Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng

Sàn bê tông là một ứng dụng đang được áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng như nhà dân cư, biệt thự sân vườn, nhà xưởng, khu triển lãm hay các trung tâm thương mại. Cùng với những ưu điểm về độ bền và độ nhẵn bóng chống ẩm ướt và trơn trượt.

Kết hợp chi phí đầu tư hợp lý đã khiến sàn bê tông đang được ứng dụng càng ngày càng nhiều. Chắc hẳn nhiều người vẫn phân vân với một câu hỏi là đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và an toàn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé!

Tính toán khối lượng đổ sàn bê tông dày bao nhiêu để hợp lý?

Bài toàn đổ sàn bê tông dày bao nhiêu được đặt ra để gia chủ tính toán được khối lượng và dự trù được kinh phí. Việc tính toán chính xác khối lượng bê tông cho những công trình lớn rất khó. Tuy nhiên, với các mẫu biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4 diện tích sàn trên dưới 100m2 thì không khó để nắm bắt được cách tính toán.

Từ đó, giúp bạn chủ động hơn trong việc tính toán dự trù kinh phí khi xây dựng ngôi nhà cho gia đình. Trong bài viết này, Công Ty Kiến Trúc Nhà Đẹp Architec Việt sẽ giúp bạn tính toán khối lượng bê tông một cách đơn giản.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Hình ảnh thực tế quá trình đổ sàn bê tông

Trong xây dựng phần sàn là vô cùng quan trọng vì chúng giúp cho công trình đó chịu được trọng tải đè ép lên nó. Nhưng phải đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày của sàn bê tông được coi là tiêu chí để đánh giá được sự bền vững, chắc chắn của một dự án xây dựng.

Để có được một công thức tính toán chính xác nhất đổ sàn bê tông dày bao nhiêu. Chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng lên mặt sàn.

Công thức tổng quan áp dụng tính chiều dày sàn nhà cao tầng

h = (D/m)Lng (1)

Trong đó:

  • h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
  • Lng là chiều dài canh ngắn.
  • D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ giao động trong khoảng 0,8 1,4.
  • m là loại dầm giao động trong khoảng 30 35.

Công thức này có giá trị số D và m dao động trong khoảng khá lớn nên chưa được tiện lợi cho người sử dụng.

Chiều dày tối thiểu AIC.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Đổ sàn bê tông đang là xu hướng được các gia đình ưa chuộng hiện nay

Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép:

Khi 0,2

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)

Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn.

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

Yêu cầu kỹ thuật khi thi công đổ bề tông sàn

  • Mặt sàn phải đảm bảo có sức chịu lực tốt: phải đủ khô là khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước.
  • Hơn nữa toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ.
  • Ngoài ra sàn phải đủ độ mịn và độ xốp để tạo ra một mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
  • Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Lưu ý không nên thêm nước vào. Vì vưa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm.

Quy trình đổ sàn bê tông đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 2019?

Sàn bê tông cũng có cấu tạo như dầm. Tuy nhiên sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn nên không cần dùng đến cốt thép khung và đai. Vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày sàn nhà ở thường từ 8 đến 10cm.

Mặc dù bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt. Người thi công phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp. Lưu ý tránh hiện tượng phân tầng của sàn bê tông.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Đổ bê tông như thế nào

Mặt sàn khi đổ bê tông thường chia thành từng dải với diện tích mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Lưu ý ta phải đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.

Ta đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Xin lưu ý một chút là khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí ở khâu này. Sau đó dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.

Xem ngay:

  • 2 kỹ thuật đổ sàn và đổ cột trong công tác đổ bê tông cột cần nắm vững.
  • Chuyên mục thi công nhà ở chia sẻ kinh ngiệm đổ sàn bê tông tuân thủ các thông số kỹ thuật năm 2019.
  • Nên làm cầu thang gỗ hay kính 3 cách thiết kế cầu thang biệt thự đẹp.

Lưu ý khối bê tông cần đổ

Một lưu ý nữa là khối bê tông cần đổ phải ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Khi đổ bê tông chúng ta bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Khi thi công tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Và tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành theo hình thức nhanh, liên tục.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Giám sát kỹ thuật sau khi đổ sàn

Với 2 công thức trên thì chắc hẳn các bạn đã tự tính toán và trả lời được câu hỏiđổ sàn bê tông dày bao nhiêu là phù hợp rồi nhỉ. Chúc quý vị và các bạn sẽ có được một ngôi nhà hoàn toàn ưng ý.

Chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Điều đầu tiên mà hầu như chủ đầu tư nào cũng làm trước khi đổ bê tông đó là xem thầy phong thủy. Bước tiếp theo cần tiến hành đó là phải xem dự báo thời tiết. Xem dự báo thời tiết để nắm bắt được tình hình thời tiết ngày hôm đó.

Nếu nắng thì không vấn đề gì nhưng nếu đổ bê tông vào mùa mưa, những cơn mưa kéo dài thì gia đình bạn phải có những công tác chuẩn bị riêng cho ngày thi công hôm đó. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều vấn đề rủi ro trong khi đổ.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Chuẩn bị đổ sàn tầng 2

Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đổ bê tông tránh trời mưa

  • Khi dự báo thời tiết thông báo rằng hôm đó trời mưa thì trước khi đổ bê tông bạn nên chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết để che mưa cho công trình nhà mình.
  • Chuẩn bị từ 1 2 tấm bạt lớn, dày để che chắn nếu lượng nước mưa và thời gian mưa lớn.
  • Kiểm tra hệ thống thu, thoát nước đảm bảo nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại, nhất là phần bê tông mới đổ.

Xử lý khi đang đổ bê tông gặp trời mưa

Chúng ta có thể đánh giá lượng mưa, từ đó sẽ đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông. Ở đây có 2 trường hợp xảy ra đó là:

  • Lượng mưa nhỏ: Độ ảnh hưởng thấp, có thể tiếp tục thi công bình thường.
  • Lượng mưa lớn, thời gian mưa lâu thì nên che bạt để che chắn phần bê tông vừa mới thi công và tạm dừng thi công.
Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Xem thời tiết khi đổ bê tông

Xử lý sau khi tạnh mưa

Sau khi tạm dừng đổ bể tông vì trời mưa mà muốn thi công tiếp thì phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2. Coi điểm ngừng do mưa là mạch ngừng thi công và sẽ phải xử lý mạch ngừng đó.

Mạch ngừng như đã nói ở trên chính là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định. Khi tạm dừng thi công thì phải tạo được mạch ngừng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Mạch ngừng phải được xử lý thật kĩ để lớp bê tông cũ và mới bám dính vào nhau. Ở trường hợp này chúng ta nên xử lý như sau:

  • Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới
  • Đánh sờn bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
  • Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
  • Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước.
Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Xử lý bê tông khi gặp trời mưa

Lưu ý khi thi công đổ bê tông

Khi thi công, đổ bê tông móng bè, sàn lớn (hay kết cấu khối lớn) ta nên chia nhỏ diện tích đổ thành nhiều phần, lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đó nếu gặp phải trời mưa thì việc xử lý bê tông cũng rất đơn giản và hiệu quả nhất đối với bạn và gia đình.

Tuy nhiên với những trường hợp không thể xử lý được thì cách ít tốn kém nhất và duy nhất đó là bạn phải đập bỏ hoàn toàn đi và làm lại.

  • Mời bạn xem thêm thông tin khác:
  • Cách tính mét vuông xây dựng nhà ở 1,2,3 tầng chính xác nhất. Tìm hiểu ngay!

Hi vọng với những chia sẻ ở trên của chúng tôi thì các bạn tính được đổ sàn bê tông dày bao nhiêu và sẽ có cách xử lý bê tông khi gặp trời mưa. Mọi thông tin hay có bất cứ thắc mắc nào về cách đổ sàn bê tông, liên hệ ngay với Architec Việt để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng.

Rate this post

Chiều dày sàn nhà dân dụng là một yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại bền vững của một công trình nhà ở nào đó. Nhưng chọn chiều dày sàn nhà dân dụng như thế nào cho hợp lý để công trình bền vững và hợp lý, tiết kiệm thì luôn là vấn đề khiến các đơn vị xây dựng đau đầu.

Việc tìm ra một công thức để có một số liệu chính xác cho chiều dày sàn nhà dân dụng sẽ giúp các đơn vị thi công có được một số liệu chính xác để xây dựng. Sau đây Architec Việt sẽ giới thiệu cho bạn công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý nhất.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Trong quá trình xây dựng nhà dân dụng thì phần sàn nhà là bộ phận quan trọng nhất. Chúng đảm nhiệm vai trò là có thể giúp cho công trình nhà ở đó chịu được những trọng tải và sức ép lên đó. Hơn nữa nó có thể giúp phân phối của tính tải trọng ngang, cũng như làm cân bằng vững chắc được tính ổn định của tổng thể ngôi nhà.

Tiêu chuẩn chiều dày sàn nhà dân dụng

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Chiều dày sàn nhà dân dụng là một yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại bền vững và an toàn cho một công trình nhà ở. Việc chọn chiều dày sàn nhà dân dụng còn ảnh hưởng đến tính kinh tế của công trình.

Nếu chọn chiều dày sàn nhà dân dụng quá bé thì có thể làm cho độ cứng của công trình không được đảm bảo. Còn ngược lại nếu chiều dày sàn nhà quá lớn sẽ làm tăng tải trọng, hơn nữa còn gây lãng phí về kinh tế vì khối lượng bê tông cốt thép tăng cao.

Thông thường thì chiều dày của sàn nhà dân dụng sẽ phụ thuộc vào kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép và hàm lượng thép. Tuy nhiên để tính chính xác chiều dày sàn nhà dân dụng cần phải áp dụng công thức cụ thể.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Yêu cầu cơ bản về chiều dày sàn nhà dân dụng

Để đảm bảo được chất lượng cũng như sự an toàn cho công trình thì chiều dày sàn nhà dân dụng phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

  • Cách âm và cách nhiệt tốt: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế chiều dày sàn nhà dân dụng. Phải thiết kế sao cho khi đi lại, làm việc hay nghỉ ngơi thì các tầng sẽ không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Đảm bảo cường độ và độ cứng chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn, tác động của con người vật dụng lên sàn đảm bảo sàn an toàn tuyệt đối.
  • Một số yêu cầu tối thiểu khác như khả năng chống thấm, chống cháy, chống ăn mòn.
  • Đảm bảo tính kinh tế: Sàn nhà dân dụng là một bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí của công trình. Vì vậy phải tính toán hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên không được quá tiết kiệm mà phải đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Tư vấn cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Theo thống kê thì khối lượng bê tông dùng cho sản xuất chiếm 30% khối lượng bê tông công trình. Vì vậy việc chọn chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý là yếu tố quan trọng để quyết định tính kinh tế của công trình.

Tuy nhiên nhiều công trình chưa thực sự quan tâm đến con số này. Một số công trình chọn chiều dày sàn nhà dân dụng quá bé sẽ không đảm bảo được độ cứng, còn một số công trình lại chọn chiều dày sàn nhà quá lớn vừa tăng tải trọng vừa làm tăng lượng bê tông và thép. Dưới đây Architec Việt sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng.

Bạn đang thắc mắc và cần tư vấn về thiết kế nội thất nhà phố 30m2 hiện đại? Hãy liên hệ với chúng tôi để tư vấn ngay!

Yếu tố phụ thuộc chiều dày sàn nhà

Chiều dày sàn nhà dân dụng phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép, hàm lượng thép. Các phương pháp chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thường chỉ xét thông số cơ bản nhất là nhịp.

  • Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng theo sách:
    Sàn bê tông cốt thép toàn khối công thức là: h =(D/m)Lng (1)
    Trong đó:
    Trị số hmin quy định đối với từng loại sàn: 5cm đối với mái; 6cm đối với sàn nhà dân dụng.
    Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. Trị số D = 0,8 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.
    Trị số m chọn trong khoảng 30 -35 với bản loại dầm
    Trị số m chọn trong khoảng 40-45 với bản kê bốn cạnh, chọn m bé với bản kê tự do, m lớn với bản liên tục.
  • Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC:
    Đối với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép

    • Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:

    h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)

    • Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

    h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

    Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

    Với 2 công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thì chắc quý vị và các bạn đã tìm được cho mình cách tính số liệu phù hợp trong việc xây dựng bê tông cốt thép.

Một số kinh nghiệm đổ bê tông sàn nên biết

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Kinh nghiệm đổ bê tông sàn
  • Khi đổ bê tông sàn nên đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp.
  • Để đổ bê tông dễ dàng nhất nên chia mặt sàn thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1-2m sau đó đổ lần lượt từng dải một.
  • Đổ bê tông sàn đến khi cách dầm chính 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.
  • Khi đổ bê tông mặt trên cốp pha sàn từ 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.
  • Sau khi dầm dùi kỹ thì dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.
  • Không được cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha.
  • Lưu ý các công việc đầm, gạt mặt, xoa phải được tiến hành ngay lập tức.

1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý

Đây cũng là câu hỏi của nhiều chủ đầu tư trước khi đi vào thi công cho căn nhà của mình. Việc tính toán tốt các loại vật dụng xây dựng giúp bạn tính chính xác được trọng tải công trình để đổ các cột dầm sao cho sức chống đỡ tốt nhất.

Một công trình kiên cố được tạo nên từ các vật liệu như bê tông, sắt, thép,Khi xây dựng công trình thì sắt là một trong những vật liệu quan trọng để đảm bảo được yếu tố an toàn cho công trình. Có nhiều cách tính 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt được chủ thầu áp dụng.

Đa phần các chủ đầu tư thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh, rồi sau đó sẽ yêu cầu các nhà đầu tư bó dự toán chi tiết công trình. Với cách làm này, nếu thực hiện chuẩn xác thì sẽ sát thực tế và ít rủi ro cho cả nhà thầu và nhà đầu tư. Theo các kiến trúc sư, cách tính toán trong xây dựng chính xác nhất vẫn là bóc tách khối lượng lập bảng dự toán chi tiết công trình, dựa trên hồ sơ thi công và quy mô của từng công trình khác nhau.

Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng
Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt

Đây là một công việc hết sức quan trọng. Việc tính toán được 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt sẽ giúp được bạn dự toán chi phí gần đúng và quản lý được vật liệu tốt hơn trong quá trình xây dựng.

Bạn có thể tham khảo giá trị tính toán sau:

  • Sàn: 120 150 kg/m2
  • Cột: 200 250 kg/m3 đối với nhịp > 5m và 170 190 kg/m3 đối với nhịp < 5m
  • Dầm: 180 200 kg/m3
  • Vách: 180 200 kg/m3
  • Cầu thang bộ: 120 140 kg/m3
  • Móng: 100 120 kg/m3

Để tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt còn phải dựa vào đặc điểm riêng biệt của từng công trình mới có thể tính toán được. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn hoặc không có những kinh nghiệm thực tế thì việc tính toán này khá khó khăn.

Nếu tính toán sai lệch có thể sẽ gây nguy hiểm cho công trình. Vì vậy bạn nên tìm đến đội ngũ kiến trúc sư để được hỗ trợ một cách tốt nhất, đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết:Chiều cao tầng lửng Những nguyên tắc khi thiết kế chiều cao tầng lửng

Rate this post