Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Đau lưng đau bụng dưới có thai không là thắc mắc chung của khá nhiều chị em phụ nữ. Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi này? Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Một số thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề này.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Các chị em thường gặp tình trạng đau lưng đau bụng dưới

1. Đau lưng đau bụng dưới có thai không?

Thực tế, nếu chỉ dựa vào hai yếu tố này, chúng ta sẽ không thể khẳng định chắc chắn được một người đã mang thai hay không.

Trong thời kỳ mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi nên có thể gặp nhiều dấu hiệu bất thường như đau lưng, đai bụng dưới. Tuy vậy, để xác định một người có thai hay không, chỉ từng đó là chưa đủ. Chúng ta còn phải xem người đó có đi kèm những dấu hiệu dưới đây hay không:

  • Kinh nguyệt có trễ hay không.
  • Đau lưng có đi kèm chuột rút tay hay chân hay không?
  • Có đi kèm cảm giác mệt mỏi, chán ăn hay không?
  • Ngực có bị căng tức hay nhạy cảm…
  • Có cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị thức ăn…
  • Tần suất đi tiểu có tăng lên hay không?
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn không?
  • Có ra máu báo thai màu đỏ hồng hay đỏ nhạt không.

Nếu có kèm tất cả các triệu chứng này, kèm theo việc trước đó có quan hệ tình dục, đang mong muốn có thai hoặc nghi ngờ có thai, các chị em nên đến gặp bác sĩ hoặc sử dụng que thử thai để có câu trả lời chính xác. Đây cũng đồng thời là câu trả lời cho câu hỏi căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Đau lưng đau bụng dưới chưa chắc đã mang thai

2. Những nguyên nhân gây đau lưng đau bụng dưới ở phụ nữ

Để biết đau lưng đau bụng dưới có thai không, chúng ta cũng cần tìm hiểu về một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này.

2.1. Do chu kỳ kinh nguyệt

Trong thực tế, đau lưng đau bụng dưới rất có thể là do các chị em đã đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau này xuất hiện do tử cung phải co bóp để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Chúng là một phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ xuất hiện hàng tháng khi đến kỳ. Khi gặp phải tình trạng này, mọi người có thể có cảm giác đau bụng râm râm và đau lưng. Chúng cũng có thể xuất hiện trước khi kinh nguyệt tới. Do đó, chị em cần chú ý. Nếu đang băn khoăn đau lưng là dấu hiệu có thai hay có kinh thì chị em cũng cần xem lại chu kỳ kinh của mình để có câu trả lời.

2.2. Đau bụng do bệnh thận

Đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh đôi khi còn do vấn đề ở thận. Thông thường, tình trạng này cũng sẽ đi kèm cảm giác đau lưng. Nếu như cảm giác đau lưng, đau bụng dưới đi kèm tiểu buốt, khó đi tiểu hay lượng nước tiểu ít thì chúng ta có thể nghĩ đến nguyên nhân này.

2.3. Mang thai ngoài tử cung

Đau lưng đau bụng dưới có thai không? Có thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng tình trạng mang thai ngoài tử cung cũng có dấu hiệu này. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở những vị trí khác như vòi trứng, cổ tử cung,... Trong đó, phổ biến nhất là ở vòi trứng. Khi đó, vòi trứng sẽ bị căng giãn quá mức và dẫn đến các cơn đau ở bụng dưới cũng như vùng lưng. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần được xử lý sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Mang thai ngoài tử cung gây các cơn đau dữ dội ở bụng dưới

2.4. Viêm tụy

Tuyến tụy là một tuyến nằm sau dạ dày và vắt qua cột sống thắt lưng. Chính vì thế, nếu bị viêm tụy, chúng ta sẽ có thể thấy các dấu hiệu như đau thắt lưng và đau bụng dưới. Các cơn đau do viêm tụy thường dữ dội và có khả năng lan tỏa sang các vùng khác. Đôi khi chúng còn kèm theo sốt cao, rối loạn nhịp tim hay buồn nôn,...

2.5. Mắc các bệnh phụ khoa

Đau lưng đau bụng dưới có thai không? Câu trả lời là không chắc chắn nhưng chúng ta có thể nghĩ đến khả năng mắc bệnh phụ khoa. Nếu như bị u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng… thì chúng có thể gây ra các triệu chứng đau này. Ngoài ra, người bệnh có thể thể bị đau bụng dưới, đau lưng ra huyết trắng. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm nguyên nhân để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2.6. Hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích, chúng ta có thể bị các cơn co thắt, bụng chướng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Ở một số người, triệu chứng thường chỉ bao gồm đau lưng và đau bụng dưới nên bị nhầm thành có thai. Do đó, nếu thấy đau bụng kèm theo các rối loạn về tiêu hóa thì chúng ta có thể nghĩ đến căn bệnh này.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Ruột kích thích có thể gây ra các cơn đau và chướng bụng

2.7. Cơn đau do sa tạng

Tình trạng đau lưng đau bụng dưới còn có thể xuất hiện do sa tạng. Chúng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Ở thời điểm này, cơ quan sinh sản đã bắt đầu lão hóa và gây đau, căng tức ở bụng dưới, ở vùng háng và đau lưng. Chúng còn có thể kèm theo các dấu hiệu như sưng âm đạo, chảy máu, tiểu không kiểm soát,.... Tình trạng này không nguy hiểm với sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày.

3. Đau bụng như thế nào là có thai

Để biết chính xác đau lưng đau bụng dưới có thai không, chúng ta cũng cần biết đau bụng như thế nào là có thai.

3.1. Nguyên nhân gây đau bụng dưới và đau lưng khi có thai

Có không ít nguyên nhân gây ra cảm giác đau lưng, đau bụng dưới khi mang bầu, phổ biến như:

  • Nhau thai bong non.
  • Thai nhi đạp.
  • Cơ thể tích nhiều mỡ gây áp lực lên xương sống thắt lưng.
  • Da bụng căng giãn quá mức do thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị táo bón hay chướng bụng.
  • Bị sỏi mật.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mang thai ngoài tử cung.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Đau bụng có thể do da bụng căng giãn quá mức khi mang thai

3.2. Đau bụng như thế nào khi mang thai?

Các triệu chứng đau bụng báo hiệu mang thai cũng khác với các triệu chứng đau do bệnh lý.

  • Cơn đau nhẹ, âm ỉ ở vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở đầu thai kỳ kèm theo cảm giác tức bụng nhẹ. Đó là tình trạng mới có thai đau nhói bụng dưới thường xuất hiện ở chị em.
  • Đau bụng kèm nôn mửa do ốm nghén. Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu kèm theo nôn mửa, nhạy cảm với mùi vị thức ăn thì đây chính là tình trạng ốm nghén.
  • Đau lưng đau bụng do sự phát triển của bào thai.

Vậy có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Thông thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ chị em sẽ có cảm giác này. Nguyên nhân là do thai đã vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Cảm giác đau sẽ biến mất trong vài ngày, vì thế nên chị em không cần quá lo lắng.

3.3. Làm gì khi bị đau lưng đau bụng dưới khi mang thai?

Hầu hết các chị em đều không thể chắc chắn được đau lưng đau bụng dưới có thai không. Tuy nhiên, nếu đã chắc chắn bản thân mang thai và có các triệu chứng này, chúng ta có thể thực hiện một số mẹo dưới đây để giảm đau:

  • Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp cho bà bầu.
  • Massage nhẹ nhàng cho cơ thể bằng ghế massage ở chế độ cực nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tắm nước nóng và mặc quần áo thoải mái.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu tình trạng đau kéo dài, không thuyên giảm, các chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

Có thai đau bụng dưới như thế nào năm 2024

Vận động nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau lưng đau bụng khi mang thai

Một vài thông tin trên đây hy vọng đã giúp chị em giải đáp được câu hỏi đau lưng đau bụng dưới có thai không. Nhìn chung, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chắc chắn nhất cũng như bảo đảm cho các vấn đề về sức khỏe. Hi vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.

Có thai bao lâu thì đau bụng dưới?

Có nhiều cách giảm đau bụng khi mang thai. Nếu quá trình thai làm tổ an toàn, bạn có thể cảm nhận được các cơn đau bụng âm ỉ kéo dài trong một vài ngày. Điều này không đáng lo ngại. Theo các chuyên gia y tế, hầu như ở tuần thứ 5 và thứ 6 khi thai đã di chuyển vào tổ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng.

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng gì?

Thai làm tổ trong buồng tử cung. Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày rồi dần dần biến mất.

Đau bụng dưới bao nhiêu ngày thì có kinh?

Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.

Đau bụng khi mới mang thai bao lâu thì hết?

Vậy thai làm tổ đau bụng bao lâu thì khỏi? Thông thường, quá trình làm tổ sẽ diễn ra trong khoảng 6 - 10 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Và hiện tượng đau bụng dưới khi thai vào tổ thường sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Các cơn đau thường không tăng lên mà sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thư giãn và nghỉ ngơi.