Có khả năng áp dụng công nghiệp là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là gì ?
  • 2. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là gì ?
  • 3. Khả năng áp dụng công nghiệp là gì ?
  • 4. Quy định về hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, Luật Minh Khuê xin được trao đổi như sau:

1. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là gì ?

Tính mới của kiểu dáng là một điều kiện để kiểu dáng được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp. Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005[Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019]quy định tính mới của kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Những khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ qua sử dụng hoặc mô tả bằng văn bản dưới bất kỳ hình thức nào khác trong nước hoặc trên thế giới, thì kiểu dáng công nghiệp được xác định là có tính mới và được bảo hộ.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp không được coi có sự khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp khác về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhổ và không thể phân biệt tổng thể hai kiểu dáng đó với nhau thì không có tính mới.

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới, nếu kiểu dáng này chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố:

Thứ nhất,Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ hai,Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

Thứ ba,Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ [Được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019].

Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện ở Văn phòng Quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới [WIP0] hoặc trực tiếp hoặc thông qua trung gian là Văn phòng sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên là xuất xứ theo quy định của pháp luật của nước này. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ của quốc gia thành viên Công ước có thể quy định về việc đăng ký quốc tế được thực hiện thông qua văn phòng quốc gia. Việc đăng ký quốc tế có thể có hiệu lực ở nước thành viên là nước xuất xứ, nếu có yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật sở hữu trí tuệ của nước này có quy định khác. Việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thực hiện 5 năm một lần. Thời hạn bảo hộ không được dưới 5 năm hoặc 10 năm nếu được đăng ký lại trong 5 năm cuối cùng của tời hạn 5 năm [Hiệp định HAGUE].

2. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là gì ?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ [Được sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019], kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức:

- Sử dụng kiểu dáng;

- Mô tả kiểu dáng bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

- Kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng [Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ - được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019].

3. Khả năng áp dụng công nghiệp là gì ?

Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ [Được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019], quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu:

a] Dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó.

b] Kiểu dáng công nghiệp áp dụng được để chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCNngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 nam 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công Nghệ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định về đơn tại điểm 33.2. Những quy định bổ sung trong các Thông tư hướng dẫn trên, thể hiện những nội dung mới cơ bản như: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Quy định về hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Quy định về tính thống nhất thể hiện một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm. Chủ thể cũng có quyền yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của nhiều sản phẩm trong một bộ sản phẩm, trong đó mỗi sản phẩm có một kiểu dáng công nghiệp tương ứng. Chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu bảo hộ một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm kèm theo một hoặc nhiều phương án biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó. Các phương án biến thể của một kiểu dáng công nghiệp phải không khác biệt đáng kể với phương án cơ bản và không khác biệt đáng kể với nhau: Sản phẩm được hiểu là đổ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Về yêu cầu cung cấp thông tin, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn trong thời hạn 02 tháng phải nộp tài liệu xác minh các thông tin đó, đặc biệt là tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác [giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động]. Yêu cầu người nộp đơn trong thời hạn 02 tháng phải nộp tài liệu xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn thương mại [nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại], kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ của người khác, nếu có cơ sở để nghi ngờ kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn chứa các đối tượng đó.

Người nộp đơn phải nộp 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các nội dung xác định tên kiểu dáng công nghiệp là tên của chính sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện một cách ngắn gọn bằng các từ ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không chứa ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn thương mại. Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng, công dụng, chức năng của sản phẩm đó. Xác định rõ có hay không có kiểu dáng công nghiệp tương tự, nễu có thì chỉ ra kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất với kiểu dáng công nghiệp của cùng loại sản phẩm nêu trong đơn, đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên [nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên], trong đó phải chỉ ra nguồn thông tin bộc lộ công khai kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất đó. Người yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ liệt kê lần lượt các ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh [ba chiều], hình chiếu, mặt cắt... của kiểu dáng công nghiệp, phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ.

- Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật Sở hữu trí tuệ, và cần được mô tả chi tiết như sau: Bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, trong đó nêu đầu đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp, đồng thời chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất, phù hợp với các đặc điểm tạo dáng được thể hiện ừong bộ ảnh chụp, bản vẽ. Các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ được trình bày lần lượt theo thứ tự: các đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc [nếu có].

Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau [ví dụ sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được...] thì mô tả kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau. Nếu kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phải nêu phương án cơ bản và đánh số lần lượt các phương án biến thể khác, trong đó chỉ rõ các đặc điểm tạo dáng khác biệt của từng phương án biến thể so với phương án cơ bản. Nếu kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó. Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp [hoặc“yêu cầu bảo hộ”]:phải liệt kê đầy đủ các đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện trên ảnh chụp, bản vẽ nêu trong đơn, bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Người nộp đơn phải nộp 04 bộ ảnh chụp hoặc 04 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện đối tượng cần yêu cầu bảo hộ một cách thống nhất và chính xác được in hoặc gắn trên giấy khổ A4 không đóng khung. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó và theo các hướng dẫn sau đây:

- Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét; kiểu dáng công nghiệp phải được thể hiện bằng đường nét liền; màu nền của ảnh chụp, bản vẽ phải đồng nhất và tương phản với màu của kiểu dáng công nghiệp; trên ảnh chụp, bản vẽ chỉ được thể hiện sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, không chứa các chỉ dẫn của bản vẽ kỹ thuật hoặc các chỉ dẫn giải thích về kiểu dáng công nghiệp, trừ những chỉ dẫn ngắn gọn, cần thiết để chỉ mặt cắt, hình phóng to, trạng thái đóng, mở. Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm X 120mm và không được lớn hơn 190mm X 277mm. Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một chiều và được đánh số lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh [ba chiều] của kiểu dáng công nghiệp, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên; các hình chiếu phải được thể hiện chính diện.

- Ảnh chụp hoặc hình chiếu tương tự hoặc đối xứng với ảnh chụp hoặc hình chiếu đã có, ảnh chụp mặt đáy của các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn, ảnh chụp hoặc hình chiếu bề mặt có chiểu dày quá mỏng của kiểu dáng công nghiệp không cần phải có trong đơn, với điều kiện phải nêu rõ điều đó trong phần liệt kê ảnh chụp, bản vẽ thuộc bản mô tả.

Đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có thể khai triển được dưới dạng mặt phẳng [ví dụ hộp đựng, đồ bao gói...], các hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp có thể được thay thế bằng ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệpởtrạng thái đã khai triển.

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của kiểu dáng công nghiệp, có thể cẩn phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh từ các góc độ khác, mặt cắt, hình phóng to bộ phận, hình chi tiết rời hoặc bộ phận của sản phẩm, ảnh chụp hoặc bản vẽ minh họa vị trí lắp đặt, sử dụng bộ phận trên sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm làm rõ bản chất và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp [mà không dùng để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận đó].

Đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm lắp ráp hoặc hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau, các ảnh chụp hoặc bản vẽ của từng bộ phận này có thể được cung cấp nhưng chỉ nhằm mục đích minh họa mà không dùng để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận đó. Các ảnh chụp hoặc bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp ở cùng một trạng thái sử dụng được chọn; ảnh chụp hoặc bản vẽ thể hiện các trạng thái khác có thể được cung cấp để làm rõ bản chất của kiểu dáng công nghiệp.

Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp với các đặc điểm [dấu hiệu] khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành kiểu dáng công nghiệp đó. Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại. Sản phẩm cùng loại là các sản phẩm có mục đích sử dụng hoặc chức năng sử dụng trùng hoặc tương tự với nhau. Sản phẩm hoàn chỉnh và bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh là các sản phẩm khác loại. Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp:

- Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm [ví dụ hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc].

Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ, ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và khi không có mặt yếu tố đó; ví dụ sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, do đó hình khối, đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối, đường nét cũ. Các dấu hiệu được gắn, dán... lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng... sản phẩm đó; ví dụ các thông tin trên nhãn hàng hóa [như nhà sản xuất, chỉ dẫn thương mại, xuất xứ, mã vạch, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.

Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là trùng nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản.

Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là không khác biệt đáng kể với nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại và có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản.

Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là tương tự nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau.

Hai kiểu dáng công nghiệp trong số các kiểu dáng công nghiệp tương tự được coi là tương tự gần nhất khi hai kiểu dáng công nghiệp đó có số các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau nhiểu nhất so với tất cả các kiểu dáng công nghiệp tương tự khác.

Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau khi hai kiểu dáng công nghiệp đó dùng cho sản phẩm khác loại, hoặc dùng cho sản phẩm cùng loại nhưng có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt.

Đối tượng nêu trong đơn bị coi là không phù hợp với loại Bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu: Đối tượng đó không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Hình dáng bên ngoài là những đặc điểm tạo dáng [hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này] nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm [khai thác công dụng của sản phẩm theo cách thức thông thường, được thực hiện bởi bất kỳ người sử dụng nào,
không kể các công việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa sản phẩm]. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp trừ hình dáng bên ngoài các môđun hay các đơn nguyên riêng biệt có thể được sử dụng độc lập hoặc lắp ráp với nhau để tạo thành công trình xây dựng như các cửa hàng, ki-ôt, nhà lưu động, hoặc sản phẩm tương tự.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin. Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là mới nếu:

Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc. Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là khác biệt đáng kể với các kiểu dáng công nghiệp đối chứng.

Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của các kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu
trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:

Việc tra cứu là để tìm ra các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm cùng loại trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, hoặc để tìm ra các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm chứa bộ phận có kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đăng ký, và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.

Nếu có nhiều đơn thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được tấp cho đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng bảo hộ. Trong số các đơn thuộc trường hợp đăng ký cho sản phẩm cùng loại, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đó đều bị từ chối cấp Bằng bảo hộ.

Các thủ tục ra quyết định cấp, đăng bạ, công bố quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo thủ tục chung. Trường hợp có cơ sở [thông tin, chứng cứ] để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn trong thời hạn 01 tháng, phải nộp các tài liệu nhằm xác minh các thông tin đó.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng:Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua emailhayDịch vụ luật sưtư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyếnqua tổng đài điện thoại, gọi:1900.6162, hoặc có thểĐặt lịch để gặp luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.

Video liên quan

Chủ Đề