Chi phí ẩn trong sản xuất có thể tính thông qua giá trị của hệ số nào sau đây

Nếu bạn muốn đo lường hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp của bạn đang tạo ra. Hãy đọc bài viết về chi phí ẩn trong kinh doanh sau!

1. Chi phí ẩn trong kinh doanh là gì?

Chi phí ẩn [Implicit Cost] là số tiền mà công ty bỏ ra khi quyết định sử dụng các nguồn lực nội bộ thay vì cố gắng kiếm tiền từ việc bán hoặc cho thuê các nguồn lực đó. Chi phí ẩn cũng có thể được hiểu là chi phí cơ hội. Nó đại diện cho lợi ích mà công ty bỏ lỡ khi chọn làm một việc thay vì việc khác. Đó là những gì một công ty phải từ bỏ khi chọn không khai thác một tài sản.

Ví dụ:

Giả sử bạn điều hành một công ty in áo thun và công ty có một nhà kho nhỏ. Công ty của bạn có thể cho người khác thuê nhà kho với giá 50 triệu mỗi tháng. Nhưng thay vào đó, bạn chọn sử dụng toàn bộ kho để kinh doanh riêng – in áo thun và lưu kho.

Bằng cách sử dụng tài sản của bạn [nhà kho] thay vì cho một doanh nghiệp khác thuê, bạn đang chọn từ bỏ thu nhập cho thuê 50 triệu mỗi tháng. Thu nhập bị mất đó là chi phí tiềm ẩn của việc sử dụng tài sản của bạn trong nội bộ.

Chi phí tiềm ẩn có thể khó xác định. Điều này là do doanh nghiệp không thể ghi nhận trực tiếp các chi phí này trên các bảng cân đối kế toán, vì các khoản tiền không được trao đổi trực tiếp. Hơn nữa, chi phí ẩn chỉ thể hiện sự mất mát nguồn thu nhập tiềm năng chứ không phải mất lợi nhuận thực tế.

Nguồn: Internet

2. Một số ví dụ về chi phí ẩn trong kinh doanh

Chi phí ẩn có thể phát sinh từ tài sản, nguồn lực, và hoạt động của công ty.

  • Một chủ doanh nghiệp chọn làm việc cho công ty của mình mà không đòi hỏi lương. Tức là họ đã bỏ qua cơ hội kiếm thu nhập cho các kỹ năng và tài năng kinh doanh của mình. Tiền lương của chủ doanh nghiệp là một chi phí ẩn. Trong trường hợp của một doanh nghiệp nhỏ, chủ sở hữu từ bỏ tiền lương trong những ngày đầu thành lập công ty là điều phổ biến. Điều này làm giảm gánh nặng chi phí cho công ty. Nó cũng mang lại cơ hội lớn hơn để tối đa hóa doanh thu trong quá trình thành lập của công ty khi mỗi đồng tiền là rất quan trọng để duy trì thành công.
  • Công ty của bạn thuê một người mới. Và bạn yêu cầu một đồng nghiệp hiện tại đào tạo người mới thuê trong 1 tuần. Lúc này nhân viên hiện tại sẽ bận rộn để đào tạo đồng nghiệp mới thay vì làm công việc bình thường của họ. Chi phí ẩn cho việc đào tạo sẽ bằng một tuần lương của nhân viên hiện có.
  • Nhiều chủ hộ kinh doanh lựa chọn sử dụng chính không gian nhà ở của họ để kinh doanh. Trong trường hợp này, chi phí ẩn chính là việc không gian sống của bạn bị giảm đi đáng kể. Dù được gọi là chi phí ẩn, nhưng nó không nhất thiết là quy đổi ra tiền mặt.

3. Phân biệt chi phí ẩn với chi phí hiện

Về mặt kỹ thuật, chi phí ẩn không được phát sinh. Và nó không thể được đo lường chính xác cho mục đích kế toán. Không có sự trao đổi tiền mặt trong việc thực hiện các chi phí ẩn. Nhưng chúng là một sự cân nhắc quan trọng vì chúng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả cho công ty.

Những chi phí này là một sự tương phản lớn với chi phí hiện [explicit cost] – một phân loại rộng khác của chi phí kinh doanh. Tiền thuê mặt bằng, tiền lương và các chi phí hoạt động khác được coi là chi phí hiện. Nói một cách đơn giản, bất kỳ khoản chi phí hữu hình nào mà một công ty trả để duy trì hoạt động hoặc tạo ra lợi nhuận sẽ thuộc chi phí hiện.

Chi phí hiện là khoản chi phí thực tế có hạn thanh toán, nên chúng được dùng trong kế toán. Để tính toán lợi nhuận kế toán của một công ty, chỉ cần lấy tất cả doanh thu kinh doanh. Và sau đó trừ đi tất cả các chi phí hiện cũng như khấu hao tài sản. Số tiền bạn còn lại là bao nhiêu lợi nhuận bạn đã tạo ra trong các điều khoản kế toán.

Chi phí hiện có thể được sử dụng cùng với chi phí ẩn để tính ra lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận kinh tế được tính bằng cách trừ đi cả chi phí hiện và ẩn từ tổng doanh thu. Lợi nhuận kinh tế sẽ phản ánh chính xác hơn về hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp tạo ra.

Nguồn: Internet

4. Cách tính chi phí ẩn

Thật không may là chưa có một công thức cụ thể nào để tính toán được chi phí ẩn. Bởi vì có rất nhiều loại chi phí, một số thì có thể dễ tính toán hơn những loại khác. Nhưng một số chi phí ẩn khác có thể không định lượng giá trị tiền tệ được.

Nhưng ta có thể tập trung vào cách tính toán các chi phí ẩn được gắn với một lượng tiền. Bất cứ khi nào công ty của bạn có một nguồn lực mà nó có thể sử dụng thay vì bán hoặc cho người khác thuê, thì số tiền bạn có thể kiếm được là chi phí ẩn.

Ví dụ: Bạn có hai mẫu đất, bạn có thể cho người khác thuê với giá 20.000.000VNĐ/tháng. Bạn quyết định sử dụng nó cho hoạt động kinh doanh của mình thay vì cho thuê? Vậy thì chi phí ẩn của việc sử dụng đất đó cho chính bạn là 20.000.000VNĐ/tháng. Nó là số tiền bạn sẽ kiếm được nếu bạn chọn cho thuê nó.

Để tìm ra chi phí tiềm ẩn của việc điều hành một công ty, bạn phải xem xét tất cả các yếu tố của doanh nghiệp của mình theo từng trường hợp cụ thể. Xác định tất cả các nguồn lực bạn có thể dùng để tạo thu nhập nhưng không chọn vì bạn muốn sử dụng chúng trong nội bộ. Số tiền bạn đã quyết định từ bỏ sẽ là tổng chi phí ngầm định của công ty bạn.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về chi phí ẩn trong kinh doanh. DragonLend hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn.

>> Xem thêm: Phân Tích Lợi Ích Chi Phí Của Dự Án Cho Doanh Nghiệp

Chi phí ẩn hay chi phí quy đổi [implicit cost or imputed cost] là chi phí cơ hội của một doanh nghiệp hay cá nhân do họ sử dụng nguồn lực của mình để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Chi phí ẩn là gì?

Chi phí ẩn là gì?

Nếu như chi phí hiện là một khoản thanh toán trực tiếp được thực hiện cho những yếu tố sản xuất trong quá trình điều hành một doanh nghiệp, chẳng hạn như tiền lương, tiền thuê mặt bằng và vật liệu,… thì tiền khấu hao máy móc, tiền tồn kho chết, chậm luân chuyển, thất thoát tài sản,… được gọi là chi phí ẩn.

Chi phí ẩn sẽ không được kế toán đưa vào báo cáo tài chính. Theo tài liệu tham khảo tại cuốn “Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả Nguyễn Văn Ngọc định nghĩa: Chi phí ẩn hay chi phí quy đổi [implicit cost or imputed cost] là chi phí cơ hội của một doanh nghiệp hay cá nhân do họ sử dụng nguồn lực của mình để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. 

Chẳng hạn, khi một công ty sử dụng mặt bằng thuộc sở hữu của mình làm nhà xưởng, đồng nghĩa mặt bằng đó mất cơ hội cho thuê hoặc bán lại. Do vậy, chi phí ẩn biểu thị sự hy sinh khoản thu nhập mà nó có thể kiếm được bằng cách cho thuê hay bán nguồn lực của doanh nghiệp cho người khác.

Trong ví dụ trên, công ty có thể dựa vào giá thuê mặt bằng hiện hành trên thị trường làm chi phí quy đổi và đưa vào tính tổng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ. Cách làm này giúp cho việc tính toán tổng chi phí trở nên chính xác hơn.

6 loại chi phí ẩn các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thường quên không để ý tới

Chi phí ẩn không những làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp về lâu dài. Trong khi đó, các kế toán làm công việc theo dõi các dòng tiền luân chuyển ra và vào doanh nghiệp nên phải ưu tiên tính các chi phí hiện trước. Do vậy, họ thường bỏ qua chi phí ẩn. 6 loại chi phí ẩn các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thường quên không để ý tới đó là:

  • Chi phí chất lượng ẩn
  • Chi phí khấu hao cơ sở vật chất ẩn 
  • Công nghệ sản xuất lạc hậu
  • Dứa đoán sai nhu cầu thị trường
  • Chi phí tồn kho chết, luân chuyển chậm
  • Quản trị chuỗi phân phối kém 

Chi phí chất lượng ẩn

Khái niệm chi phí chất lượng được đề cập lần đầu tiên trong cuốn Quality Cost Handbook của Juran [1951]. Đến nay, chi phí chất lượng đã là một thành tố của chiến lược cải tiến chất lượng trong các doanh nghiệp tiên tiến.

Chi phí chất lượng là những chi phí gắn liền với việc đảm bảo rằng, các sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Nếu doanh nghiệp sản xuất thường xuyên cho ra những sản phẩm/ dịch vụ không đúng chuẩn, hàng hóa bị lỗi và hư hỏng nhiều trong quá trình sản xuất thì sẽ kéo theo sau rất nhiều chi phí ẩn. 

Nhìn vào hình ảnh sau, bạn sẽ không khỏi kinh ngạc trước những chi phí ẩn đằng sau 1 sản phẩm lỗi mà không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn ra.

Chi phí khấu hao cơ sở vật chất ẩn 

Vấn đề chi phí khấu hao cơ sở vật chất khá dễ hiểu. Theo thời gian sử dụng, hệ thống máy móc, nhà xưởng, công cụ làm việc sẽ bị cũ mòn đi. Bên cạnh đó, chi phí để bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất hằng năm cũng là một khoản đáng kể chủ doanh nghiệp cần bỏ ra. 

Ví dụ: Nếu một ngày, máy móc không được sử dụng hết hiệu suất của nó, tức là bạn đang mất đi một khoản chi phí khấu hao cơ sở vật chất ẩn. Chỉ cần 1 tháng, máy móc của doanh nghiệp ngưng hoạt động nghĩa là doanh nghiệp đã thua đậm trong khi cuộc chạy đua với sự bào mòn của thời gian. Kéo theo đó khoản chi phí ẩn khổng lồ.

Công nghệ sản xuất lạc hậu

Nếu như 10 năm sau, doanh nghiệp sản xuất và phân phối của bạn vẫn sử dụng y nguyên công nghệ cũ mà không có bất kỳ đổi mới tích cực nào. Trong khi các đối thủ cạnh tranh liên tục áp dụng công nghệ mới. Bạn thấy không sao cả vì sản phẩm vẫn bán đều và doanh thu vẫn ổn định [giữ nguyên như 10 năm trước]. Chưa kể đến vấn đề lạm phát, doanh nghiệp của bạn đang phải chịu một loạt chi phí ẩn do công nghệ sản xuất lạc hậu mà bạn không hề nhận ra. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tính bền vững của đơn vị. 

Dự đoán sai nhu cầu thị trường

Trước diễn biến tình hình thị trường sản xuất và phân phối có nhiều dịch chuyển như hiện nay, để dự đoán đúng nhu cầu thị trường, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm mà cần kết quả phân tích, tổng hợp số liệu thực tế. Nếu làm theo phương thức thủ công truyền thống thì sẽ mất rất nhiều thời gian trong khi kết quả chưa chắc chính xác. Khi dự đoán sai nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ đi theo một chiến lược lệch lạc định sẵn quá nửa phần thất bại. Bởi sản phẩm không bán được, chi phí tồn kho, bảo quản, phí nguyên vật liệu,…

Chi phí tồn kho chết, luân chuyển chậm

Sản phẩm dư thừa so với nhu cầu thị trường. Hoặc công tác kiểm tồn, vận chuyển thiếu sót sẽ dẫn đến hệ lụy là cho phí tồn kho chết, tiền kho bãi, nhân công vận chuyển đi vận chuyển lại,… Chính vì vậy, triển khai phần mềm DMS [Distribution Management System] là phương thức mới mà các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ưu tiên áp dụng hiện nay. 

Quản trị phân phối kém 

Các hoạt động đầu ra: marketing, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ, giao hàng cho khách hàng, tính toán hàng tồn kho,… đều thuộc hoạt động quản trị phân phối. Nếu quy trình trên không khoa học sẽ phát sinh nhiều thao tác không cần thiết. 

Có rất nhiều công việc cần quản lý trong hoạt động phân phối. Có thể kế đến như: Quản lý kênh phân phối; quản lý công tác bán hàng, cải thiện năng suất đội ngũ sales, thực thi và đánh giá các chương trình trưng bày, khuyến mãi, POSM… tại điểm bán.

Trong quy trình làm việc truyền thống, hầu như mọi thao tác đều thực hiện một cách thủ công bằng cách sử dụng giấy tờ, sổ sách để ghi chép đơn hàng, tồn kho. “Công nghệ” hơn chút, một số doanh nghiệp sử dụng những phần mềm không chuyên như zalo, viber, messenger, skype… nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp giữa nhà quản lý và nhân viên. Tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao khi tin nhắn dễ bị trôi, không kiểm soát được theo từng nhà phân phối và phải có 1 bộ phận để theo dõi, xử lý yêu cầu của nhân viên.

Chưa kể đến việc thừa quá mức nhân sự tham gia, tạo ra nhiều xung đột giữa các công đoạn phối hợp…gây phát sinh thêm chi phí cũng là một phần của chi phí ẩn. 

Nguyên tắc kiểm soát chi phí ấn dành cho nhà sản xuất và phân phối

Thứ nhất, thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất theo hướng loại bỏ tối đa các thao tác dư thừa gây tốn sức người; nguyên, nhiên liệu; tăng năng suất lao động. 

Thứ hai, thiết kế cơ cấu tổ chức sản xuất tinh gọn, tối thiểu hoá thời gian chờ việc của công nhân và giảm tối đa xung đột trong giữa các công đoạn sản xuất.

Thứ ba, xác định lượng tồn kho tối ưu theo hướng tối thiểu hoá chi phí tồn trữ, chi phí dự trữ an toàn và chi phí mua hàng.

Thứ tư, liên tục cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời cụ thể hoá thành những quy chế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, thiết kế hệ thống quản trị phân phối đảm bảo thông suốt giữa Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Từng điểm bán lẻ,

Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản trị phân phối để các công đoạn hoạt động được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ sáu, thực hiện tốt chức năng dự báo nhu cầu tiêu thụ và độ phủ thị phần để chủ động trong kế hoạch sản xuất nhằm giảm thiểu sự thiếu hụt cũng như dư thừa nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho.

Công nghệ kiểm soát chi phí ẩn như thế nào?

Bên cạnh việc phát triển hệ thống phân phối, bài toán cân bằng chi phí khi mở rộng mạng lưới buộc các nhà quản trị doanh nghiệp tìm đến các phần mềm công nghệ để hỗ trợ con người thực hiện các thao tác thủ công.

Việc cắt bỏ các tác vụ thủ công khỏi công việc hàng ngày của nhân viên sẽ giúp tối ưu trên 30% quỹ thời gian làm việc của nhân sự vào các công việc hữu ích và mang lại lợi nhuận trực tiếp.

Thuật ngữ Paperless Office [Không giấy tờ] đang ngày càng trở nên phổ biến. Các chủ doanh nghiệp hướng tới mô hình E-office – hay còn gọi là văn phòng điện tử bằng việc: điện tử hóa thông tin dữ liệu, số hóa quy trình hành chính.

Bạn sẽ ngạc nhiên về hàng loạt chi phí ẩn doanh nghiệp có thể cắt giảm mà trước nay không nghĩ tới: chi phí văn phòng phẩm, giấy tờ, in ấn, chi phí lưu trữ, chi phí chuyển phát, chi phí nhân công,… thậm chí chi phí tri trả cho thời gian lãng phí của nhân viên.

FastWork.vn hiện là đơn vị cung cấp nền tảng quản trị số tổng thể cho doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống E-office với đa dạng chức năng: quản lý tài sản, quản lý văn thư, quản lý biểu mẫu đề xuất, tự động hóa quy trình ký duyệt & kiểm soát thông báo truyền thông nội bộ.

>>> Xem chi tiết tại: Bộ ứng dụng Quản trị nội bộ E-office cho doanh nghiệp số 

Lời kết 

Chi phí ẩn là tác nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh kém của nhiều doanh nghiệp. Để kiểm soát chi phí ẩn, doanh nghiệp cần thường xuyên có những hành động giám sát, phát hiện nguy cơ gây lãng phí, thất thoát không đáng có để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. 

Ngọc Vân

Notice: compact[]: Undefined variable: groupby in /home/letsgrow/quantriphanphoi.com/wp-includes/class-wp-comment-query.php on line 853

Video liên quan

Chủ Đề