Chuyên tu có nghĩa là gì năm 2024

“Dạng đào tạo bác sĩ liên thông (chuyên tu) chúng tôi sẽ hạn chế dần, tiến tới không đào tạo hình thức này nữa để tập trung đào tạo chính quy. Giai đoạn vừa qua duy trì hình thức này, vì nếu không sẽ không có bác sĩ cho tuyến huyện, xã. Việc dừng này cũng phải có lộ trình để không gây xáo trộn” – đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 1.4.

Xin được ủng hộ quan điểm này của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Hệ chuyên tu là sản phẩm của giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh, khi chưa có điều kiện để đào tạo y- bác sĩ đủ để phục vụ cho nhu cầu khám- chữa bệnh của người dân. Nhưng đến nay, sau gần 40 năm thống nhất đất nước thì không có lý do gì để tồn tại một hình thức đào tạo bác sĩ lạc hậu như vậy nữa. Ngay cả đào tạo chính quy, chất lượng bác sĩ của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước phát triển, chất lượng hệ chuyên tu còn thấp hơn nhiều, tuy rằng không phải ai học chuyên tu cũng đều kém. Cũng sẽ có ý kiến cho rằng, nếu bỏ hệ chuyên tu sẽ chặn con đường cầu tiến, ham học của nhiều người. Xin đừng lo, người đã có quyết tâm học và có tư chất thông minh thì họ sẽ thi vào hệ chính quy.

Để trở thành một bác sĩ cứu người thì không thể học làng nhàng cho có tấm bằng như các nghề khác.

Chất lượng khám-chữa bệnh chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của y-bác sĩ, các thiết bị y khoa chỉ là công cụ hỗ trợ. Chính vì vậy nên các nước văn minh rất chú trọng việc đào tạo, tuyển đầu vào rất khó, thời gian đào tạo rất dài, đòi hỏi chuyên môn rất cao. Một người tốt nghiệp bác sĩ và được hành nghề ở Pháp, Mỹ, Australia phải học chuyên ngành y trên dưới 10 năm. Xuất phát từ quan điểm mạng sống con người là quý giá nhất, cho nên người thầy thuốc phải thật giỏi để hạn chế sai sót.

Về sai sót trong điều trị ở Việt Nam, tưởng cũng không cần phải nhắc lại, mà có muốn nhắc cũng không thể ghi ra hết trong một bài báo.

Việt Nam cũng có một số thành tựu y khoa đáng tự hào, nhưng so với các nước phát triển, chúng ta còn có một khoảng cách tụt hậu rất xa. Khen ngợi để động viên nhau khi có vài công trình nho nhỏ cũng cần thiết, nhưng phải tỉnh táo để nhận thức rằng Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có nền y khoa còn lạc hậu.

Muốn thoát ra, muốn bứt lên, chỉ có một con đường duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo. Hệ chính quy cũng cần có những cải cách để tiếp cận với tri thức và kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vậy thì, còn tiếc gì nữa mà vương vấn với hình thức chuyên tu. Đồng ý với bộ trưởng là muốn xóa sổ chuyên tu cũng phải có lộ trình, nhưng cần xóa càng sớm càng tốt.

Nhưng cũng không phủ nhận trong số học viên do điều kiện và hoàn cảnh mà họ buộc phải đi học theo các hệ này.

Có không ít người giỏi, người có trình độ, có những cống hiến, đóng góp cho xã hội trong số những người được đào tạo hệ tại chức, hệ chuyên tu.

Đáng tiếc, một thực tế không thể phủ nhận đó là phần lớn trong số này chỉ đi học cho có bằng để tranh đua với thiên hạ, trong khi chất lượng và trình độ còn quá nhiều khiếm khuyết và hạn chế.

Đối với hệ chính quy, dư luận đang dễ đồng thuận với nhau cho rằng so với chuyên tu và tại chức, chất lượng của người nhận bằng có cao hơn, chỉn chu hơn.

Tuy nhiên, theo dõi quá trình đào tạo hệ cử nhân chính quy trong nhiều năm qua tôi thấy có một thực tế không thể phủ nhận, đó là có hiện tượng "trăm hoa đua nở", ngành ngành đào tạo, các địa phương đua nhau đào tạo, cấp bằng cử nhân.

Đã có thời điểm các trường đại học mọc ra như nấm. Theo đó, là hiện tượng chất lượng đầu vào bị suy giảm. Tiếp theo, quá trình đào tạo thì lại có hiện tượng các trường đua nhau theo kiểu "cạnh tranh xuống đáy", đua nhau nới điểm, nâng điểm để làm đẹp các bằng cử nhân cấp cho người học (…).

Hiện tượng này tác động mạnh đến các trường, các thầy cô đến nỗi, khá nhiều nơi đã có chủ trương nâng điểm, nới điểm để sinh viên dễ đạt bằng khá, bằng giỏi như trên tôi đã nói.

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm khi mà người học theo hệ chính quy mặc dù được nhận bằng khá, bằng giỏi khi ra trường nhưng chất lượng không cao, khi tham gia vào hoạt động, công tác tại các cơ quan, tổ chức, nhiều tân cử nhân rất lóng ngóng, ngô nghê, thiếu tự tin khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Và kết quả đương nhiên là chất lượng tham mưu, chất lượng thi hành công vụ có nhiều nơi, nhiều lúc bị xuống cấp trầm trọng.

Chuyển tự là một kiểu chuyển đổi văn bản từ hệ thống chữ viết này sang hệ thống chữ viết khác bằng cách hoán đổi các chữ cái tương ứng, chẳng hạn như tiếng Hy Lạp ⟨α⟩ → ⟨a⟩, tiếng Cyrillic ⟨д⟩ → ⟨d⟩, Tiếng Hy Lạp ⟨χ⟩ → chữ ghép ⟨ch⟩, tiếng Armenia ⟨ն⟩ → ⟨n⟩ hoặc tiếng Latinh ⟨æ⟩ → ⟨ae⟩ .

Ví dụ, đối với thuật ngữ Hy Lạp hiện đại " Ελληνική Δημοκρατία ", thường được dịch là "Cộng hòa Hy Lạp ", Chuyển tự thường thấy sang chữ Latinh là ⟨Ellēnikḗ Dēmokratía⟩, hay tên của nước Nga bằng chữ Cyrillic, "Россия", thường được Chuyển tự là ⟨Rossiya⟩ .

Chuyển tự thường không liên quan đến việc thể hiện âm thanh của bản gốc mà là thể hiện các ký tự một cách chính xác và rõ ràng. Do đó, trong ví dụ trên của tiếng Hy Lạp, ⟨λλ⟩ được Chuyển tự thành ⟨ll⟩ mặc dù nó được phát âm là [l], ⟨Δ⟩ được Chuyển tự thành ⟨D⟩ mặc dù được phát âm là [ð], và ⟨η⟩ được Chuyển tự thành ⟨ē⟩, mặc dù nó được phát âm là [i] (giống như ⟨ι⟩ ) và âm không dài .

Ngược lại, phiên âm tìm cách nắm bắt âm thanh hơn là đánh vần; " Ελληνική Δημοκρατία " tương ứng với[elinicí ðimokratía] trong Bảng chữ cái ngữ âm quốc tế . Mặc dù sự khác biệt bị mất trong trường hợp [i], hãy lưu ý cách hình dạng chữ cái ⟨κ⟩ trở thành [c] hoặc [k] tùy thuộc vào nguyên âm theo sau nó.

Dấu ngoặc góc⟨ ⟩ có thể được sử dụng để đánh dấu phần Chuyển tự, trái ngược với dấu gạch chéo/ / cho phần phiên âm rộng và dấu ngoặc vuông cho phần phiên âm hẹp. Dấu ngoặc nhọn cũng có thể được sử dụng để đánh dấu các ký tự trong trong từ gốc. Các quy ước có thể khác nhau tùy thuộc vào người viết.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • . Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021. Use of the acute accent to mark stress rather than tone is not formally IPA-compliant, but serves in this example to parallel orthography.

Lớp chuyên tu là gì?

Các lớp chuyên tu có nhiệm vụ nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ cho những cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các cấp, các ngành, những cán bộ, công nhân đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để có khả năng làm tốt công tác mà họ đang phụ trách hoặc sẽ phụ trách.

Thế nào là đào tạo chuyên tu?

Đào tạo chuyên tu, tại chức là loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của những người đang bận công tác. Đồng thời loại hình này cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao trình độ của cán bộ trong nhiều cơ quan Nhà nước.

Bằng đại học tại chức là gì?

Học tại chức là một thuật ngữ quen thuộc, dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Theo đó, tại chức là chương trình đào tạo dành cho người vừa đi làm vừa đi học, nhằm mục đích bổ sung kiến thức, bồi dưỡng, cải thiện và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.