Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024

Vào khoảng năm 1837, người dân đã tôn tạo ngôi miếu thờ Ông Cọp thành ngôi đình thờ Ông Cọp. Sau khi đình được sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh” thì đình tiếp tục thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và thờ Ông Cọp. Ðến ngày 29/11/1852, Ðình thần Tân Ðịnh được Vua Tự Ðức ban sắc phong thần.

Ðình thần là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, là vị thần cao nhất bảo hộ cho làng xã. Trên bình diện rộng hơn, đình còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống người dân, không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, thôi thúc mỗi người dân tìm về cội nguồn dân tộc. Ðình thần Tân Ðịnh là một trong những ngôi đình được xây dựng sớm, góp phần xác định lịch sử khai khẩn vùng đất Cà Mau.

Hằng năm, lúc mùa màng thu hoạch xong, cư dân địa phương lại tổ chức lễ hội Kỳ yên vào ngày 10 và 11/2 âm lịch, để ghi nhớ công ơn của các vị thần, các bậc tiền hiền và Ông Cọp đã có công gìn giữ, bảo vệ xóm làng yên ổn, no ấm.

Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024

Ðình thần Tân Ðịnh là nơi lưu giữ truyền thống, văn hoá tín ngưỡng từ xa xưa của người dân Tân Thành.

Ghi nhận những giá trị lịch sử quan trọng của đình trong hành trình mở đất của cha ông ta, UBND tỉnh đã công nhận xếp hạng Ðình thần Tân Ðịnh là Di tích Lịch sử cấp tỉnh, đây là niềm tự hào, là sự tri ân các bậc tiền hiền đã có công mở mang bờ cõi.

Việc xây dựng đình làng cùng với quá trình lập làng vừa là nhu cầu tinh thần của người dân, vừa khẳng định chủ quyền lãnh thổ của cộng đồng người Việt trên vùng đất mới. Ðồng thời, đình làng cũng là chỗ dựa tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương trong cuộc khai phá, khẩn hoang, đấu tranh sinh tồn. Chính vì vậy, việc công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh đối với Ðình Tân Ðịnh là niềm vui, niềm tự hào rất lớn đối với bà con nơi đây.

Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024

Ngày 24/11, UBND TP Cà Mau tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Ðây là niềm vui và vinh dự của đông đảo người dân.

Ông Bùi Văn Thái, ấp Bình Ðịnh, xã Tân Thành, cho biết: “Chúng tôi lấy làm tự hào, mãn nhãn trong buổi lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích hôm nay. Là người dân và cũng là thành viên trong Ban Trị sự, tôi sẽ cố gắng cùng bà con xung quanh đóng góp sức người, sức của theo khả năng của mình, để đình làng ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn”. Ông Huỳnh Thanh Kiếm, Chánh bái Ðình Tân Ðịnh, chia sẻ: “Trong cuộc đời làm chánh bái ở đây, tôi cảm thấy rất hân hoan khi đình được nhận bằng xếp hạng di tích. Ban Trị sự chúng tôi hứa sẽ gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích”.

Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024

Kiến trúc truyền thống bên trong Ðình thần Tân Ðịnh.

Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024

Lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau mong muốn đình giữ được những giá trị truyền thống; cũng như địa phương quan tâm, duy tu đình.

Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, trao gởi: “UBND xã Tân Thành, Ban Quản trị Ðình thần Tân Ðịnh và bà con Nhân dân có trách nhiệm cùng chung tay nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá của di tích để những giá trị ấy được sống mãi trong tinh thần của người dân Tân Thành nói riêng, của Nhân dân tỉnh Cà Mau nói chung. Có như vậy mới phát huy hết giá trị của di tích trong việc giáo dục lịch sử, văn hoá truyền thống và đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần về mặt tâm linh của người dân”.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, lưu ý: “Ðể bảo tồn và phát huy giá trị di tích Ðình Tân Ðịnh, thời gian tới, chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để bảo quản, tu bổ và phát huy các giá trị di tích. Tăng cường công tác tuyên truyền về văn hoá, lịch sử của di tích; tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn với di tích. Gìn giữ cơ sở vật chất, các hiện trạng còn lưu trữ; tổ chức tốt lễ hội Kỳ yên hằng năm. Chung tay tu bổ ngôi đình ngày càng khang trang hơn”./.

  1. Trang chủ
  2. Xã hội

(TN&MT) - Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa bổ sung địa điểm Sở Giáo dục Nam Bộ, tại ấp 3, xã Nguyễn Phích( huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) là Di tích cấp Quốc gia.

Trong giai đoạn (từ năm 1948 đến năm 1954) trên địa bàn huyện U Minh đã xây dựng nhiều trường học kháng chiến như: Trường Huỳnh Phan Hộ, Thái Văn Lung, Nguyễn Văn Tố để phát triển giáo dục trong Nhân dân và đào tạo cán bộ kháng chiến. Nhiều lớp thanh niên được đào tạo ở các trường này sau đó đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng.Năm 2009, Ban Liên lạc truyền thống Sở Giáo dục Nam Bộ đã vận động nguồn vốn để xây dựng Bia Truyền thống giáo dục Nam Bộ trong khuôn viên Trường THCS Hoàng Xuân Nhị, ấp 3, xã Nguyễn Phích.

Di tích lịch sử văn hóa của cà mau năm 2024
Bia Truyền thống giáo dục Nam Bộ trong khuôn viên Trường THCS Hoàng Xuân Nhị.

Hiện nay Cà Mau đã có 10 di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia gồm: Tại Thành phố Cà Mau: Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tổ (Quan Âm Cổ Tự);Di tích lịch sử Đình Tân Hưng;Di tích lịch sử Nhà Dây Thép;Di tích lịch sử Hồng Anh Thư QuánTại huyện Ngọc Hiển:Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng - thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển;Di tích lịch sử và thắng cảnh đảo Hòn Khoai gồm: Khu vực Hải Đăng, Bãi lớn, Bãi nhỏ. Tại huyện Phú Tân:Di tích lịch sử Địa điểm chứng tích tội ác Mỹ - Ngụy ở Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng. Tại huyện Trần Văn Thời:Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy Kế hoạch phản gián CM12 (09/9/1981-09/9/1984).Tại huyện Thới Bình là: Di tích lịch sử Các địa điểm thuộc Xứ ủy Nam Bộ -Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955) tỉnh Cà Mau (bao gồm nhiều điểm di tích ở nhiều huyện) Và tại huyện Đầm Dơi là Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Việc công nhận địa điểm Sở Giáo dục Nam Bộ là Di tích cấp Quốc gia là sự thể hiện sự tri ân đối với các thầy, cô giáo của Sở Giáo dục Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cũng là nơi giáo dục thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng quá khứ và phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc.

Cà Mau có di tích lịch sử gì?

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau đã ký Quyết định công nhận 6 Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh gồm: Căn cứ Tỉnh ủy Lung lá Nhà thể (huyện Cái Nước), Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước (huyện Phú Tân), Địa điểm trận Chiến thắng Chà Là (huyện Đầm Dơi) và Đình Thần Thới Bình, Chùa Cao Dân, Tòa thánh Ngọc Sắc (huyện Thới Bình).nullVăn Hóa- Di Tích Lịch Sử - Facebookm.facebook.com › media › setnull

Di tích lịch sử văn hóa là gì?

Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.nullDi tích lịch sử văn hóa là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền xếp hạng di tích ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 839C804-hd-di-tich-lich-su-van-...null

Hòn Khoai được công nhận là di tích gì?

Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh cấp quốc gia. Với diện tích khoảng 4 km2, Hòn Khoai cách đất liền hơn 14 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển.nullHòn Khoai – Viên ngọc quý nơi tận cùng Tổ quốc - Vietnamtourismvietnamtourism.gov.vn › postnull

Huyện Thới Bình có bao nhiêu di tích lịch sử cấp tỉnh?

Hiện Thới Bình có hơn 30 di tích, công trình di tích được tôn tạo, giữ gìn. Trong đó, có 2 di tích lịch sử quốc gia và 7 di tích cấp tỉnh. Các hoạt động văn hoá phi vật thể và quần thể hơn 20 di tích đang được bảo tồn, trùng tu tôn tạo, giữ gìn, đảm bảo theo Luật Di sản./.nullNét đẹp “100 năm” ở Thới Bình - Báo Cà Maubaocamau.vn › net-dep-100-nam-o-thoi-binh-a11486null