Cơ hội việc làm sinh viên kỹ thuật hóa học năm 2024

Học Công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì? Bài viết được Zunia tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội việc làm ngành học này sau khi ra trường, cùng khám phá nhé!

Cơ hội việc làm sinh viên kỹ thuật hóa học năm 2024

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

Công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành khoa học nghiên cứu nhiều lĩnh vực sản xuất như: công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện lực – năng lượng – nhiên liệu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt – da, công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, nông nghiệp,...

Đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học ở nước ta đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên chuyên môn cao nhằm tuyển sinh và đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học hướng tới cung cấp nguồn kỹ sư chất lượng cao phục vụ cho các ngành nghề sản xuất công nghiệp và cho đời sống xã hội.

2. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được đánh giá là ngành có tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng 0, bởi đây là ngành công nghiệp được đầu tư phát triển hướng tới ngành công nghiệp mũi nhọn trong sản xuất. Học ngành này, bạn có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2020, tổng số lao động trong ngành Hóa chất Việt Nam là khoảng 400.000 người, trong đó, hơn 80% là lao động trực tiếp trong sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng lao động ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh về mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, công nghệ vật liệu,... đang rất cần những kỹ sư, chuyên viên có kinh nghiệm, tay nghề cao nhằm nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội.

Ngoài ra, các bạn có thể lắng nghe Podcast Hướng nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học mà Zunia đã tổng hợp để được các chuyên gia chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành học này trong tương lai.

3. TOP việc làm cho cử nhân Công nghệ kỹ thuật hóa học

Với vốn kiến thức và kỹ năng được trang bị trong chương trình học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, sinh viên ra trường có rất nhiều sự lựa chọn cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số vị trí công việc HOT nhất ngành học này:

3.1 Kỹ sư nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Kỹ sư nghiên cứu, phát triển sản phẩm chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, phát triển, và kiểm tra các sản phẩm mới, hoặc cải tiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 10-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.2 Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất

Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và kiểm soát các quy trình sản xuất trên dây chuyền, theo dõi và đánh giá hiệu quả và khả năng vận hành của dây chuyền sản xuất.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 8-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.3 Kỹ sư dịch vụ kỹ thuật

Kỹ sư dịch vụ kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát, bảo trì hệ thống sản xuất để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu suất sản xuất; tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản phẩm.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 15-30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.4 Chuyên viên đảm bảo chất lượng

Chuyên viên đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm mới và quá trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng của công ty.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 10-25 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.5 Chuyên viên kiểm soát chất lượng

Chuyên viên kiểm soát chất lượng (Quality Control) chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu, sản phẩm và cải tiến quá trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng của công ty.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 10-25 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.6 Kỹ thuật viên phân tích

Kỹ thuật viên phân tích chịu trách nhiệm thực hiện các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kỹ thuật phân tích để kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất đảm bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng của công ty.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 7-15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, địa điểm, quy mô doanh nghiệp.

3.7 Giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học chịu trách nhiệm nghiên cứu, đào tạo kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu và hướng dẫn thực tập cho sinh viên trong chương trình đào tạo ngành học này.

Mức lương trung bình cho vị trí này từ 10-15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và hiệu suất giảng dạy tốt.

Tóm lại, Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho mình những công việc phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân. Ngoài ra, để tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.