Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2 đến 2 5 ml dung dịch NaOH 40 dư

Câu nào đúng khi nói về lipit?

Chất béo ở thể lỏng có thành phần axit béo:

Chất nào sau đây ở nhiệt độ phòng có trạng thái lỏng:

Ở nhiệt độ phòng chất béo no thường tồn tại ở trạng thái?

Trong các công thức sau đây, công thức nào của lipit?

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Axit oleic có công thức phân tử là:

Công thức phân tử của tristearin là :

Từ glixerol và 2 axit béo có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là :

Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do chất béo bị :

Tripanmitin không tác dụng với chất nào sau đây?

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

Tên gọi chung của chất béo là:

Trong các chất dưới dây chất nào là chất béo no?

Trong chất béo no có bao nhiêu liên kết π ? 

Công thức nào sau đây không phải là công thức của chất béo?

Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là

Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là

Axit cacboxylic nào sau đây là axit béo?

Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

Độ khó: Nhận biết

Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40% (dư). Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, rót thêm vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Ta thấy có chất rắn màu trắng nổi lên phía trên. Chất rắn đó là

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: + Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. + Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. + Bước 3: Để nguội hỗn hợp. + Bước 4: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ.

Nhận định không đúng về thí nghiệm này là

A. Sau bước 1 thu được hỗn hợp đồng nhất.

B. Việc thêm nước cất ở bước 2 nhằm giữ thể tích hỗn hợp không đổi.

C. Sau bước 4 có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.

D. Hỗn hợp sau bước 3 có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh thẫm.

Câu hỏi hay gặp:

(1) Mục đích chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp là để làm xúc tác cho phản ứng.

⇒ Sai, nước cất tham gia phản ứng thủy phân và giúp hỗn hợp không bị cạn, cháy khét.

(2) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

⇒ Sai, thêm dung dịch NaCl bão hòa để xà phòng tách ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.

(3) Ở bước (1), không thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật.

⇒ Sai, dùng chất béo gì cũng được.

(4) Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp, bên trên có một lớp rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.

⇒ Đúng, lớp rắn màu trắng là xà phòng, nhẹ hơn phần còn lại nên nổi lên. Chất lỏng phía dưới gồm H2O, C3H5(OH)3, NaCl, NaOH dư.

(5) Trong thí nghiệm này, NaOH chỉ đóng vai trò là chất xúc tác.

⇒ Sai, NaOH tham gia phản ứng và giảm dần theo thời gian nên không phải chất xúc tác (Chất xúc tác phải còn nguyên vẹn sau phản ứng).

(6) Sau bước 3, hỗn hợp trong bát sứ tách thành hai lớp, bên trên có một lớp dày đóng bánh màu trắng. Lọc, ép ta được chất có khả năng giặt rửa là bột giặt.

⇒ Sai, sau khi lọc và ép ta thu được xà phòng chứ không phải bột giặt. Bột giặt là hỗn hợp xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp (Có 3 loại chính: Ankyl sunfat R-O-SO3-Na; Ankyl sunfonat R-SO3-Na và Ankyl benzen sunfonat R-C6H4-SO3-Na)

(7) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

⇒ Sai, ở bước 1 chưa xảy ra phản ứng gì, chất béo không tan nên hỗn hợp không đồng nhất.

(8) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.

⇒ Sai, NaCl bão hòa có tác dụng chính là để xà phòng tách ra (do xà phòng không tan trong nước muối). Ngoài ra NaCl bão hòa làm tăng tỉ khối hỗn hợp, giúp xà phỏng nổi lên.

(9) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

⇒ Đúng, chất lỏng còn lại chứa C3H5(OH)3, có tính chất của một ancol đa chức.

(10) Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2 là phản ứng thuận nghịch.

⇒ Sai, phản ứng xà phòng hóa là một chiều, do các sản phẩm (muối và glyxerol) không thể tương tác với nhau để tái tạo chất béo ban đầu.

(11) Mục đích cửa việc khuấy đều hỗn hợp là để tăng khả năng tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

⇒ Đúng, chất béo không tan nên cần quấy đều tay và liên tục, khi ngừng quấy thì chất béo tách lên trên và kiềm chìm xuống dưới, phản ứng sẽ rất chậm.

(12) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.

⇒ Sai, phản ứng xảy ra ở bước 2. Bước 3 mới thêm NaCl bão hòa nên nó chỉ có tác dụng tách các sản phẩm ra khỏi khau.

(13) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.

⇒ Sai, dầu bôi trơn bản chất hiđrocacbon, không thể xà phòng hóa.

(14) Sau bước 2, thu được 2 lớp chất lỏng không hòa tan vào nhau.

⇒ Sai, sau bước 2 thu được chất lỏng đồng nhất (H2O, xà phòng, C3H5(OH)3, NaOH dư)

dạ thầy cho em hỏi có file đính kèm không ạ

em rất quan tâm và cần phần này luôn ấy ạ (Thi thử vừa rồi em làm sai một bài thực hành thí nghiệm của vô vơ luôn). Xin cảm ơn AD. Làm sao để em có thể nhận thông báo khi có phần tiếp theo ạ.

Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40% (dư). Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng?

Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40% (dư). Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ. Ta thấy có chất rắn màu trắng nổi lên phía trên. Chất rắn đó là

A. xà phòng.

B. mỡ còn dư.

C. glucozơ.

D. axit béo.