Ba giảm trong sản xuất lúa là gì năm 2024

Nông dân tham quan mô hình 1 phải 5 giảm do Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư Trà Vinh thực hiện trong vụ lúa hè thu 2011

Đã đến lúc người trồng lúa cần xác định phương châm “1 phải 5 giảm”. Tức là phải sử dụng giống xác nhận để SX lúa hàng hóa; giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí bơm tát, thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch cần giảm để tăng lợi nhuận.

Ông Nguyễn Thanh Long, Tổ trưởng tổ SX lúa ấp Bến Thế, xã Tân Sơn, huyện Trà Cù (Trà Vinh) cùng với 19 nông dân trong ấp đang ứng dụng phương pháp trồng lúa “1 phải 5 giảm”, cho biết: Từ phương pháp “3 giảm, 3 tăng” nâng lên “1 phải 5 giảm” rất thuận lợi cho nông dân. Theo đó, khâu giảm nước, giảm công thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch đã góp phần cho nhà nông thu lợi rất lớn mà từ lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Trước kia, cứ thấy mặt ruộng vừa khô là bơm nước vào, còn bây giờ áp dụng phương pháp đặt ống nước để theo dõi, khi nào thấy nước xuống thấp hơn mặt ruộng 20 cm thì mới bơm nước. Nhờ kỹ thuật mới này giúp nhà nông giảm khoảng 300.000 đồng/ha chi phí bơm nước. Đối với công lao động, khi áp dụng biện pháp giảm nước thì mặt ruộng đảm bảo khô ráo cho máy gặt đập liên hợp hoạt động trong vụ hè thu. Thu hoạch 1.000 m2 bằng máy gặt đập chỉ tốn khoảng 200.000 đồng, còn thu hoạch thủ công thì tăng rất cao. Công đoạn nào giảm được chi phí thì đó là lợi nhuận tăng thêm.

Ông Lê Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh cho biết: Với mục tiêu nâng cao tiến bộ KHKT từ 3 giảm 3 tăng lên 1 phải 5 giảm. Tức là phải sử dụng giống xác nhận hoặc nguyên chủng; còn giảm giống, phân đạm, thuốc BVTV, giảm nước hợp lý, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và sấy để giảm thất thoát. Trong vụ hè thu năm 2011, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã xây dựng mô hình ứng dụng 1 phải 5 giảm trong SX lúa tại ấp Bến Thế, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú. Tổng kinh phí thực hiện 295.400.000 đồng, trong đó dân đóng góp 225.400.000 đồng. Khuyến nông, khuyến ngư hỗ trợ 70.000.000 đồng kinh phí giống, phân bón, thuốc BVTV, tập huấn, hội thảo...

Sau 100 ngày ứng dụng 1 phải 5 giảm vào SX 20 ha lúa tại ấp Bến Thế, xã Tân Sơn đã cho kết quả làm hài lòng nông dân: chi phí phân bón giảm 294.000 đồng/ha, thuốc BVTV giảm 1.000.000 đồng/ha, bơm tát giảm 300.000 đồng/ha, chi phí thu hoạch giảm 1.700.000 đồng/ha thất thoát trong thu hoạch giảm 7% (từ 10% xuống còn 3%). Năng suất ước đạt từ 6,8 đến 7,3 tấn/ha cao hơn năng suất trong vùng là 5,3 tấn/ha.

Đặc biệt, trong thời gian thực hiện chương trình, cán bộ khuyến nông còn hướng dẫn các hộ ghi chép đầy đủ nhật ký SX lúa vào sổ tay giống theo hướng VietGAP. Mục tiêu của khuyến nông Trà Vinh từng bước giúp nông dân làm quen với qui trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn theo VietGAP. Trên cơ sở ghi chép này, 20 nông dân ấp Bến Thế, xã Tân Sơn đã tính được giá thành sản xuất lúa ứng dụng 1 phải 5 giảm là 2.276 đồng/kg, giảm 1.008 đồng/kg (giảm 30%) so với sản xuất đại trà trong vùng là 3.284 đồng/kg.

Trong đó, việc giảm giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí bơm tát, chi phí thu hoạch đã góp phần rất lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm. Lợi nhuận trong mô hình đạt 40.064.000 đồng/ha cao hơn 21.964.000 đồng/ha so với sản xuất đại trà tại địa phương là 18.100.000 đồng/ha. Mặt khác, hiệu quả về xã hội là đẩy nhanh tiến độ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa đặc biệt là sau thu hoạch, giải quyết tình trạng thiếu lao động trong thu hoạch lúa, tiến tới hợp tác sản xuất hàng hoá cung ứng cho thị trường. Xã hội hoá công tác giống ở địa phương và cung cấp cho thị trường trên 140 tấn giống đạt cấp xác nhận.

Tác động với môi trường: chương trình áp dụng 1 phải 5 giảm sẽ hạn chế sử dụng thừa phân đạm; giảm sử dụng thuốc BVTV; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; giảm ô nhiễm môi trường; bảo vệ được sức khoẻ cho người sản xuất và tiêu dùng. Việc ứng dụng quy trình 1 phải 5 giảm vào SX lúa chất lượng ngay từ bây giờ là rất thiết thực. Hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người trồng lúa, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện môi trường là hướng phát triển bền vững cho cây lúa.

Ở đồng bằng sông Cửu Long muốn tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích - tức là muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận - người nông dân và cả chính sách hỗ trợ bằng cách tăng vụ. Từ một vụ lên hai vụ, từ hai vụ lên ba vụ. Tăng vụ đương nhiên là tăng sản lượng nhưng không có nghĩa là đã tăng được hiệu quả kinh tế và tăng được lợi. Có nhiều yếu tố xem ra chẳng những có lợi mà còn có hại, ví dụ như đất đai ngày càng bạc màu, môi trường ngày càng ô nhiễm. Cái lợi nhìn thấy rõ nhất chưa hẳn thuộc về người nông dân mà là những nhà sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mà hai thứ này phần nhiều phải nhập khẩu, nghĩa là nước ngoài và các công ty nước ngoài thu lợi nhiều nhất.

Bài toán làm sao sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đang đặt ra ngày càng bức thiết. Đã tính đến hiệu quả nghĩa là tính cả các yếu tố tác động dù hữu hình hay vô hình. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhiều lần nhấn mạnh, chúng ta phải chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tức là không phải chạy theo năng suất mà chạy theo hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp đưa lại.

Mới đây nhất, ở Thừa Thiên Huế đã áp dụng mô hình “ba giảm, ba tăng” trong sản xuất lúa. Những thông tin đưa lại về hiệu quả khá khả quan. Trong mô hình này, ngành nông nghiệp và người nông dân đã tìm kiếm được một phương thức “tăng trưởng mới”. Không phải giải pháp tăng năng suất, sản lượng mà bằng cách giữ vững sản lượng nhưng giảm chi phí đầu vào.

Cũng thành thật mà nói, những nhà khoa học nông nghiệp, có vẻ như sau mấy mươi năm liên tục thay đổi phương thức canh tác thì nay mới tìm ra nguyên lý: “tăng hiệu quả kinh tế không đồng nghĩa với tăng sản lượng”. Điều này đúng với quy luật cung cầu. Đã có không ít bài học. Thanh trà có giá, chúng ta tăng sản lượng thanh trà. Cam có giá, chúng ta hoạch định tăng sản lượng cam… Nhưng hỏi tiêu thụ ở đâu thì chúng ta có vẻ nhận biết chung chung - nhu cầu lớn lắm, hoặc phục vụ du lịch… Chúng ta đã không lạ gì chuyện rớt giá rồi.

Thực tế mô hình “ba giảm, ba tăng” đã giải quyết được điều cốt lõi nhất về hiệu quả kinh tế là không nhất thiết phải tăng, mà có khi là giảm. Một con gà kiến bán giá bằng hai con gà công nghiệp thì chúng ta đã biết rồi. Một kg rau má dây (rau má tự nhiên) bằng hơn mấy lần kg rau má trồng ở Quảng Thọ, chúng ta cũng biết… Giảm nhiều yếu tố đầu vào để tăng hiệu quả. Số liệu truyền thông nói rằng, giảm khoảng 50% yếu tố đầu vào nhưng sản lượng vẫn tăng là không chính xác. Mà thực ra nói như thế cũng vô lý! Nói chính xác là giảm khoảng trên dưới 20% yếu tố đầu vào nhưng sản lượng vẫn không sụt giảm. Chính ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xác nhận điều này. Ví dụ, trước đây mỗi ha chúng ta sạ khoảng 120kg thóc giống thì nay chỉ sạ từ 90 -100kg. Giảm chừng ấy phần trăm thóc giống nhưng lúa vẫn đẻ nhánh và đậu hạt bằng 120kg thóc giống. Tức là về giống đã tiết kiệm mấy chục phần trăm. Giống giảm thì kéo theo phân bón giảm, thuốc trừ sâu giảm… Cả tỉnh tùy theo vụ, dao động khoảng hai mươi mấy ngàn ha một vụ, nếu chỉ tính riêng giống sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí. Mô hình này thành công là đáng mừng. Nhưng mô hình này thành công cũng nói lên một điều, công tác nghiên cứu, thực nghiệm nông nghiệp của chúng ta trong mấy mươi năm qua có thể nói là… chưa tốt.

Mô hình này đang thí nghiệm ở Thừa Thiên Huế có lẽ là điều mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan muốn nói – đại ý: bán 20kg thóc mới lợi hai đồng làm sao bằng bán 10kg thóc vẫn thu lợi hai đồng. Tức là cái lợi không phụ thuộc vào số lượng.