Đang nóng giận phải làm sao

Bạn tức giận vì nhờ nó bạn có thể 'thắng' người khác. Nó cũng là thứ giúp bạn che giấu những cảm xúc khác. Thay vì nói về nỗi buồn và nỗi sợ hãi, bạn tức giận, theo Fartherly.

Đang nóng giận phải làm sao
Nếu tức giận vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thì bạn nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần

Ảnh minh họa: Shutterstock

Nghiên cứu của Philip Gable, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Delwar (Mỹ), phát hiện ra tức giận làm cho trí nhớ của bạn chọn lọc.

Bạn chỉ thấy những gì khiến bạn tức giận. Dù bạn “chiến thắng”, thì điều đó không có nghĩa là bạn có thể xây dựng các kết nối chặt chẽ hoặc có những cảm xúc tốt.

“Mọi người làm những gì bạn muốn chỉ để bạn dừng (cơn giận) lại. Trong quá trình đó, bạn đã tạo khoảng cách với người khác và điều ấy có thể “chọc” bạn tức giận hơn nữa, khiến nó trở thành một vòng lặp khó phá vỡ”, Nathaniel Herr, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học American (Mỹ), nói với Fartherly.

Làm thế nào để biết bản thân có vấn đề về tức giận?

Tự chẩn đoán sự giận dữ là khó khăn nhưng có một bài kiểm tra vấn đề tức giận gồm hai bước hiệu quả, như sau:

1. Nói chuyện với người khác

Không thể tự mình nhận ra nên bạn cần biết các quan điểm khác. Bạn đời, người yêu hay bạn bè là đối tượng tốt để bắt đầu. Hoặc không quan trọng là ai, miễn người bạn hỏi biết bạn và trung thực.

Hỏi họ rằng cách bạn xử lý các bất đồng thế nào. Bạn có thể phát hiện ra bản thân thường xuyên nóng giận và nếu thấy đó không phải là những gì bản thân muốn nói thì hãy bắt tay vào sửa đổi.

2. Sau cơn giận dữ, cố gắng nhớ những gì vừa xảy ra

Sự tức giận có thể nhanh chóng chiếm đoạt lý trí của bạn. Nếu không thể nhớ lại những gì đã nói hoặc diễn ra thì hành vi của bạn không mang tính xây dựng mà chỉ là sự bùng nổ.

Tự hỏi là một việc khó khăn nhưng rất quan trọng để tự biết mình. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết nếu bạn nhận ra nó.

Làm thế nào để kiểm soát cơn giận?

Đây là việc khó, đòi hỏi sự chấp nhận, cam kết và các bài tập để phá vỡ vòng lặp. Michelle Shiota, tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Arizona (Mỹ), hướng dẫn chúng ta bài tập bốn bước để làm chủ bản thân, theo Fartherly.

1. Xác định cảm giác

Nếu nói ra được rằng: “Tôi đang tức giận lắm nè”, thì đã là một sự tiến bộ.

2. Tạm ra khỏi tranh cãi 

Hiểu rằng bạn tức giận và cho phép mình đi khỏi cuộc tranh cãi một chút. Nói: “Tôi cần năm phút để suy nghĩ đã”, hay cái gì đó tương tự.

3. Làm rõ quan điểm của riêng bạn và của bên kia

Trong thời gian “nghỉ”, hãy suy nghĩ về điều này. Bạn không phải là người duy nhất tham gia cuộc tranh luận hay tạo ra vấn đề, vì vậy, bạn không thể chỉ tập trung vào nhu cầu của mình.

4. Hãy suy nghĩ cách giải quyết vấn đề

Bạn có thể tức giận. Nhưng quan trọng nhất là tìm ra những gì các bạn muốn cũng như con đường để đạt được điều đó. “Bạn đã làm điều X và nó khiến tôi bực mình nhưng bây giờ chúng ta có thể làm gì và để cho lần sau nào?” - thái độ này biến sự đối nghịch thành hợp tác.

Đặc biệt, hãy tha thứ. Riêng với trẻ nhỏ, chấp nhận sự thật rằng la hét hay những cơn giận dữ không tác dụng gì ngoài việc khiến trẻ sợ bạn. Hãy cho trẻ biết: “Cha mẹ/cha tức giận vì con đã làm X và đây là những gì mẹ mong đợi...”.

Nếu bạn thấy sự nóng giận của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hoặc các mối quan hệ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên viên tham vấn tâm lý, tâm thần có thể giúp xác định xem có tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn nào gây ra các vấn đề tức giận của bạn và cần phải điều trị hay không, theo Healthline.

\n

Tin liên quan

  • Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào?
  • Vì sao có người hay cảm thấy lạnh, có nguy hiểm gì không?
  • 8 điều này chớ nên làm trước khi đi khám bệnh, vì sao?

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Đang nóng giận phải làm sao

Bắc Kạn 'báo cáo nhầm' 3 ca tử vong do Covid-19

Hôm nay 28.10, trong nước ghi nhận thêm 641 ca mắc Covid-19. Sở Y tế Ninh Bình bổ sung 1.907 ca mắc. Sở Y tế Bắc Kạn đính chính hôm qua đã "báo cáo nhầm" 3 ca tử vong do Covid-19.

Đang nóng giận phải làm sao

Thay máu toàn phần để cứu sống trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi

Để ngăn tổn thương não, các bác sĩ đã khẩn cấp thay máu toàn phần, cứu sống trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi bị vàng da.

Đang nóng giận phải làm sao

Thói quen đi bộ hằng ngày ảnh hưởng đến cơ thể bạn sau tuổi 50

Nếu bạn muốn tìm hiểu một trong những cách tốt nhất để cải thiện thể lực tổng thể và đạt được sức khỏe tuyệt vời ở tuổi 50 trở lên, thì đó là đi bộ.

Đang nóng giận phải làm sao

Cảnh báo ngày càng nhiều người trẻ mắc nhồi máu cơ tim cấp

Trong thời gian qua, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) liên tục tiếp nhận các trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoài bệnh viện. Đáng lưu ý là rất nhiều người dưới 60 tuổi nằm trong số những bệnh nhân này.

Đang nóng giận phải làm sao

Bắc Kạn ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 tử vong

Chiều nay 27.10, Bộ Y tế thông báo trong nước ghi nhận 484 ca mắc Covid-19 mới, thêm 324 ca khỏi bệnh; 3 bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Kạn tử vong.

Đang nóng giận phải làm sao

Các triệu chứng chính của Covid-19 đã thay đổi

Từ khi bắt đầu bùng dịch đến nay, các bệnh nhân Covid-19 đã báo cáo rất nhiều triệu chứng khác nhau, từ các triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm cho đến những triệu chứng đặc biệt khác.

Đang nóng giận phải làm sao

Bỗng dưng bị liệt vì thiếu chất

Một cô gái trẻ bỗng dưng bị liệt tay trái, nguyên nhân được chẩn đoán ban đầu là do thiếu vitamin B12.

Đang nóng giận phải làm sao

Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện?

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thiếu ngủ, căng thẳng đến hoạt động thể chất. Với người tiểu đường, mệt mỏi còn là do đường huyết tăng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn để duy trì thói quen tập luyện.

Đang nóng giận phải làm sao

Trực tiếp Trẻ mắc lao sơ nhiễm có thể dẫn đến lao màng não

Trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm lao, trong 100 người mắc mới bệnh lao, có đến 15 trẻ sơ sinh mắc lao sơ nhiễm, nguy cơ gây lao màng não khi vi khuẩn theo đường máu vào hệ thần kinh trung ương.

Đang nóng giận phải làm sao

Khoảng 60% thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Sáng 27.10, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) ra mắt giai đoạn 1 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xã Tân Xã, H.Thạch Thất (Hà Nội), do GS-TS Nguyễn Lân Dũng là Viện trưởng.

Đang nóng giận phải làm sao

7 biện pháp phòng tránh ung thư vú

Tháng 10 hằng năm được Liên Hiệp Quốc chọn là Tháng Nâng cao nhận thức về ung thư vú trên toàn thế giới, để mọi người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh, cách phòng chống, cách phát hiện và điều trị sớm ung thư vú.

Đang nóng giận phải làm sao

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng tuyệt vời của cà chua với ung thư

'Theo các chuyên gia, có những loại thực phẩm có thể giúp nam giới tránh được ung thư tuyến tiền liệt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!