Công thức liên kết hóa trị trong adn

Cung cấp công thức bài giải chi tiết cho dạng toán tính số lượng liên kết hóa trị và liên kết hidro trong quá trình nhân đôi

I.XÁC ĐỊNH SỐ LIÊN KẾT HIDRO VÀ LIÊN KẾT HÓA TRỊ HÌNH THÀNH VÀ BỊ PHÁ HỦY

  1. Tính số liên kết hiđrô

Số liên kết H trong một phân tử ADN là : 2A + 3G = 2 A + 2 G + G = N + G

Số liên kết H được hình thành trong lần nhân đôi thứ k là

Công thức liên kết hóa trị trong adn

II. VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Ví dụ 1 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro bị phá vỡ và hình thành khi gen nhân đôi 4 lần ?

Hướng dẫn giải :

Ta có G = X và A = T nên ta có

%G – % A = 10% và %G + % A = 50% => G = 30 % và A = 20%

Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 x 3600 = 1080

Số liên kết H trong một mạch là : 3600 + 1080 = 4680

Số liên kết H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là : 4680 x (24 - 1) = 70200

Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24 - 1 ) = 140400

Ví dụ 2: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần Tính số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi .

Hướng dẫn giải

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là

50 x 20 = 1000 Nu

Số liên kết hoá trị trong phân tử ADN là

(1000 : 2 – 1 )× 2 = 1000 - 2 = 998 (liên kết)

Số liên kết hóa trị mới được hình thành sau 4 lần nhân đôi là :

998 × ( \(2^4\) – 1 ) = 14970 (liên kết)

Bài tập tự giải :

Bài 1 : Một gen có tổng số 105 chu kì xoắn. Gen nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi là bao nhiêu ? ĐS: 14686

Bài 2 : Mạch đơn của gen có 10% Xitôzin và bằng 1/2 số nuclêôtit loại Guanin của mạch đó. Gen này có 420 Timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị giữa axit và đường được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ . Hỏi gen đã nhân đôi mấy lần ? ĐS 2 lần

Bài 3* : Một plasmit có 2 × 105 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị nối giữa các nucleotit được hình thành là bao nhiêu ? ĐS : 14 × 105

Gợi ý : Plasmit là phân tử ADN dạng vòng nên số liên kết cộng hóa trị sẽ bằng số nucleotit

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Tính số liên kết hiđrô, liên kết cộng hóa trị được hình thành trong quá trình nhân đôi ADN

Công thức liên kết hóa trị trong adn

1. Tổng số liên hiđrô trong phân tử ADN là:

H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X

2. Khi ADN tự nhân nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là:

H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X

3. Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là:

$(2A + 3G)(2^n - 1) = H.(2^n - 1) = ...$

4. Số liên kết hiđrô được hình thành sau quá trình nhân đôi so với số liên kết hiđrô ban đầu (hình thành 2 phân tử ADN mới). Do vậy số liên kết hiđrô được hình thành là:

$2H.(2^n - 1) = 2.(2A + 3G)(2^n - 1) = ...$

5. Liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit không bị phá vỡ $\rightarrow$ khi tự sao một lần thì số liên kết cộng hóa trị tăng lên gấp đôi (hình thành 2 mạch mới của ADN con).

6. Khi tự sao n lần số liên kết hóa trị hình thành là: $Y(2^n - 1)$

Bài tập vận dụng

* Một gen có 450 nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại T=35%. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời câu hỏi 1, 2, 3: Câu 1: Khi gen tự nhân đôi đã phá vỡ số liên kết hiđrô là:

  1. 299
  2. 4050
  3. 3450
  4. 2999 Câu 2: Số liên kết hóa trị được hình thành khi gen tự nhân đôi được 5 đợt liên tiếp là:
  5. 3450
  6. 92938
  7. 92969
  8. 106950 Câu 3: Số liên kết hiđrô được hình thành khi gen tự nhân đôi được 5 đợt liên tiếp là:
  9. 3450
  10. 9296
  11. 213900
  12. 106950 Câu 4: Một gen chứa 900 Ađênin và 600 Xitôzin. Khi gen đó tự nhân đôi 2 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ và được hình thành lần lượt là:
  13. 10800 và 14400
  14. 10800 và 21600
  15. 3600 và 10800
  16. 3600 và 14400

Thế nào là liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?

Liên kết cộng hóa trị (LKCHT) được hiểu là liên kết giữa hai nguyên tử hay ion trong đó các cặp electron (e) sẽ được chia sẻ với nhau. Nó còn được gọi là liên kết phân tử, được hình thành giữa hai nguyên tử phi kim có giá trị của độ âm điện tương tự hoặc tương đối gần nhau.

Liên kết hóa trị của gen là gì?

Số liên kết hoá trị của gen quyết định việc các gen này được ghép nối với nhau như thế nào để tạo ra một dòng gen mới ở con. Điều này ảnh hưởng đến tính trạng di truyền của con và các đặc tính của chúng. Vì vậy, số liên kết hoá trị của gen là một yếu tố quan trọng trong việc di truyền và tái tổ hợp gen.

Thế nào là hợp chất cộng hóa trị?

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Mỗi cặp electron chung tạo nên một liên kết cộng hóa trị. Các phân tử H2 và N được tạo nên từ nguyên tử của cùng một nguyên tố có độ âm điện giống nhau, nên các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

ADN có liên kết gì?

Hai chuỗi xoắn của DNA được hình thành bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết phosphodiester) và được nối với nhau thông qua liên kết hydro giữa 2 trong 4 loại tiểu đơn vị A (adenine), G (guanine), T (thymine) và C (cytosine). Các đoạn ngắn của DNA có chứa thông tin di truyền được gọi là gen.