Đề bài - bài 31 trang 59 sgk toán 9 tập 1

Xác định tọa độ hai điểm \[A\] và \[B\] sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số\[y=ax+b \, \, [a\neq 0].\]

Đề bài

a] Vẽ đồ thị của hàm số :

\[y = x + 1;\,\,\,y = \dfrac{1}{\sqrt 3 }x + \sqrt 3 ;\,\,\,y = \sqrt 3 x - \sqrt 3\]

b] Gọi \[\alpha ,\,\,\beta ,\,\,\,\gamma \]lần lượt là các góc tạo bởi các đường thẳng trên và trục Ox.

Chứng minh rằng \[tg\alpha = 1,\,\,\,tg\beta = \dfrac{1}{\sqrt 3 };\,\,\,tg\gamma = \sqrt 3\]

Tính số đo các góc \[α, β, \gamma. \]

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a] Cách vẽ đồ thị hàm số \[y=ax+b,\ [a \ne 0]\]:Đồ thị hàm số \[y=ax+b \, \, [a\neq 0]\] là đường thẳng:

+] Cắt trục hoành tại điểm \[A[-\dfrac{b}{a}; \, 0].\]

+] Cắt trục tung tại điểm \[B[0;b].\]

Xác định tọa độ hai điểm \[A\] và \[B\] sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số\[y=ax+b \, \, [a\neq 0].\]

b] Góc tạo bởi đường thẳng \[y=a x+b \, \ [a \neq 0]\] là góc \[\alpha \] ta có: \[tan \alpha = a.\]

+] Với \[a0\], góc \[\alpha\] là góc nhọn.

Hoặc sử dụng công thức lượng giác trong tam giác vuông:

\[\Delta{ABC}\] vuông tại \[A\] khi đó: \[tan B = \dfrac{AC}{AB} \]

Lời giải chi tiết

a]

+ Hàm số \[y = x + 1\]

Cho \[x=0 \Rightarrow y=0+1=1 \Rightarrow A[0; 1]\]

Cho \[x=-1 \Rightarrow y=-1+1=0 \Rightarrow B[-1; 0]\]

Đồ thị hàm số\[y = x + 1\] là đường thẳng đi qua hai điểm \[A[0; 1]\] và \[B[-1; 0]\]

+ Hàm số \[y = \dfrac{1}{\sqrt 3 }x + \sqrt 3\]

Cho \[x=-3 \Rightarrowy = \dfrac{1}{\sqrt 3 }.[-3] + \sqrt 3=0 \Rightarrow D[-3; 0]\]

Cho \[x=0 \Rightarrowy = \dfrac{1}{\sqrt 3 }.0 + \sqrt 3=\sqrt 3 \Rightarrow C[0; \sqrt 3]\]

Đồ thị hàm \[y = \dfrac{1}{\sqrt 3 }x + \sqrt 3\] là đường thẳng đi qua hai điểm \[D[-3; 0]\] và \[C[0; \sqrt 3]\]

+ Hàm số \[y = \sqrt 3 x - \sqrt 3\]

Cho \[x=0 \Rightarrowy = \sqrt 3 .0 - \sqrt 3=-\sqrt 3 \Rightarrow E[0; -\sqrt 3]\]

Cho \[x=1 \Rightarrowy = \sqrt 3 .1 - \sqrt 3=0 \Rightarrow F[1; 0]\]

Đồ thị hàm số\[y = \sqrt 3 x - \sqrt 3\] là đường thẳng đi qua hai điểm \[E[0; -\sqrt 3]\] và \[F[1; 0]\]

b]

Cách 1:

+ Đường thẳng\[y = x + 1\] có hệ số góc là \[1\]

Suy ra \[tan \alpha = 1 \Leftrightarrow \alpha = 45^o\]

+ Đường thẳng\[y = \dfrac{1}{\sqrt 3 }x + \sqrt 3\] có hệ số góc là \[\dfrac{1}{\sqrt 3 }\]

Suy ra \[tan \beta =\dfrac{1}{\sqrt 3 } \Leftrightarrow \beta = 30^o\]

+ Đường thẳng\[y = \sqrt 3 x - \sqrt 3\] có hệ số góc là \[\sqrt 3\]

Suy ra \[tan \gamma =\sqrt 3 \Leftrightarrow \alpha = 60^o\]

Cách 2:

+ Ta có:

\[OA=OB=OF=1\], \[OE=OC=\sqrt 3\], \[OD = 3\].

+ Xét \[\Delta{OAB}\] vuông tại \[O\]

\[\Rightarrow \tan \alpha =tan\ B =\dfrac{OA}{OB}=\dfrac{1}{1}=1\]

\[\Rightarrow \alpha = 45^o\]

Thực hiện bấm máy tính:

+ Xét \[\Delta{ODC}\] vuông tại \[O\]

\[\Rightarrow \tan \beta =tan\ D =\dfrac{OC}{OD}=\dfrac{\sqrt 3}{3}\]

\[\Rightarrow \beta = 30^o\]

+ Xét \[\Delta{OEF}\] vuông tại \[O\]

\[\Rightarrow \tan \beta =tan \widehat{OFE} =\dfrac{OE}{OF}=\dfrac{\sqrt 3}{1}=\sqrt 3\]

\[\Rightarrow\gamma = 60^o\]

Lại có \[\widehat{OFE}\] và \[\gamma\] là hai góc đối đỉnh \[\Rightarrow\widehat{OFE}=\gamma\].

Vậy \[\gamma=60^o\].

Video liên quan

Chủ Đề