Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

Chụp ảnh dải ngân hà (Milky Way) là một trong những thể loại ảnh khó mà không phải ai cũng biết tới. Biết cách chụp ảnh dải ngân hà không chỉ giúp bạn lưu giữ được những khoảnh khắc quý giá trên bầu trời mà còn chinh phục được thể loại nhiếp ảnh “khó nhằn” này. Vậy chần chừ gì mà không sở hữu ngay cho mình những “tuyệt chiêu” chụp dải ngân hà tuyệt đẹp dưới đây.

I. Xác định các yếu tố thời gian, địa điểm và điều kiện chụp

Việc chụp ảnh thiên văn đòi hỏi phải tiếp cận theo một cách khác so với tất cả các thể loại nhiếp ảnh khác. Do phải đối phó với điều kiện ánh sáng tối của ban đêm, sự chuyển động của trái đất và cả môi trường bên ngoài tác động nên việc xác định thời gian, địa điểm và các điều kiện thích hợp nhất để chụp thể loại ảnh này đóng vai trò rất quan trọng.

1. Chọn thời gian, địa điểm chụp ảnh dải ngân hà

Để chụp được bức ảnh dải ngân hà đẹp thì yêu cầu cần có là bạn phải nhìn thấy dải ngân hà được bằng mắt. Ở Việt Nam, dải ngân hà có thể nhìn thấy rõ nét nhất vào ban đêm từ tháng 1 đến tháng 7. Tuy nhiên, chúng mọc vào thời điểm nào, góc độ ra sao thì bạn cần phải dự đoán được để chọn góc chụp phù hợp. Không khó để xác định phương hướng và thời gian mọc của các vì sao ngân hà, hiện nay cả trên IOS hay Android đều có những ứng dụng hỗ trợ bạn làm việc này.

Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

Để có bức ảnh thiên văn đẹp nhất, các vì sao trong dải ngân hà cần được làm nổi bật trên bầu trời. Bạn cần chọn những đêm trời trong (quang mây, không mưa), không có trăng, không có ánh sáng bên ngoài tác động vào. Vì vậy, những khu vực ở xa thành phố, xa khu dân cư, nơi không có ánh đèn chính là không gian thích hợp nhất để chụp thể loại ảnh này.

2. Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ chụp tốt nhất

Bên cạnh các yếu tố về thời gian, địa điểm cần xác định trước khi chụp hình thì việc chuẩn bị những thiết bị hỗ trợ phù hợp là điều cần thiết cho một bức ảnh đẹp. Một phụ kiện không thể thiếu đó là một chân máy ảnh chắc chắn. Bởi việc chụp dải ngân hà cần cài đặt thời gian phơi sáng lâu từ 20-50 giây. Việc đặt máy ảnh trên tripod sẽ giúp chống rung và ghi hình sắc nét hơn.

Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

Ngoài ra, thay vì sử dụng máy ảnh cảm biến crop hay 4/3, việc sử dụng cảm biến full-frame sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thể loại Milky Way vì cảm biến này cho hiệu suất chụp thiếu sáng tốt hơn, hạn chế nhiễu ảnh. Còn đối với ống kính, bạn nên sử dụng ống kính góc rộng có khả năng lấy nét bằng tay. Bên cạnh đó, ống kính bạn chọn cần có lỗi quang sai Coma thấp nhất để hạn chế hiện tượng biến dạng của các vì sao trong bức ảnh của mình.

Nếu như để chụp một bức ảnh dải ngân hà thành công cần đến khoảng 20% kỹ thuật, 30% thiết bị thì khâu chuẩn bị lại chiếm tới 50%. Bức ảnh của bạn sẽ trông rất bình thường nếu trên đó đơn giản chỉ có những vì sao. Thay vào đó, thử các góc chụp khác nhau, đặc biệt là những địa điểm có thêm cảnh bạn sẽ có được khung hình tuyệt đẹp và thú vị hơn nhiều.

Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

III. Kỹ thuật chụp ảnh dải ngân hà

1. Cài đặt máy ảnh

Sau khi chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc chụp dải ngân hà thì việc quan trọng tiếp theo là set up các thông số chụp ảnh phù hợp. Thiết lập tốt nhất khi chụp dải ngân hà là dùng ống kính góc rộng có khẩu độ lớn nhất, sử dụng ISO không cần quá cao, như vậy sẽ tránh được tối đa hiện tượng noise ảnh (một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chi tiết và sự mịn màng của bức hình), và cuối cùng xác định thời gian phơi sáng. Đây sẽ là thời điểm khó khăn nhất, vì nếu làm sai, bạn sẽ kết thúc với một bức ảnh bầu trời đen có một vài ngôi sao, hoặc các ngôi sao sẽ trông như những đường kẻ thay vì dấu chấm (thường gọi là "vệt sao").

Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

2. Quy tắc 500/600

Phương pháp này có một cái tên hơi khó hiểu, bởi vì một số người gọi phương pháp này là “Quy tắc 500”, một số khác lại sử dụng “Quy tắc 600”. Về cơ bản, để xác định thời gian phơi sáng, chúng ta sử dụng một trong hai con số và chia nó cho độ dài tiêu cự của ống kính để có được tốc độ màn trập tối ưu. Ví dụ, nếu bạn đang chụp bằng ống kính 20mm trên máy ảnh full-frame sử dụng quy tắc 500, bạn lấy 500 và chia cho 20, thu được 25 giây - đó là tốc độ màn trập dài nhất mà bạn nên sử dụng trước khi những ngôi sao đó bắt đầu chuyển thành vệt. Nếu bạn sử dụng “Quy tắc 600”, bạn sẽ có thời gian phơi sáng 30 giây. Thời gian phơi sáng ảnh hưởng đến kết quả bạn nhận được, do đó hãy cân nhắc giữa hai quy tắc này.

IV. Hậu kỳ

Hậu kỳ sau chụp ảnh cũng là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp ý đồ của bạn được khắc họa rõ ràng hơn mà còn truyền tải thông điệp chính xác tới người xem, đồng thời tạo nên những bức hình lung linh, ấn tượng hơn. Để việc hậu kỳ hình ảnh trở nên hiệu quả đừng quên chụp ảnh bằng định dạng RAW. Khi đó, bạn có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để làm nổi bật các vì sao trong tấm hình của mình.

Chụp thiên hà buổi tối gọi là gì

Ảnh trước khi hậu kỳ (trái) và ảnh sau khi hậu kỳ (phải).

Việc chụp ảnh dải ngân hà chắc chắn sẽ không còn khó nếu như chúng ta biết cách. Hi vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc biết được cách chụp ảnh dải ngân hà ấn tượng nhất để tạo ra những tác phẩm vừa chất lượng vừa độc đáo.

Chụp Milky Way vào tháng mấy?

Mùa Milky Way Côn Đảo xuất hiện từ tháng 3 đến hết tháng 9. Đây là thời điểm quan sát Milky Way đẹp nhất, vì những ngày tháng 3, bầu trời không mưa và không có mây mù.

Dải Ngân hà và thiên hà khác nhau như thế nào?

Thuật ngữ "Dải Ngân hà" (Milky Way) lại là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Dải Ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 đến 120.000 năm ánh sáng, và chứa khoảng từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao.

Trong thiên hà có gì?

Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh, hệ sao, quần tinh và các loại đám mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí, bụi và tia vũ trụ. Các lỗ đen siêu khối lượng nằm tại trung tâm của hầu hết các thiên hà.

Milky Way có bao nhiêu hành tinh?

Bên trong Dải Ngân Hà Có khoảng 200 - 400 tỉ ngôi sao được chứa trong Ngân Hà, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh. Do một số ngôi sao có khối lượng rất nhỏ, cộng với việc chúng nằm cách xa Mặt Trời đến hơn 300 năm ánh sáng, khiến cho việc xác định con số chính xác rất khó khăn.