Đề bài - bài tập 6 trang 127 tài liệu dạy – học toán 7 tập 2

Cho tam giác ABC vuông tại A, có \[AB = {1 \over 2}AC\] , AD là tia phân giác \[\widehat {BAC}\,\,\left[ {D \in BC} \right]\], gọi E là trung điểm của AC.

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại A, có \[AB = {1 \over 2}AC\] , AD là tia phân giác \[\widehat {BAC}\,\,\left[ {D \in BC} \right]\], gọi E là trung điểm của AC.

a] Chứng minh rằng DE = DB.

b] AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng \[\Delta DCK\] cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c] AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng \[AK \bot KC\]

d] Biết AB = 4 cm. Tính DK.

Lời giải chi tiết

a] Xét DEA và DBA ta có:

AD là cạnh chung,

\[\widehat {DAE} = \widehat {BAD}\] [AD là tia phân giác của \[\widehat {BAC}\]]

\[AE = AB[ = {1 \over 2}AC]\]

Do đó: DEA = DBA [c.g.c] => DE = DB

b] Ta có: \[\widehat {ABD} + \widehat {KBD} = 180^\circ\] [kề bù],

\[\widehat {AED} + \widehat {CED} = 180^\circ\] [kề bù]

\[\widehat {ABD} = \widehat {AED}\] [DBA = DEA]

Do đó \[\widehat {KBD} = \widehat {CED}.\]

Xét KBD = CED [g.c.g] => KD = CD => Tam giác DCK cân tại D.

Ta có: AB = EC [\[ = {1 \over 2}AC\]]

BK = EC [KBD = CED]

Suy ra AB = BK. Vậy B là trung điểm của AK [\[B \in AK\]].

c] Ta có: \[AB = {1 \over 2}AC[gt]\]

\[AB = {1 \over 2}AK\] [B là trung điểm của AK]

Do đó AC = AK => AKC cân tại A.

Mà AH là đường phân giác của AKC.

Nên AH cũng là đường cao của AKC. Vậy \[AH \bot KC.\]

d] \[AB = {1 \over 2}AC[gt]\]

=> AC = 2AB = 2.4 = 8 [cm]

ABC vuông tại A có BC2 = AB2 + AC2 [định lí Pythagore]

=> BC2 = 42 + 82 = 80 \[ \Rightarrow BC = 4\sqrt 5 [cm]\]

AKC có KE là đường trung tuyến [E là trung điểm của AC], CB là đường trung tuyến [B là trung điểm của AK và KE cắt CB tại D]

Nên D là trọng tâm của AKC \[ \Rightarrow DC = {2 \over 3}BC = {2 \over 3}.4\sqrt 5 = {{8\sqrt 5 } \over 3}[cm]\]

Mà DK = DC [câu b]. Do đó \[DK = {{8\sqrt 5 } \over 3}[cm].\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề