý hơn nhiều. Một cô gái 18, 19 thì mới dám sang nhà người yêu bàn đến đại sự cả cuộc đời; dám quyết định việc tự bán mình để chuộc cha. Một cậu thanh niên 16, 17 thì mới có thể chơi thân với một người tuổi đôi mươi như Kim Trọng” [2004, tr. 30].

 

2. Tôi cho rằng, cách hiểu của các tác giả trên đều có thể giải thích lại từ góc độ… ngữ pháp. Câu Kiều số 36: Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê đều được các tác giả trên ngắt câu là Xuân xanh / xấp xỉ tới tuần cập kê, tức là gắn cả cụm xấp xỉ tới tuần cập kê lại với nhau. Chính bởi vậy nên “cập kê” là 15 tuổi theo Kinh Lễ, thì xấp xỉ tới tuần cập kê sẽ là tối đa 14 tuổi, theo quan điểm thứ nhất kể trên. Ngắt câu như vậy ắt sẽ dẫn đến cách hiểu như vậy.

 

Có một ý tưởng từ rất sớm đã gợi ý về một cách ngắt câu khác. Đó là ý tưởng của Kiều Oánh Mậu trong bản Nôm do ông biên khảo và khắc in năm 1902 (xin xem bản ảnh ấn kèm theo trong [Thế Anh, 1999]). Ở đó, để chú giải cho vấn đề “cập kê”, Kiều Oánh Mậu chỉ viết một lời chua rất ngắn gọn: “Ngôn nhị kiều niên xỉ tương cận, nhi giai dĩ kê dã” 言二娇年齒相近而皆已笄也 (Nói hai nàng tuổi tác gần nhau và đều đã cài trâm - xin xem ảnh chụp minh họa). Theo gợi ý của Kiều Oánh Mậu, chúng ta có thể ngắt câu lại: Xuân xanh xấp xỉ / tới tuần cập kê, tức là “[hai nàng] tuổi tác xấp xỉ nhau, [và đều đã] tới tuần cập kê”. Vậy, vấn đề là chủ ngữ của câu 36 này có thực sự là “hai nàng” hay không? Xin hãy xem lại mạch văn Truyện Kiều (ở đây dẫn theo chữ Nôm của bản Kiều Oánh Mậu, 1902).

 

Từ câu 15 đến câu 38 là đoạn tả về chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Bốn câu đầu tả chung hai chị em: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Một người một vẻ mười phân vẹn mười (câu 15-18); bốn câu tiếp theo tả riêng Thúy Vân: Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nàng. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da (câu 19-22). Đó là điều ai cũng rõ! Nhưng, đoạn còn lại là tả riêng Thúy Kiều, hay cũng có tả chung hai chị em? Nhiều nhà biên khảo chưa thật sự để ý đến vấn đề này. Tôi cho rằng 12 câu tiếp theo tả riêng Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. […] Khúc nhà tay lựa nên xoang, Một cung bạc mệnh lại càng não nhân (câu 23-34); còn bốn câu cuối số 35-38 (Phong lưu rất mực hồng quần, […] Tường đông ong bướm đi về mặc ai) quay lại tả chung hai chị em, cho nên chủ ngữ của hai câu 35-36 sẽ là “hai chị em”, “hai nàng” chứ không chỉ nói riêng về Thúy Kiều:

 

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ, tới tuần cập kê.

 

Khi đánh một dấu phảy ngăn cách giữa “xấp xỉ” với “tới tuần”, và hiểu chủ ngữ của hai câu trên là “hai chị em”, thì có thể hiểu hai câu này là “Hai chị em xét về độ phong lưu thì xếp hàng cao nhất trong giới phụ nữ. Hai chị em xét về tuổi tác thì xấp xỉ nhau, đều đã tới tuổi cài trâm”. Cách hiểu vấn đề “chủ ngữ” như thế cũng cho thấy bút pháp mô tả của Nguyễn Du có mở có kết, cân đối và hoàn chỉnh, mở ra với “hai nàng” bằng một đoạn ngắn 4 câu, rồi đi vào mô tả riêng từng nàng bằng một đoạn dài 16 câu, và kết lại với “hai nàng” cũng bằng một đoạn ngắn 4 câu.

 

3. Chính vì tiếp thu quan điểm của Kiều Oánh Mậu, nên trong một bản biên khảo Truyện Kiều trước đây, chúng tôi đã đánh dấu phảy vào giữa câu Xuân xanh xấp xỉ, tới tuần cập kê, và chú giải ngắn gọn như sau:

 

“Xuân xanh: chữ Hán thanh xuân, chỉ tuổi trẻ. Tới tuần: đến thời kì. Cập kê 及笄: cài trâm. Theo Kinh Lễ, thiên Nội tắc: “[Nữ tử] thập hựu ngũ niên nhi kê” ([Con gái] đến tuổi 15 thì cài trâm). Con gái xưa búi tóc và cài trâm để cho biết mình đã đến tuổi lấy chồng, nên cập kê còn chỉ chung cho tuổi trưởng thành của người con gái, chứ không nhất thiết là phải đúng 15 tuổi. N5 [tức bản Kiều Oánh Mậu - NTC]: “Ngôn nhị Kiều niên xỉ tương cận, nhi giai dĩ kê dã” (Ý nói hai nàng tuổi tác gần nhau mà đều đã đến tuổi cài trâm). Chủ ngữ của hai câu 35-36 là cả Thúy Kiều và Thúy Vân. Theo N5 thì cả Kiều và Vân đều đã qua 15 tuổi (tuần cập kê)” [Trần Nho Thìn, Nguyễn Tuấn Cường, 2007, tr. 61].

 

Với khuôn khổ một chú thích trong một cuốn biên khảo Truyện Kiều, thì trước đây chúng tôi chưa có điều kiện để trình bày kĩ càng về vấn đề trên. Nhân gần đây thấy có một số ý kiến bàn lại về vấn đề tuổi tác của chị em Kiều ([Nguyễn Tài Cẩn, 2011], [Nguyễn Hùng Vĩ, 2012]), tôi nghĩ cũng cần viết ra cụ thể để được rõ ràng hơn.

 

4. Như vậy, theo cách ngắt câu lại và cách hiểu rõ ràng hơn về từng chủ ngữ của mỗi đoạn trong 24 câu thơ tả chị em Thúy Kiều, có thể thấy Nguyễn Du không phải là “Nhà chép truyện sắp đặt chưa được khéo” như phê phán của Lê Văn Hòe. Trong trường hợp này, Nguyễn Du dường như chỉ mô tả chung đặc điểm mang tính phiếm chỉ “đều đã tới tuổi gả chồng” của chị em Kiều, chứ không đặt nặng vào độ chi tiết của tuổi tác là 14-15, hay 19-20. Đôi khi, việc cụ thể hóa thái quá một ý thơ không làm chúng ta hiểu sâu hơn về nó.

 

Tài liệu trích dẫn:

 

1.Bùi Khánh Diễn chú thích (1926), Kim Vân Kiều (Đoạn-Trường tân-thanh), Nxb. Sống mới, Saigon, 1960 (in lần thứ ba).

2.Bùi Kỉ, Trần Trọng Kim hiệu khảo (1925), Truyện Thúy Kiều, Sách giáo khoa Tân Việt, 1968 (tái bản lần thứ 8).

3.Lê Thước (1942), “Cái tuổi của vài nhân vật chính trong Truyện Kiều”, Tri Tân, số 42, tr. 4+6. 

4.Lê Văn Hòe (1952), Truyện Kiều chú giải, Quốc học thư xã, Hà Nội.

5.Nguyễn Hùng Vĩ (2012), “Đầu lòng hai ả tố nga”, http://khoavanhoc.edu.vn.

6.Nguyễn Tài Cẩn (2004), “Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu”, Nxb. Văn học, Hà Nội.

7.Nguyễn Tài Cẩn (2011), “Về chuyện tuổi tác ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan”, http://vanhoanghean.vn.

8.Nguyễn Văn Nho (1942), “Thúy Kiều Thúy Vân bao nhiêu tuổi?”, Tri Tân, số 45, tr. 4+9.

9.Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải (1941), Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, Nxb. Hương Sơn, Hà Nội, 1952 (tái bản).

10.Thế Anh (1999), Đoạn trường tân thanh: Truyện Kiều đối chiếu Nôm - Quốc ngữ, Nxb. Văn học, Hà Nội.

11. Trần Nho Thìn (Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường khảo dị, chú thích, bình luận (2007), Truyện Kiều (khảo - chú - bình), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

 

Theo Nguyễn Tuấn Cường - Đại học KHXH&NV ĐHQGHN/tạp chí Hán Nôm

Những giai thoại về bói Kiều.

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Truyện Kiều là một hiện tượng lạ trong văn học thế giới, được dùng làm sách bói. Có hai câu hỏi: 1. Vì sao Truyện Kiều trở thành sách bói; 2. Vì sao bói Kiều lại nghiệm.

Xem tiếp

Nỗi nhớ nhà của nàng Kiều

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Trong Truyện Kiều có 5 lần Đại thi hào Nguyễn Du tả về nỗi nhớ của Kiều: Lần thứ nhất, Kiều rời nhà từ Bắc Kinh về Lâm Tri cùng Mã Giám Sinh; lần hai, ở lầu Ngưng Bích; lần ba, ở lầu xanh; lần bốn, ở nhà Thúc Sinh và lần thứ năm ở nhà Từ Hải.

Xem tiếp

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp

Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Hiện nay, Truyện Kiều được dịch ra ít nhất là 23 thứ tiếng với gần 70 bản dịch khác nhau. Ngôn ngữ được dịch nhiều nhất là tiếng Pháp, 15 bản. Kế đến là tiếng Anh, Hán văn và tiếng Hoa đều khoảng 12 bản. Tiếng Nhật đứng thứ tư với 5 bản dịch. Sau đó là các thứ tiếng Nga, Tiệp, Ba Lan, Hungary, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Hàn Quốc… Và cả các thứ tiếng ít ai nghĩ tới như: Quốc tế ngữ, Mông Cổ, Lào, Thái, Ả Rập…

Xem tiếp

Ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Lịch sử nghiên cứu cho thấy, đối với những tác giả, những vấn đề văn chương nổi bật, được nhiều nhà khoa học quan tâm thì việc tiếp tục khai thác những khía cạnh mới mẻ là điều khá khó khăn, song đối với thiên tài văn học Nguyễn Du, điều đó dường như là một ngoại lệ. Càng đào sâu suy nghĩ càng cho ta thấy những chiều kích chưa bao giờ giản đơn mà ông để lại cho hậu thế, một trong những vấn đề ấy là ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa. Ông chắc chắn không phải là một cá nhân “hành tín” với bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng nào như một tu sĩ chuyên nghiệp, song trong cách thể hiện bằng văn chương vẫn có thể thấy một thái độ “dung hòa” tam giáo và tín ngưỡng, thậm chí có những đoạn, những tác phẩm còn được sáng tác như một hình thức “đặt hàng” cho một nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng nào đó. Có điều, nó không hoàn toàn mạch lạc, rõ ràng mà cứ bàng bạc ẩn sau câu chữ như chính con người nhiều tâm sự u uẩn, không dễ nói thành lời mà sử sách từng ghi chép về ông.

Xem tiếp

Các vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều được bàn ở đây giới hạn trong khuôn khổ các văn bản đọc chứ chưa đề cập đến tiếp nhận trong phạm vi diễn xướng (như đố Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, sân khấu hóa Truyện Kiều…). Trong đời sống văn học, tác giả làm ra tác phẩm có ý nghĩa khởi đầu. Nhưng nói đến câu chuyện tiếp nhận là nói đến vai trò trung tâm của người đọc. Lý thuyết tiếp nhận tập trung vào người đọc. Các nghĩa của văn bản luôn được các kiểu người đọc làm mới, làm phong phú, khác biệt.

Xem tiếp

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 43
  • »

Tham quan ảo 3D

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Nghiên cứu - Thảo luận

Cuộc gặp gỡ giữa Kinh Kim Cương và tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du (kỳ 2)

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Như đã nói ở kỳ trước, Nguyễn Du là một trong ba nhân cách lớn của dân tộc thấu ngộ nghĩa lý Kinh Kim Cương. Nguyễn Du đã lấy Kinh Kim Cương làm sự nghiệp và mang cốt cách của một vị thiền sư thực sự theo tính truyền thừa.

Xem tiếp

Cuộc gặp gỡ giữa Kinh Kim Cương và tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du (Kỳ 1)

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Cuộc gặp gỡ giữa Kinh Kim Cương và tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du (Kỳ 1) Trong dòng phát triển của Phật giáo và lịch sử dân tộc Việt, Kinh Kim Cương là một bản kinh có vị trí vô cùng quan trọng. Những nhân cách lớn trong lịch sử và văn hóa dân tộc đã tiếp nhận, suy niệm và sử dụng Kinh Kim Cương.

Xem tiếp

Tể tướng Nguyễn Khản

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Nguyễn Khản quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mẹ là bà Đặng Thị Dương, con gái thứ 2 của Tri phủ Đặng Sỹ Vinh, vốn thông minh, xinh đẹp, làu thông kinh sử, 16 tuổi lấy chồng và sinh ra Nguyễn Khản vào ngày 3 tháng 3 năm Giáp Dần (16/4/1734). Theo Hoan Châu - Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả: Trước lúc sinh ra Nguyễn Khản, “phu nhân chiêm bao thấy ở dưới mặt trời lại có một mặt trời khác, bà có thai 11 tháng rồi sinh ra ông”. Giấc mộng đó là điềm báo trước sự thành đạt của chồng và con trai bà.

Xem tiếp

Tiếp nhận Truyện Kiều thời Đổi mới

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Quá trình tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 16/9/1820) trải suốt từ thế kỷ XIX đến XX và đã đạt nhiều thành tựu. Đặc biệt từ giai đoạn Đổi mới đất nước (1986) đến nay, việc nghiên cứu, tiếp nhận Truyện Kiều đã phát triển ngày càng sâu rộng hơn, bao quát trên tất cả các phương diện, từ định hướng tổ chức, sưu tầm, phiên âm, giới thiệu văn bản đến nghiên cứu, bình luận, giảng dạy trong nước và quốc tế.

Xem tiếp

Nhiều phát hiện mới về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Tại Viện Văn học vừa diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia nhân kỷ niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du với chủ đề “Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương nghệ thuật”, thu hút các nhà nghiên cứu, giảng viên ở trong và ngoài nước với những nhận định và cung cấp tư liệu mới thú vị.

Xem tiếp

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 61
  • »

Di sản văn hóa

Một phác thảo về Trường Luỹ.

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Trường Luỹ được bắt đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, khi ông Bùi Tá Hán (1496 – 1568) lãnh nhiệm vụ của triều Lê Trung hưng vào trị nhậm trấn Quảng Nam, nay là vùng đất thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Lúc bấy giờ, để ngăn chặn người thiểu số ở phía tây Quảng Ngãi, ông cho đắp các đoạn luỹ đất ở những nơi hiểm yếu và đặt một số đồn/bảo để kiềm phòng.

Xem tiếp

Bảo tồn tối đa tính nguyên gốc: Cách ứng xử đúng nhất với di sản

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Hiểu về bảo tồn di sản trong tính nguyên gốc

Xem tiếp

Huyền thoại bộ chén trà Mai Hạc thơ Nôm.

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Phong trào “Uống nước chè Tàu, ngồi ghế trường kỷ” hậu bán thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đã đưa giới quý tộc Việt thời Lê-Trịnh-Nguyễn dần quen với thú uống trà bằng đồ sứ ký kiểu “xác Tàu, hồn Việt”, do các sứ thần đi sứ Trung Hoa mang về. Nổi tiếng từ thời vua Gia Long (1802-1819), bộ chén trà Mai Hạc xứ Huế vẫn luôn hấp dẫn không chỉ các nhà sưu tập Việt Nam, mà còn được du khách Nhật Bản, Trung Hoa tìm kiếm.

Xem tiếp

Khu di tích Óc Eo – Ba Thê chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu. Đây là nhận định được đưa ra tại buổi tọa đàm khoa học luận bàn về nội dung, quy trình đề cử Di sản Văn hóa thế giới cho Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Óc Eo - Ba Thê do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Hội Khảo cổ học tổ chức ngày 29/4.

Xem tiếp

Lễ Tiến Xuân, một nghi lễ thể hiện tinh thần trọng nông của triều Nguyễn

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Lễ Tiến Xuân đã có từ thời xưa ở Việt Nam. Vào thời Lê - Trịnh, ở Thăng Long theo ghi nhận của một người nước ngoài từng chứng kiến, cứ đến ngày tiến xuân, dân chúng nô nức đi hội, còn lưu dấu qua câu ca dao: Bao giờ Mang hiện đến nay/Cày bừa cho chín mạ này đem gieo.

Bài thơ chị em Thúy Kiều được sáng tác năm bao nhiêu?

Truyện Kiều
Tác giả
Nguyễn Du
Thời gian sáng tác
Trước 1814 hoặc từ 1814 đến 1820
Triều đại sáng tác
Cuối nhà Hậu Lê – đầu nhà Tây Sơn hoặc nhà Nguyễn
Quốc gia
Việt Nam
Truyện Kiều – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Truyện_Kiềunull

Chị em Thúy Kiều có bao nhiêu câu thơ?

Tổng quan. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm 3254 câu thơ lục bát miêu tả cuộc đời éo le của nàng Kiều và những tai ương mà Kiều gặp phải.

Chị em Thúy Kiều từ cầu bao nhiêu?

Từ câu 15 đến câu 38 là đoạn tả về chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Bốn câu đầu tả chung hai chị em: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Tác giả của chị em Thúy Kiều là ai?

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.